TÌNH HUỐNG:

Trường hợp Nhà thầu được đề nghị trúng thầu với hiệu lực của HSDT chỉ có 180 ngày, nhưng sau 180 ngày mới ra quyết định trúng thầu và tiến hành thương thảo, hoàn thiện hợp đồng để ký kết hợp đồng. Vậy thế có sai quy định và xử lý thế nào?

CÁC PHƯƠNG ÁN:

Thời gian có hiệu lực của HSDT là quãng thời gian mà Nhà thầu phải có trách nhiệm thực hiện các nội dung đã nêu trong HSDT. Khi hết thời gian có hiệu lực thì nhà thầu hết Trách nhiệm..mà mới có quyết định trúng thầu thì quyết định này vô nghĩa. Theo điều 64 (Điều kiện ký kết hợp đồng) là

+ Tại thời điểm ký kết, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất của nhà thầu lựa chọn còn hiệu lực

+ Tại thời điểm ký kết, nhà thầu phải đảm bảo đáp ứng về: kỹ thuật, tài chính

.....

- Vậy căn cứ vào đâu để đưa ra yêu cầu trong hồ sơ mời thầu rồi dẫn đến tình huống trên? Đây là một trong những yêu cầu quan trọng của HSMT để loại bỏ HSDT. Nhưng để có yêu cầu trong HSMT về thời gian có hiệu lực của HSDT thì người xây dựng HSMT cần nắm các chuỗi thời gian từ lúc bắt đầu phát hành HSMT, thời gian dành cho cho Nhà thầu chuẩn bị HSDT, thời gian đánh giá HSDT, thời gian thẩm định kết quả, thời gian phê duyệt kết quả và thời gian thương thảo, hoàn thiện để ký hợp đồng. Nghĩa là khi xây dựng KHĐT đã phải tính toán, mường tượng "thời gian lựa chọn Nhà thầu" sẽ kéo dài trong bao lâu để từ đó trình và duyệt KHĐT. Thời gian này chính là thời gian có hiệu lực của HSDT đối với nhà thầu khi tham gia đầu thầu để đảm bảo rằng cho tới ký hợp đồng thì HSDT của Nhà thầu trúng thầu vẫn còn hiệu lực, phù hợp với  quy định của Luật đấu thầu.

Vậy tình huống trên cũng chỉ là xử lý tình huống, quan trọng là phải tìm ra nguyên nhân tránh sai xót trong quá trình mời thầu, dự thầu.