MỤC LỤC ………………………………………………………………………………………..1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài 3
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 3
1.4. Phương pháp nghiên cứu. 4
CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT CHUNG VỀ NÚT GIAO THÔNG.. 5
1.1 Định nghĩa nút giao thông. 5
1.2 Khái niệm cơ bản về nút giao thông. 5
1.3 Phân loại nút giao thông. 9
1.4 Những yêu cầu và nguyên tắc cơ bản khi thiết kế nút giao thông. 21
CHƯƠNG 2: LÝ THUYẾT THIẾT KẾ CẢNH QUAN.. 24
2.1 CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ KIẾN TRÚC CẢNH QUAN.. 24
2.1.5.1 Kiến trúc cảnh quan Châu Âu. 30
2.1.5.2 Kiến trúc cảnh quan một số nước Châu Á.. 34
2.2 LÝ THUYẾT THIẾT KẾ CẢNH QUAN ĐƯỜNG Ô TÔ.. 37
2.2.2 Đánh giá mỹ học, cảnh quan dự án công trình cầu đường. 38
2.2.3 Quy hoạch tổng thể về mỹ học, cảnh quan. 38
2.2.4 Những vấn đề cơ bản trong thiết kế kiến trúc cảnh quan nút giao thông. 39
2.2.5 Một số công trình kiến trúc cảnh quan công trình giao thông tiêu biểu. 45
CHƯƠNG 3: ÁP DỤNG LÝ THUYẾT CẢNH QUAN NÚT GIAO THÔNG VÀO NÚT GIAO NGÃ TƯ VỌNG.. 49
3.1 THỰC TRẠNG KIẾN TRÚC CẢNH QUAN TẠI NÚT GIAO NGÃ TƯ VỌNG.. 49
3.2 GIẢI PHÁP THIẾT KẾ KIẾN TRÚC CẢNH QUAN NÚT GIAO THÔNG
3.2.1 Giải pháp sử dụng hệ thống cây xanh. 61
3.2.2 Giải pháp sử dụng hệ thống chiếu sáng. 71
3.2.3 Giải pháp sử dụng các yếu tố tạo hình nghệ thuật 75
1. Ý nghĩa khoa học của đề tài 77
PHẦN MỞ ĐẦU
1.1.Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với sự phát triển về kinh tế, các đô thị Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ, quá trình đô thị hóa sâu rộng diễn ra tại khắp mọi nơi. Tại các thành phố lớn, quy mô dân số phát triển không ngừng đòi hỏi phải đầu tư xây dựng hệ thống các tuyến đường, nút giao nhiều hơn nữa để đáp ứng nhu cầu đi lại ngày càng tăng.
Tuy là một hạng mục công trình giao thông có vai trò vô cùng quan trọng để giải quyết các xung đột về giao cắt, phân luồng di chuyển các phương tiện, nhưng nút giao thông khác mức cũng là một bộ phận cấu thành nên cảnh quan đô thị. Chính vì vậy, nút giao thông cần phải được xem như là một công trình kiến trúc, các nút giao thông không chỉ đơn thuần là giải quyết vấn đề đi lại, ách tắc giao thông mà còn cần phải có kiến trúc đẹp, hài hòa với cảnh quan xung quanh và mang tính mỹ thuật cao. Chính những công trình này sẽ góp phần tô điểm, làm đẹp bộ mặt của thành phố, cũng như phần nào làm giảm bớt sự nặng nề, khô cứng của các kết cấu bê tông.
Tuy nhiên ở Việt Nam các nút giao thông khác mức ngoài những mặt tích cực trong giải quyết giao thông thì vấn đề hòa nhập với cảnh quan đô thị, tính thẩm thẩm mỹ của công trình... dường như bị bỏ ngỏ, chưa được quan tâm đúng mức và cũng chưa có nghiên cứu nào sâu sắc về vấn đề này.
Vậy nên mục đích nghiên cứu của đề tài là nhằm đi sâu tìm hiều nhiều hơn về thiết kế kiến trúc cảnh quan của nút giao thông khác mức, đồng thời xem xét để áp dụng vào nút giao Ngã Tư Vọng.
1.2.Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Áp dụng những kiến thức về thiết kế kiến trúc cảnh quan vào nút giao thông Ngã Tư Vọng.
1.3.Đối tượng nghiên cứu
Nút giao thông Ngã Tư Vọng
1.4.Phương pháp nghiên cứu
Kết hợp nghiên cứu lý thuyết kiến trúc cảnh quan, mỹ thuật đường ô tô và các công trình kiến trúc để đề ra giải pháp thiết kế cảnh quan nút giao cho phù hợp.
1.5.Nội dung nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu thể hiện qua các chương sau:
Phần Mở đầu
1.1. Sự cần thiết của đề tài.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Chương 1: Lý thuyết chung về nút giao thông
1.1. Định nghĩa nút giao thông
1.2. Khái niệm cơ bản về nút giao thông
1.3. Phân loại nút giao thông
Chương 2: Lý thuyết thiết kế cảnh quan
2.1. Các khái niệm cơ bản về kiến trúc cảnh quan
2.2. Lý thuyết thiết kế cảnh quan đường ô tô.
Chương 3: Áp dụng lý thuyết cảnh quan nút giao thông vào nút giao Ngã Tư Vọng
3.1. Thực trạng kiến trúc cảnh quan nút giao thông Ngã Tư Vọng.
3.2. Giải pháp thiết kế kiến trúc cảnh quan nút giao thông Ngã Tư Vọng.
Kết luận và kiến nghị.
1. Ý nghĩa khoa học của đề tài.
2. Kiến nghị.
CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT CHUNG VỀ NÚT GIAO THÔNG
- Định nghĩa nút giao thông
Nút giao thông là nơi các tuyến đường giao nhau. Chức năng chính của nút giao thông là đảm bảo cho người và phương tiện giao thông có nơi để thay đổi hướng đi hoặc duy trì hành trình theo một phương thức có kiểm soát.
Nút giao thông là nơi giao cắt giữa các đường ôtô với nhau, giữa đường ôtô với đường sắt. Nút giao giữa đường ôtô có thể nằm trong hoặc ngoài đại phận đô thị.
Tại nút, các phương tiện giao thông có thể đổi hướng như rẽ phải, trái, các dòng xe có thể cắt nhau, tách hoặc nhập luồng.
Nút giao thông là một công trình đóng vai trò quan trọng trên tuyến đường vì hiệu quả, an toàn, tốc độ, chi phí vận hành và năng lực thông qua tùy thuộc khá nhiều vào thiết kế khu vực nút giao.
2. Khái niệm cơ bản về nút giao thông
Nút giao thông là nơi giao nhau của hai hay nhiều tuyến đường. Mỗi ngả đường tỏa ra từ nút giao thông và là một bộ phận của nút giao thông gọi là nhánh nút giao thông.
Ngã tư đường: là một nút giao thông 4 nhánh.
Ngã ba đường: là một nút giao thông 3 nhánh.
Phía đi vào: sử dụng cho xe đi vào nút.
Phía đi ra: sử dụng cho xe thoát ra khỏi nút.
Làn rẽ: làn xe dành cho các xe rẽ phải hoặc rẽ trái trong nút giao bằng gọi là làn rẽ phải hoặc làn rẽ trái. Làn này hoặc tổ hợp các làn này trong nút giao khác mức lại gọi là nhánh nối hoặc đường nối.
Đường chính: là đường chứa các dòng giao thông được ưu tiên khi qua nút. Nhờ xác định quyền ưu tiên như vậy khả năng thông xe và tính an toàn của nút tăng lên nhiều.
Đường phụ: là đường chứa các dòng giao thông có trách nhiệm chờ đợi khi qua nút. Phương thức chạy xe của các dòng xe này phụ thuộc vào các dòng giao thông trên đường chính.
Xung đột: Xung đột là sự tranh chấp vị trí, thay đổi vị trí của các xe khi chuyển động.
Thông thường xung đột được phân ra thành bốn loại: tách, nhập, cắt và trộn. Tuy nhiên xung đột loại thứ tư - trộn dòng là tổng hợp của hai xung đột nhập và tách. Nên thông thường người ta chỉ để cập đến ba loại xung đột đầu tiên.
Trong quy hoạch và thiết kế đường đô thị, nút giao thông trong đô thị còn xuất hiện xung đột của xe và người đi bộ.
Nếu xét tương quan của các xe đơn chiếc với nhau ta có khái niệm điểm xung đột, còn khi xem xét dưới góc độ làn xe, luồng xe ta có khái niệm vùng xung đột (không gian xảy ra các xung đột). Vùng xung đột chồng lên nhau gọi là vùng giao thoa xung đột.
Mức độ nguy hiểm của các xung đột phụ thuộc vào các yếu tố sau:
- Loại xung đột: cắt > nhập > tách;
- Vị trí tương quan của các xe: bên trái nguy hiểm hơn bên phải;
- Góc: đối với giao cắt càng nhỏ càng nguy hiểm, hai xung đột còn lại góc giao càng bé càng ít nguy hiểm.
Khi lưu lượng xe qua vùng xung đột lớn thì xác suất xảy ra tai nạn càng lớn, vùng giao thoa càng nhiều thì mức độ tập trung tai nạn càng cao, cần quan tâm hơn trong chọn các giải pháp tháo gỡ xung đột.
Xung đột cũng là cơ sở để đánh giá mức độ an toàn – tai nạn của một nút cũng như các biện pháp cấu tạo (chọn loại nút) nhằm tháo gỡ các xung đột, giảm tai nạn, tăng khả năng thông hành của nút...
Như vậy xung đột trong nút có thể xét theo hai phương diện: không gian và thời gian.
Ở khía cạnh không gian, có thể giải quyết bằng cách tách các xung đột bằng đảo, vạch sơn (cùng cao độ) và cách nữa là phân tách khác mức cao độ. Lần lượt ta có các loại nút giao thông có phân luồng, kênh hoá và loại nút giao khác mức.
Ở khía cạnh về thời gian, có thể tháo gỡ xung đột bằng cách làm lệch pha các xung đột, tức là các vị trí tương quan của các xe (mà ta gọi là xung đột) xảy ra ở các thời điểm khác nhau, ta có nút giao thông có điều khiển (bằng đèn tín hiệu, bằng biển báo hoặc bằng cảnh sát.).
Có thể chỉ tháo gỡ được một phần hay hoàn toàn (giao cắt) và cũng có thể kết hợp các cách tháo gỡ trên cho một nút giao thông cụ thể.
Xung đột trong nút giao thông
Tốc độ thiết kế: Trong nút giao thông, tốc độ thiết kế quyết định trực tiếp tới các cấu tạo hình học cơ bản như bán kính rẽ, siêu cao, bề rộng mặt cắt ngang, tầm nhìn... và khả năng thông hành của nút cũng như an toàn giao thông trong nút. Sử dụng tốc độ thiết kế là bao nhiêu tùy thuộc vào loại hình nút, từng yếu tố của nút và là bài toán kinh tế kỹ thuật. Bởi vậy khi thiết kế nút, đồng thời sử dụng một số khái niệm tốc độ tính toán sau đây :
ü Tốc độ tính toán chung Vtt : là tốc độ tính toán của đường dẫn qua nút, không giảm thiểu. Nó dùng để tính toán các yếu tố hình học của đường dẫn đoạn qua nút. Từ đó hiểu rằng các cấu tạo hình học của các đoạn đường dẫn qua nút bao gồm cả công trình trong nút khác mức không thua kém đoạn ngoài nút.
ü Tốc độ xe rẽ tại nút : nói chung tốc độ xe rẽ tại nút nhỏ hơn tốc độ trên đường ngoài nút vì có lực ly tâm trong đường cong và hạn chế về tầm nhìn. Với hệ thống giao thông tay lái thuận ở nước ta, tốc độ xe rẽ trái cao hơn rẽ phải.
Khả năng thông hành:
Khả năng thông hành là suất dòng lớn nhất theo giờ mà tại đó người hoặc xe cộ có thể thông qua một vị trí, một đoạn đường của một làn xe hoặc nhóm làn xe trong khoảng thời gian cho trước dưới điều kiện đường, điều kiện giao thông, điều kiện tổ chức giao thông nhất định.
Đối tượng xét khả năng thông hành là một làn hoặc một nhóm làn mà người và xe thông qua một vị trí hay một đoạn đường có điều kiện đồng nhất.
Khả năng thông hành được xác định dưới một điều kiện nhất định ứng với một chất lượng dòng nhất định, đó là các điều kiện về đường xá, về giao thông và tổ chức điều khiển giao thông.
Khả năng thông hành của nút giao thông là khả năng thông hành của một nhóm làn hoặc của nhánh dẫn.
Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thông hành:
- Các điều kiện đường: các yếu tố hình học, bề rộng phần xe chạy, bán kính đường cong nằm, dốc dọc,…
- Các điều kiện về giao thông: thành phần dòng xe (thường quy đổi về xe con tiêu chuẩn)
-
Các điều kiện về môi trường: điều kiện thời tiết, môi trường xã hội,…
- Phân loại nút giao thông.
Trong các cách phân loại được để cập dưới đây, mức độ phức tạp của nút tăng dần trong mỗi cách phân loại và do vậy phạm vi áp dụng và yêu cầu về quy mô của loại nút tương ứng cũng tăng dần.
Tùy vào lưu lượng, cấp đường, mức độ ưu tiên và yêu cầu giao thông đối với nút mà người ta quyết định lựa chọn các hình thức nút giao thông khác nhau. Có thể phân loại nút giao thông theo những cách sau:
+ Phân loại đơn giản.
+ Phân loại theo theo cấu tạo.
+ Phân loại theo mức cao độ
+ Phân loại theo kiểu điều khiển
1.3.1Phân loại đơn giản
Cách phân loại đơn giản nhất là gọi tên nút theo số đường dẫn vào nút: ngã ba, ngã tư, ngã năm,…, ngã ba chữ Y, chữ T,…
1.3.2 Phân loại theo cấu tạo
Dựa vào mức độ phức tạp của nút giao thông (độ phức tạp của các thành phần cấu thành nút) người ta cách phân loại như sau:
a. Nút đơn giản:
- Loại 1: hai đường giao nhau không có các thiết bị, cấu tạo nào để điều khiển giao thông, các đường cong sử dụng là đường cong đơn. Áp dụng trong các trường hợp hai đường địa phương, đường cấp thấp giao nhau, lưu lượng xe không lớn.
- Loại 2: Trường hợp sử dụng nút loại 1, tai nạn trong nút xảy ra tương đối nhiều người ta có thể dùng 2 biển hoặc 4 biển STOP.
- Loai 3: Khi lưu lượng trên một đường nhiều hơn đường kia, cấp đường không tương đương, có thể sử dụng loại này với các cấu tạo các đường cong phức tạp hơn (đường cong ghép 2 hoặc 3 đường cong1) kết hợp với việc dùng 2 biển điều khiển trên đường phụ (đường có lưu lượng ít hơn hoặc cấp thấp hơn), biển này có thể là biển nhường đường (xe phải giảm tốc độ) hoặc biển STOP và vạch dừng xe (xe phải dừng khi đến nút).
b. Nút giao thông bố trí làn rẽ riêng và kênh hóa:
Kênh hóa là sử dụng đảo, vạch sơn để tạo làn riêng, tách và định vị xung đột.
Nút giao thông kênh hoá là nút có lưu lượng xe lớn, cần phải có làn riêng, cần bảo hộ riêng bằng đảo.
Loại nút này có thể có các loại cơ bản sau: nút có đảo tam giác, nút có làn trung tâm, nút có đảo giọt nước. Và một số nút có cấu tạo phối hợp các loại hình trên tuỳ theo yêu cầu kênh hoá, phân luồng giao thông.
Nút kênh hóa bằng đảo tam giác và đảo giọt nước.
c. Nút có giao thông vòng quanh:
Nút giao thông vòng quanh là nút có đảo trung tâm và phần xe chạy vòng quanh đảo, có thể có thêm các đảo phân cách các chiều xe vào ra.
Khi nút giao thông vòng quanh có đủ đoạn trộn nó còn có tên khác là nút vòng xuyến.
Lúc này các giao cắt trong nút được tháo gỡ hoàn toàn, xe chỉ thực hiện các thao tác nhập, tách và trộn dòng (nhập và tách).
Nút giao thông vòng quanh
d. Nút giao thông có đèn điều khiển:
Nút giao thông dùng đèn giao thông để tổ chức giao thông, giải quyết các xung đột trong nút. Bằng cách hạn chế có chu kỳ một số hành trình xung đột với hướng đang.
Mục tiêu dùng đèn giao thông để đảm bảo an toàn trong nút.
e. Nút giao thông hỗn hợp:
Nút giao thông có cấu tạo của một số loại nút giao thông nêu trên.
f. Nút giao thông khác mức:
Nút giao thông được thiết kế cho các luồng xe giao cắt đi trên các cao độ khác nhau bằng các công trình : hầm chui hay các cầu vượt 1 tầng hoặc nhiều tầng.
1.3.3Phân loại theo mức cao độ
a. Nút giao thông cùng mức:
Vị trí của các hướng đến nút giao có cùng mức cao độ.
Tùy thuộc vào số đường giao nhau, lưu lượng xe từ các đường vào nút, điều kiện địa hình, điều kiện kinh tế có thể xây dựng nút giao cùng mức theo nhiều dạng khác nhau, dưới đây là một số loại hình cơ bản của nút giao thông cùng mức :
* Nút giao thông đơn giản
Đó là các ngã ba, ngã tư, nơi nhập và tách của hai đường (chữ Y).
Loại này đơn giản, không phải xây dựng thêm các công trình phụ nên chỉ dùng với các đường ô tô cấp thấp, các đường phố nhỏ mang tính chất nội bộ trong các khu vực, thông xe với lưu lượng thấp (100 xe/ngày đệm) do mức độ phức tạp lớn nên mức độ an toàn giao thông kém. Vì vậy với nút giao thông đơn giản chỉ nên áp dụng khi số đường vào nút không lớn hơn 4 đường.
* Nút giao thông được mở rộng bằng các dải phụ thêm
Tại các ngã ba, ngã tư là nơi giao nhau của đường chính và đường phụ, để tăng khả năng thông xe và tốc độ xe chạy trên đường chính, người ta mở rộng nút giao thông bằng cách xây dựng thêm các dải chuyển tốc để cho xe chuyển từ đường phụ ra đường chính không gây cản trở các dòng xe trên đường chính và xe đang chạy với tốc độ cao trên đường chính giảm dần tốc độ khi di chuyển sang đường phụ nhập với dòng xe có tốc độ thấp hơn.
* Nút giao thông có đảo dẫn hướng ( nút kênh hóa)
Đây là loại hình nút giao thông cùng mức được áp dụng phổ biến nhất ở các nước và cũng được hưởng ứng và thực hiện ngày càng nhiều ở nước ta vì chỉ cần cải thiện mặt bằng một cách đơn giản, ít tốn kém nhưng hiệu quả giao thông lại tăng đáng kể.
Bố trí các đảo dẫn hướng trên mặt bằng các nút giao ngang mức nhằm phân chia các luồng giao thông, dẫn các luồng xe đi theo các hướng nhất định nhằm nâng cao an toàn xe chạy và khả năng thông xe của nút. Các đảo dẫn hướng có tác dụng giảm bớt các "điểm nguy hiểm", phân tán các điểm xung đột, giảm độ phức tạp của nút.
Hình dạng các đảo dẫn hướng cũng như vị trí của chúng hoàn toàn phụ thuộc vào sơ đồ tổ chức giao thông quyết định và phụ thuộc vào địa hình khu vực đặt nút. Thông thường có nhiều dạng : tròn, e-lip, tam giác , hình giọt nước, dạng kéo dài....
* Nút giao thông vòng xuyến
Nút giao thông hình xuyến là nút giao thông có đảo trung tâm tạo các đường cho xe chạy vòng quanh chu vi.
Nút giao thông vòng quanh phân biệt với nút giao thông hình xuyến chủ yếu ở đoạn trộn dòng, nút giao thông vòng quanh được hiểu là nút không có đủ đoạn trộn và do vậy không giải quyết triệt để giao cắt trong nút.
Nút giao thông vòng xuyến có hướng chuyển động theo chiều ngược chiều kim đồng hồ được áp dụng hầu hết ở các nước và Việt Nam.
Nút giao thông vòng xuyến có nhiều ưu điểm như sau:
- Giao thông một chiều nên các xe ra, vào nút chỉ thực hiện các thao tác tách và nhập dòng. Do vậy, giao thông được liên tục và giảm khả năng xảy ra tai nạn.
- Các xe đều phải vòng qua đảo nên không phân biệt ưu tiên đối với bất kỳ hướng nào, rất thích hợp để bố trí các đường dẫn cùng mức ưu tiên.
- Cấu tạo đơn giản, dễ nhận biết. Đối với nút có nhiều đường dẫn, áp dụng loại nút hình xuyến tỏ ra ưu việt hơn các loại hình khác về mặt cấu tạo.
- Mỹ quan: nút giao thông hình xuyến có đảo trung tâm, phần không gian có thể trang trí, bố trí vườn hoa, quảng trường, tượng đài...
Nhược điểm của nút giao thông vòng xuyến:
- Diện tích chiếm đất của nút lớn, đặc biệt là các nút có nhiều nhánh dẫn vào.
- Không phân biệt ưu tiên giữa các hướng, do vậy khó áp dụng đối với giao nhau của các đường có mức ưu tiên khác nhau. Lúc đó có thể có các biến hình của nút hình xuyến.
- Hành trình xe kéo dài do phải đi vòng qua đảo trung tâm, đặc biệt bất lợi cho các xe thô sơ và bộ hành.
Các cấu tạo chủ yếu của nút giao thông vòng xuyến:
b. Nút giao thông khác mức:
Nút giao thông khác mức là nút giao thông mà các xung đột giao cắt của giao thông được giải quyết bằng các công trình cầu vượt hoặc hầm.
Nút giao thông không có các hướng rẽ gọi là nút giao khác mức không liên thông.
Nút giao thông có các hướng rẽ gọi là nút giao thông liên thông và các hướng rẽ này thực hiện trên các nhánh dẫn.
Trong nút giao thông khác mức có thể phân loại theo số tầng: 2 hoặc 3 tầng thậm chí
nhiều hơn 3 tầng.
Nút giao khác mức có chất lượng giao thông rất cao và ngược lại giá thành xây dựng và duy tu lớn đặc biệt là dạng hầm chui, công tác thi công phức tạp. Do vậy các cơ sở để chọn lựa loại hình nút giao khác mức có thể xem xét các yếu tố sau:
- Loại đường giao tại nút:
+ Giao nhau của đường cao tốc với đường phố chính cấp I giao nhau khác cao độ
+ Giao nhau của đường phố chính cấp I với đường phố chính cấp II và đường vận tải khác ở 1 số điểm quan trọng đảm bảo giao thông liên tục theo hướng chính, giao nhau khác cao độ.
- Lưu lượng giao thông:
Lưu lượng là một lý do định hướng trong việc thiết kế nút giao thông nói chung.
Đối với một nút giao có lưu lượng lớn việc đảm bảo khả năng thông hành, tốc độ khai thác đôi khi là một áp lực mà nút giao cùng mức không thể đáp ứng được hoặc là số làn xe của các hướng dẫn vào nút yêu cầu rất lớn, trong điều kiện xây dựng trong đô thị không thể đáp ứng.
Một lý do nữa liên quan đến lưu lượng là an toàn trong nút khi giao thông có lưu lượng lơn, tốc độ cao.
- Mức độ an toàn:
Tai nạn xảy ra trong nút giao thông liên quan đến rất nhiều yếu tố, tuy nhiên xung đột là yếu tố cơ bản, đặc biệt là xung đột nguy hiểm (giao cắt). Trong điều kiện lưu lượng lớn (khả năng thông hành của nút lớn), tốc độ cao các hình thức nút giao trước đây không đảm bảo được thì việc phân cách xung đột là cần thiết
- Địa hình:
Điều kiện địa hình ảnh hưởng đến giá thành xây dựng nút, khi đã có được điều kiện thuận lợi này thì việc xây dựng nút giao khác mức có thể đảm bảo được các điều kiện còn lại.
- Lợi ích kinh tế:
Như đã trình bày ở trên lợi ích kinh tế mang lại là tránh được thiệt hại về vật chất và con người, thời gian chậm xe và chất lượng khai thác. Khi phân tích lựa chọn loại hình nút cần có các phương án và phân tích các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật.
Trên cơ sở những yếu tố vừa trình bày ở trên ta rút ra một số ưu điểm nổi trội so với nút cùng mức như sau:
- Đảm bảo an toàn cho xe chạy trong nút bởi đã triệt tiêu hoàn toàn các xung đột nguy hiểm (giao cắt) của các luồng xe theo hướng ra, vào nút.
- Rút ngắn được hành trình qua nút do không có giao cắt, các luồng xe qua nút chỉ thực hiện việc tách, nhập dòng, từ đó tăng khả năng thông hành của nút giao thông.
- Ở các nút giao nhau khác mức trong thành phố do các dòng xe qua lại không bị kẹt, ùn tắc nên đã bảo vệ và cải thiện đáng kể môi trường đô thị như : giảm tiếng ồn (do không tăng ga, khởi động, hãm xe, xuất phát...) và giảm được lượng khí thải của các động cơ xe khi bị ùn tắc (khi xe ùn tắc thì động cơ ô tô đã thải ra không khí lượng khí thải gấp 9 - 10 lần so với lúc xe đang chạy ).
* Phân loại nút giao khác mức:
- Theo liên hệ giữa các đường giao trong nút, có 2 loại : nút giao khác mức không liên thông khi giao thông trên các đường dẫn vào nút không có nhu cầu rẽ; Nút giao khác mức liên thông khi có nhu cầu rẽ trên các đường dẫn vào nút.
- Theo công trình khác cao độ
Có 3 dạng thực hiện: hầm chui, cầu vượt và nửa hầm.
Tương ứng với các dạng trên còn phân theo số lượng công trình: một, hai cầu vượt
Phân theo số tầng: nút hai tầng, ba tầng...
Minh họa nút giao thông khác mức theo số lượng công trình khác mức
- Theo mức độ giải quyết xung đột giao cắt, có 2 loại:
+ Nút giao khác mức triệt để: không cho phép tồn tại giao cắt.
+ Nút giao khác mức không hoàn toàn: cho phép tồn tại giao cắt (thường là nhánh nối và đường phụ)
Minh họa nút giao khác mức theo mức độ giải quyết xung đột giao cắt
- Phân loại nút giao khác mức theo hình dạnh hình học
Hình dạng của nút giao thông khác mức thay đổi phụ thuộc chủ yếu vào cấu tạo nhánh nối, và sự đa dạng của nhánh nối, mỗi nút do đặc thù của mình có một dạng cấu tạo riêng.
1.3.4Phân loại theo kiểu điều khiển
a. Nút tự điều khiển:
Không bố trí cấu tạo, thiết bị điều khiển vì mục đích tổ chức giao thông, điều khiển giao thông: nút đơn giản loại 1 và nút giao thông vòng quanh.
b. Nút điều khiển:
- Nút điều khiển bằng biển: 2 biển hoặc 4 biển.
- Nút điều khiển phối hợp biển và vạch.
- Nút điều khiển bằng đèn tín hiệu.
- Nút điều khiển bằng hiệu lệnh.
1.4. Những yêu cầu và nguyên tắc cơ bản khi thiết kế nút giao thông.
1.4.1Yêu cầu khi thiết kế nút giao thông
- An toàn:
Tiêu chuẩn về an toàn giao thông được đặt lên hàng đầu vì nút tập trung nhiều tai nạn do các xung đột tập trung ở nút rất cao.
Một nút giao thông được xem là nguy hiểm khi trong nút xảy ra trên hai vụ tai nạn trong một năm.
Các chỉ số về an toàn cũng là một cơ sở để chọn loại hình điều khiển cho nút: nút giao thông có đèn tín hiệu, nút khác mức.
- Đảm bảo giao thông:
Đảm bảo chức năng của đường, của từng nhánh. Giao thông thuận tiện, tiện nghi.
Đảm bảo khả năng thông hành theo thiết kế.
- Phù hợp với quy hoạch tổng thể:
Phù hợp với không gian, kiến trúc xung quanh nút giao.
Phù hợp với mạng lưới giao thông đường bộ.
- Đảm bảo mỹ quan:
Nút là một phần kiến trúc đô thị, do vậy yêu cầu bản thân nút phải đẹp và nút phải làm cho các công trình kiến trúc khác đẹp hơn.
- Đảm bảo Kinh tế - Kỹ thuật:
Nút phải có hiệu quả kinh tế cao. Đây cũng là một tiêu chí khi phân tích và lựa chọn
phương án nút.
1.4.2Nguyên tắc cơ bản khi thiết kế nút giao thông
Các nguyên tắc thiết kế cần được tuân thủ ở bất cứ giai đoạn thiết kế nào và do yêu cầu thiết kế đặt ra, đối với một nút cụ thể, tuỳ yêu cầu mà các nguyên tắc thiết kết được chú ý đặc biệt.
Do xuất phát từ yêu cầu, tức là mục đích đạt được nên các nguyên tắc dưới đây cần phải được đảm bảo khi thiết kế phương án. Các nguyên tắc và yêu cầu thiết kế có ý nghĩa đặc biệt quan trọng khi phân tích so sánh các phương án nút.
- Lựa chọn loại nút giao:
Chọn loại nút phải phù hợp với các điều kiện về giao thông, an toàn giao thông.
Các căn cứ để lựa chọn nút:
+ Lưu lượng giao thông và tính chất giao thông: thành phần dòng xe, luồng xe.
+ Cấp đường giao nhau: phải đảm bảo chức năng của đường, nhánh dẫn.
Các bước tiến hành:
+ Dựa vào các số liệu điều tra và sơ đồ tổ chức giao thông vẽ biểu đồ cường độ (suất dòng) thiết kế theo các hướng.
+ Sau khi phân tích phải chỉ ra được các hướng ưu tiên (nếu có)
- Đề xuất các phương án:
Phải đề xuất các phương án để so sánh đánh giá, cả về các thành phần cấu tạo cũng như thiết kế thoát nước, mặt đường kiến trúc và quy hoạch nút.
- Thiết kế quy hoạch nút:
Cần quy hoạch nút, đây là nhiệm vụ quan trọng trong thiết kế. Bản thân nút phải có quy hoạch đúng cấu tạo, kỹ thuật đáp ứng các yêu cầu thiết kế.
Quy hoạch và thiết kế nút phải phù hợp với quy hoạch kiến trúc không gian đô thị, phù hợp với xu hướng phát triển nút trong tương lai.
Phương án quy hoạch dễ phân kỳ đầu tư, nâng cấp và cải tạo nút trong tương lai.
- Các tiêu chí ưu tiên trong nút:
Đối tượng ưu tiên: đường chính (cấp cao hơn), đường có lưu lượng hơn, tốc độ cao và một số đối tượng đặc biệt khác phục vụ chính trị, an ninh hoặc trong các trường hợp khẩn cấp...
Cách thức thực hiện các ưu tiên:
+ Đơn giản, dễ nhận biết các hướng ưu tiên: sử dụng ít đảo hơn nhiều đảo, đảo to hơn đảo bé; thiết kế định hướng làm sao xe từ xa có thể nhận thấy mũi đảo...
+ Các chỉ tiêu kỹ thuật cao: bán kính lớn, độ dốc nhỏ...
+ Đường ngắn.
+ An toàn hơn.
+ Hướng rẽ: ưu tiên tách, nhập bên phải, góc càng bé càng tốt, giao cắt vuông góc.
Nếu có thể các hướng rẽ trái, phải cho rẽ trực tiếp, bán trực tiếp hoặc gián tiếp.
- Đảm bảo tầm nhìn tốt cho lái xe khi vào nút:
Đảm bảo cho lái xe nhận biết hành trình, hướng ưu tiên, đảo giao thông.
Nút đơn giản mạch lạc.
- Cấu tạo hình học:
Phải tạo ưu tiên cho các luồng ưu tiên, hạn chế các luồng không ưu tiên.
Hạn chế tốc độ xe vào nút và tạo điều kiện cho xe thoát khỏi nút được nhanh chóng, thuận lợi.
CHƯƠNG 2: LÝ THUYẾT THIẾT KẾ CẢNH QUAN
2.1CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ KIẾN TRÚC CẢNH QUAN
Kiến trúc cảnh quan cùng với kiến trúc công trình và QHXD là bộ 3 của kiến trúc, có vai trò ngày càng quan trọng trong việc kiến tạo nên môi trường sống chủa con người. Đối với các nước tiên tiến, kiến trúc cảnh quan đã là một ngành độc lập với hệ thống đào tạo riêng. ở Việt Nam, mặc dù cũng có một số thành tựu nhất định nhưng vai trò, chức năng của cảnh quan vẫn chưa được nhìn nhận một cách đúng mức, thậm chí vẫn có những cách hiểu khác nhau về thuật ngữ "kiến trúc cảnh quan".
Mỗi một lĩnh vực nghiên cứu để đảm bảo tính khoa học đều phải được xây dựng trên cơ sở 3 yếu tố: hệ khái niệm, đối tượng và phương pháp. Đối với trường hợp kiến trúc cảnh quan cũng vậy, khái niệm "kiến trúc cảnh quan" cần được thống nhất để có thể hoàn chỉnh về các nội dung liên quan đến "kiến trúc cảnh quan".
Sau đây là những lý luận về việc vận dụng khái niệm "cảnh quan" để hiểu về "kiến trúc cảnh quan".
2.1.1Khái niệm chung về cảnh quan
Hiện nay trong ngành KT-QHXD có 2 cách hiểu về cảnh quan.
- Cách thứ nhất: coi cảnh quan là hình thức thị giác của môi trường vật thể, hình thành do nhận thức thị giác và gắn liền với cảm xúc thẩm mỹ của con người (cảnh quan thường được hiểu là cảnh mà con người quan sát được). Nhận thức đó được hình thành trên cơ sở 3 yếu tố:
- Yếu tố cảnh vật của không gian xây dựng (khách thể cảnh quan): là bản thân các thành phần vật thể và phi vật thể của không gian có tác động với giác quan con người, cấu thành bởi cảnh vật tự nhiên, cảnh vật nhân tạo và cảnh hoạt động của đô thị.
- Yếu tố con người thụ cảm cảnh vật (chủ thể cảnh quan): bao gồm các đặc điểm thụ cảm và nhận thức cảnh vật của con người, là các thói quen, tập quán, đặc điểm văn hoá, trạng thái tâm sinh lý... của mỗi cá nhân, nhóm người hay mỗi dân tộc. Đây là yếu tố mang tính chủ quan, có thể khác và giống nhau giữa các cá thể và các nhóm xã hội.
- Yếu tố điều kiện thụ cảm cảnh vật (trường cảnh quan): là các đặc điểm về không gian và thời gian mà chủ thể thụ cảm cảnh vật, yếu tố này bao gồm: tương quan vị trí, tốc độ di chuyển giữa chủ thể và cảnh vật, đặc điểm thời tiết, khí hậu tại khu vực mà con người cảm thụ cảnh vật... Hiểu theo cách này thì cảnh quan đô thị không đơn thuần là một “cảnh vật” khách quan tồn tại trong không gian xây dựng, là đối tượng của hoạt động tổ chức không gian mà là một trạng thái nhận thức của con người, thuộc phạm trù nghiên cứu cái đẹp của không gian đô thị.
- Cách thứ hai: cảnh quan là một không gian địa lý mang tính hình thái, cấu thành từ các thể tổng hợp tự nhiên về một số hợp phần được phân hóa trên bề mặt trái đất (gọi là các đơn vị cảnh quan mà lớn nhất là cảnh quan vỏ trái đất).
Cảnh quan theo nghĩa rộng là toàn cảnh của 1 vùng một khu vực trên bề mặt trái đất có những đặc điểm nhất định về thiên nhiên, phong cảnh, động vật, thực vật, khí hậu thuỷ văn, thổ nhưỡng, môi trường.
Khái niệm cảnh quan theo cách hiểu này xuất hiện cùng với môn “cảnh quan học” thuộc ngành địa lý, một môn khoa học mới xuất hiện cuối thế kỷ XIX mà đối tượng nghiên cứu là cấu trúc - chức năng của hệ thống các tổng hợp thể nhằm phục vụ cho các mục đích thực tiễn khác nhau của xã hội liên quan đến việc khai thác tự nhiên. Các hoạt động của con người làm biến đổi một số yếu tố của cảnh quan tự nhiên hình thành cảnh quan nhân tạo.
Tuỳ theo tính chất và mức độ tác động của con người mà cảnh quan nhân tạo được phân thành:
- Cảnh quan các khu sản xuất (nông, lâm nghiệp, thuỷ lợi, công nghiệp ..)
- Cảnh quan các điểm dân cư (đô thị, nông thôn)
- Cảnh quan các khu đầu mối công trình hạ tầng kỹ thuật (giao thông, năng lượng, bảo vệ môi trường .. )
Dù có sự tham gia của các thành phần nhân tạo và chịu những tác động mạnh mẽ của con người (xây dựng, sản xuất, giao thông ...) thì cảnh quan nhân tạo cũng chỉ là sự biến dạng của cảnh quan tự nhiên chứ không phải là tạo nên một cảnh quan mới vì vậy các cảnh quan nhân tạo vẫn được coi là tổng hợp thể tự nhiên và vận động biến đổi theo các quy luật tự nhiên.
2.1.2Khái niệm chung về kiến trúc
Kiến trúc là một ngành nghệ thuật và khoa học về sắp xếp không gian, thiết kế các công trình kiến trúc. Một định nghĩa rộng hơn có thể bao gồm việc thiết kế môi trường xây dựng tổng thể, từ vĩ mô như quy hoạch đô thị, thiết kế đô thị và kiến trúc cảnh quan đến vi mô như
thiết kế sản phẩm hay tạo dáng công nghiệp.
Từ những vật liệu sẵn có và những tri thức kinh nghiệm chắt lọc được, mỗi một nền văn hóa tạo ra cho mình một phong cách kiến trúc riêng ở mỗi một thời kỳ lịch sử.
- Yếu tố tạo thành kiến trúc:
Kiến trúc là một môn khoa học đồng thời là nghệ thuật xây dựng các công trình, là một hoạt động sáng tạo của con người nhằm tạo ra một môi trường thích nghi và phục vụ tốt cho điều kiện sinh hoạt của con người, bất cứ một công trình kiến trúc nào cũng cần có:
- Yếu tố tạo thành kiến trúc- công năng: Mục đích đầu tiên và quan trọng nhất đối với một công trình .Kiến trúc đòi hỏi chức năng, công dụng phải đáp ứng được yêu cầu sử dụng của con người. Yếu tố này luôn thay đổi theo sự phát triển của xã hội về cơ sở vật chất và trình độ văn hóa của con người.
- Yếu tố tạo thành kiến trúc- kỹ thuật – vật chất: Khả năng vật liệu, giải pháp kết cấu, phương pháp thi công. Vật liệu tạo thành kết cấu và cấu tạo nên hình khối không gian. Vì vậy Kiến trúc phải phát triển phụ thuộc vào sự phát triển của khoa học kỹ thuật.
- Yếu tố tạo thành kiến trúc nghệ thuật: Công trình kiến trúc phải đẹp, có bộ mặt hấp dẫn, có tác động tốt đến tâm lí và nhận thức của con người. Cách tổ chức không gian bên trong, bên ngoài, màu sắc vật liệu và các thủ thuật trang trí phải đảm bảo mỹ quan.
Ba yếu tố trên liên hệ chặt chẽ với nhau. tùy theo mục đích, tính chất đặc điểm của công trình mà có những yêu cầu cao thấp khác nhau.
- Các đặc điểm và yêu cầu của kiến trúc:
- Kiến trúc là tổng hợp giữa khoa học kỹ thuật và nghệ thuật:
Một công trình thiết kế kiến trúc được xây dựng lên đáp ứng được yêu cầu sử dụng của con người, phải ứng dụng tốt các tiến bộ của khoa học kỹ thuật, phải thỏa mãn yêu cầu kinh tế, phải đạt được yêu cầu thẩm mỹ của số đông người.
- Kiến trúc phản ảnh xã hội, mang tính tư tưởng:
Tác phẩm kiến trúc tạo nên một hình tượng khái quát về một xã hội nhất định qua từng giai đoạn lịch sử. Kiến trúc phát triển và thay đổi theo sự thay đổi của xã hội. Trong các chế độ khác nhau của lịch sử loài người đều có nền kiến trúc khác nhau, có những đặc điểm hình tượng kiến trúc khác nhau biểu hiện rõ đặc điểm của từng xã hội đó.
- Kiến trúc chịu ảnh hưởng rõ rệt của điều kiện thiên nhiên và khí hậu:
Môi trường xung quanh có ảnh hưởng đến điều kiện sống của con người. Kiến trúc vì mục đích công năng và thẩm mỹ không thể thoát ly được khỏi ảnh hưởng của hoàn cảnh thiên nhiên, môi trường địa lý và điều kiện khí hậu. Sự bố cục không gian kiến trúc, hình khối, màu sắc vật liệu… ở từng vùng, từng miền khác nhau.
- Kiến trúc mang tính dân tộc:
Tính dân tộc thường được phản ánh rõ nét qua công trình Kiến trúc vê nội dung và hình thức :
+ Về nội dung: Bố cục mặt bằng phải phù hợp với phong tục tập quán, tâm lý dân tộc, phải tận dụng được các yếu tố thiên nhiên, khí hậu, địa hình, vật liệu, v.v…
+ Về hình thức: Tổ hợp hình khối mặt đứng, tỉ lệ, chi tiết trang trí, màu sắc, vật liệu được phối hợp để thỏa mãn yêu cầu thẩm mỹ của các dân tộc.
Kiến trúc luôn gắn chặt với cuộc sống của con người và nó cùng phát triển theo tiến trình lịch sử loài người. Tác phẩm kiến trúc ra đời là nhằm đáp ứng nhu cầu cấp thiết của con người, của xã hội. Những yêu cầu đó là: Thích dụng – Vững bền – Mỹ quan – Kinh tế
Bốn yêu cầu này chính là phương châm sáng tác của kiến trúc. Tác phẩm kiến trúc trước hết phải đạt mục đích sử dụng tốt, đáp ứng nhu cầu vật chất ngày càng cao của con người, mặt khác phải thỏa mãn đòi hỏi tính thẩm mỹ của con người.
2.1.3 Khái niệm về kiến trúc cảnh quan
Từ hai cách hiểu về cảnh quan như đã trình bày trong mục 2.2.1.1 – “Khái niệm chung về cảnh quan” ta có khái niệm về kiến trúc cảnh quan.
Theo cách hiểu thứ nhất về cảnh quan, kiến trúc cảnh quan sẽ được hiểu là kiến trúc (hay là sự kiến tạo môi trường) xuất phát từ nhận thức thị giác, là loại hình kiến trúc chú trọng đến hình thái không gian, đến nghệ thuật bố cục, phối kết hợp các thành phần nhằm tạo được sự thụ cảm không gian cho con người theo ý đồ nhất định. Kiến trúc cảnh quan theo cách này thực chất chỉ là một khía cạnh hay một chuyên sâu của kiến trúc và có thể gọi một cách chính xác hơn là nghệ thuật thiết kế hay bố cục không gian kiến trúc. Đây là cách hiểu tương đối phổ thông, nhất là khi nhận xét về chất lượng hình thái của một không gian kiến trúc - đô thị. Đối tượng của kiến trúc cảnh quan là tất cả các thành phần của không gian có tác dụng tạo nên giá trị thẩm mỹ. Đây là trường hợp sử dụng khái niệm "thiết kế cảnh quan đô thị" dù đã đưa vào đối tượng nghiên cứu tất cả các yếu tố, thành phần của cảnh vật (cả công trình kiến trúc - kỹ thuật và môi trường thiên nhiên) thì thực chất chính là nghệ thuật tạo cảnh trong kiến trúc và QHXD. (hay có thể gọi là kiến trúc phong cảnh).
Nếu theo cách hiểu thứ 2 về khái niệm "cảnh quan" thì nội hàm của kiến trúc cảnh quan có 2 cách hiểu phụ thuộc vào cách dùng khái niệm "kiến trúc":
- Kiến trúc là quá trình tạo dựng nên môi trường sống của con người:
Kiến trúc cảnh quan là một khía cạnh của hoạt động kiến trúc: khai thác các yếu tố cảnh quan trong kiến tạo môi trường sống cho con người. Việc khai thác cảnh quan này nhằm phục vụ cho cả 3 chức năng: công năng - cấu trúc - và hình thái của không gian xây dựng đô thị. Kiến trúc cảnh quan trong trường hợp này là việc nhận thức và sử dụng cảnh quan để đề xuất các ý tưởng cũng như giải pháp thiết kế công trình, thiết kế QHXD (kết hợp với các cơ sở kinh tế - kỹ thuật và xã hội). Như vậy kiến trúc cảnh quan là một nội dung trong quá trình nghiên cứu thiết kế kiến trúc - QHXD.
- Kiến trúc là một công trình cụ thể:
Kiến trúc cảnh quan là một thể loại công trình kiến trúc đặc thù với đặc điểm là sử dụng các yếu tố cảnh quan như địa hình, mặt nước, sinh vật ... kể cả thành tố phi vật thể như không khí làm các vật liệu chủ đạo trong cấu trúc không gian (tất nhiên cũng có các thành tố nhân tạo khác nhưng chỉ là hỗ trợ). Đây là loại vật liệu không bền vững và cố định như vật liệu nhân tạo mà vận động, biến đổi theo các quy luật tự nhiên (tương tự như một cơ thể sống). Trường hợp này, công trình kiến trúc cảnh quan có thể là một thành phần không gian của công trình kiến trúc (ví dụ như sân, vườn thuộc lô đất xây dựng công trình kiến trúc) hoặc là một thành phần của không gian kiến trúc đô thị như vườn hoa, công viên, khu cây xanh - mặt nước, các đường đi bộ, đường phố, đường giao thông, quảng trường ...
- Khái niệm về kiến trúc cảnh quan nếu hiểu theo cách thứ nhất thì là loại hình kiến trúc chú trọng đến hình thái không gian, đến nghệ thuật bố cục, phối kết hợp các thành phần nhằm tạo được sự thụ cảm không gian theo ý đồ nhất định. Nếu có loại hình kiến trúc cảnh quan theo cách hiểu này thì thực chất là sa vào chủ nghĩa hình thức, trong khi kiến trúc phải là sự kết hợp đủ cả 3 chức năng: sử dụng (vật chất và tinh thần) cấu trúc và hình thái với vai trò chủ đạo của chức năng sử dụng.
- Nếu hiểu cảnh quan theo cách thứ hai thì nội hàm của kiến trúc cảnh quan sẽ khác hẳn: đối tượng và thành phần chủ đạo của kiến trúc cảnh quan là các thành tố tự nhiên và được thiết kế - quy hoạch không chỉ nhằm một mục đích là tạo cảnh mà bao hàm cả giá giá trị sử dụng và cấu trúc vật chất - kỹ thuật. Một số nội dung trong các văn bản pháp lý quy định về quy hoạch xây dựng liên quan đến thuật ngữ "cảnh quan" như "vùng cảnh quan", "bảo vệ cảnh quan", ""tổ chức không gian quy hoạch kiến trúc và cảnh quan" ....thì chỉ có thể hiểu về cảnh quan theo cách thứ hai, là tổng hợp thể tự nhiên trên một lãnh thổ địa lý bao gồm tất cả các yếu tố, cả vật thể và phi vật thể, tham gia trong không gian đô thị ở cả chức năng sử dụng, cấu trúc và hình thái . Trong kiến trúc - QHXD có 3 nhân tố là thiên nhiên, kinh tế - kỹ thuật và văn hoá - xã hội. Kiến trúc cảnh quan vừa là chuyên sâu của kiến trúc về khía cạnh khai thác cảnh quan (tham gia trong thiết kế kiến trúc công trình và QHXD) vừa là một thể loại công trình kiến trúc đặc thù, tương tự như thể loại kiến trúc nhà ở, kiến trúc công cộng hay kiến trúc công nghiệp ...
- Là thành phần thiên nhiên trong kiến trúc, là một một trong những biểu hiện của tính địa phương, cả về sắc thái cũng như giá trị lịch sử - văn hoá, cảnh quan ngày càng được nhận thức đầy đủ và sâu sắc hơn trong xây dựng công trình.
2.1.4Khái niệm chung quy hoạch cảnh quan
Quy hoạch cảnh quan là một thuật ngữ chuyên ngành chỉ việc tổ chức không gian chức năng trên một phạm vi rộng mà trong đó chứa đựng các mối quan hệ tương hỗ của các thành phần chức năng, hình khối của thiên nhiên và nhân tạo.
Đối tượng của quy hoạch cảnh quan rất rộng từ phạm vi vùng, miền của một nước, tỉnh, liên huyện, huyện cho tới khu dân cư. Nghiên cứu quy hoạch cảnh quan là nhằm vào việc tạo dựng và giải quyết mối quan hệ giữa thiên nhiên và nhân tạo ở phạm vi vĩ mô, thực chất là giữa không gian trống và không gian xây dựng, hướng tới thỏa mãn các nhu cầu phát triển của con người kinh tế, thẩm mỹ và môi sinh.
Ngày nay cùng với quá trình công nghiệp hóa, quá trình đô thị hóa rất mạnh và dẫn đến sự ra đời của các chuỗi, các chùm đô thị, vì thế gây tác động mạnh mẽ đến các vùng bao quanh ngoài các đô thị riêng lẽ, thậm chí là ngoài các chùm đô thị. Do đó, quy hoạch cảnh quan nghiên cứu ba mức tác động tương hỗ giữa cảnh quan thiên nhiên và đô thị:
- Môi trường đô thị đô thị như là một thành phần của môi trường vùng miền
- Môi trường trong phạm vi của khu dân cư
- Tiểu môi trường trong các khu, quần thể đô thị.
Từ đó, quy hoạch cảnh quan đưa ra những dự báo về việc khai thác cảnh quan hiện có và sự phát triển của cảnh quan thiên nhiên.
2.1.5 Vài nét về lịch sử kiến trúc cảnh quan
2.1.5.1Kiến trúc cảnh quan Châu Âu
- Thời kỳ cổ đại:
- Kiến trúc cảnh quan Ai Cập cổ đại: tồn tại trên 4000 năm, đó là các quần thể kiến trúc lăng mộ, các bức điêu khắc hoành tráng. Nghệ thuật kiến trúc cảnh quan trong các công trình tôn giáo đã thành công trong việc tạo hiệu quả hùng vĩ và áp chế con người trên nền môi trường thiên nhiên đặc thù của Ai Cập. Người Ai Cập không có xu hướng tái tạo cảnh quan thiên nhiên.
- Kiến trúc cảnh quan Hy Lạp: Kiến trúc công trình Hy Lạp mang tính hoành tráng, thanh tú và kiều diễm. Mỗi một công trình khi thiết kế đều được cân nhắc về tỷ lệ, vị trí, tầm nhìn trên địa hình cụ thể.