Rất nhiều các bạn chưa từng giữ vai trò chủ nhiệm, chủ trì thiết kế, giám sát trưởng, giám sát viên, chỉ huy trưởng công trường nên có một số thắc mắc như: Chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng được xin ở đâu ? do cơ quan nào cấp? chứng chỉ được phân hạng như thế nào? Thời hạn chứng chỉ là bao nhiêu lâu? hồ sơ thủ tục có phức tạp không? Bài viết sơ bộ chắt lọc sau giúp các bạn hiểu rõ thêm vấn đề trên:
 
1.  Chứng chỉ hành nghề xây dựng là gì? tại sao cần phải có chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng?
 
- Chứng chỉ hành nghề là bản đánh giá năng lực vắt tắt của Bộ Xây Dựng, Sở xây dựng đối với cá nhân tham gia hoạt động xây dựng đồng thời là điều kiện, quyền hạn năng lực của cá nhân tham gia hoạt động xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam.
-  Tại sao cần phải có chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng: Theo quy định tại Khoản 3, Điều 69 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng, “Thông tin về năng lực hoạt động xây dựng là cơ sở để lựa chọn tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng”.
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 33 Thông tư số 17/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng hướng dẫn về năng lực của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng thì kể từ ngày 1/9/2016, phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề khi tham gia hoạt động xây dựng theo quy định.
 
2. Các loại chứng chỉ hành nghề xây dựng bắt buộc theo quy định hiện hành:
-  Chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng: địa chất, địa hình, thủy văn.
-  Chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng bao gồm: Thiết kết kiến trúc, thiết kế quy hoạch, thiết kế kết cấu dân dụng, công nghiệp. Thiết kế giao thông, thiết kế nông nghiệp phát triển nông thôn, thiết kế hạ tầng kỹ thuật, thiết kế điện – cơ điện công trình, thiết kế cấp thoát nước.
-  Chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng bao gồm: giám sát giao thông, giám sát xây dựng DD&CN, giám sát HTKT, giám sát NN&PTNT, giám sát điện nước, giám sát lắp đặt thiết bị công trình – công nghệ.
-  Chứng chỉ hành nghề kỹ sư định giá xây dựng.
-  Chứng chỉ hành nghề quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
 
3.  Chứng chỉ hành nghề xây dựng được phân hạng như thế nào?
 
– Chứng chỉ hành nghề xây dựng hạng 1: 
Là bản đánh giá năng lực cá nhân tham gia hoạt động xây dựng được Bộ Xây Dựng công nhận theo nghị định 100/2018/NĐ-CP thay thế, bổ sung nghị định 59/2015/NĐ-CP và thông tư số 17/2016/BXD. Có giá trị 5 năm trên toàn quốc ký hiệu mã chứng chỉ là BXD- số chứng chỉ (ví dụ BXD-0000123).
 
– Chứng chỉ hành nghề xây dựng hạng 2, hạng 3: 
Là bản đánh giá năng lực cá nhân tham gia hoạt động xây dựng được sở xây dựng công nhận theo nghị định 100/2018NĐ-CP thay thế nghị định 59/2015/NĐ-CP và thông tư số 17/2016/BXD. Có giá trị 5 năm trên toàn quốc ký hiệu mã chứng chỉ được BXD phân theo từng Tỉnh, TP (ví dụ: ở mã được ký hiệu bắt đầu bằng 3 chữ số đầu theo Hà Nội là HAN, ở Hải Phòng là HAP…. mã số được xem tại thông tư số 17/2016).