III.2.2. Quản lý hành chính đường cao tốc
III.2.2.1. Khái niệm chung
a Khái niệm về quản lý hành chính đường cao tốc
Quản lý hành chính đối với đường cao tốc chỉ các công việc quản lý tài sản đường dựa trên các quy định của pháp luật, quy chế của Nhà nước về bảo vệ đường, bảo vệ dải đất dành cho đường, hành lang hai bên đường, các trang thiết bị trên đường, bảo vệ sự an toàn, thuận tiện đối với người sử dụng đường
b. Đặc điểm của việc quản lý hành chính đối với đường cao tốc
- Biện pháp quản lý phải tiên tiến, hiện đại: các biện pháp quản lý thông tin phải hiện đại; kiểm soát các hoạt động phải kịp thời và thường xuyên; các trang thiết bị làm nhiệm vụ dọn sạch các chướng ngại vật trên đường phải hiện đại, tiện lợi; phải trang bị đầy đủ các phương tiện, thiết bị cứu hộ chuyên dùng để nhanh chóng, kịp thời xử lý các tai nạn giao thông; phải có các trang thiết bị, máy móc chuyên dùng làm công việc duy tu bảo dưỡng đường và các công trình trên đường phải đảm bảo yêu cầu tiện lợi, nhanh chóng và an toàn
- Phương pháp quản lý có tính đặc biệt: việc quản lý không chỉ là quản lý “tĩnh” mà là quản lý “động” để kịp thời phát hiện và xử lý kịp thời các sự cố xảy ra trên đường không kể ngày đêm
- Nội dung quản lý rất phức tạp: nội dung quản lý đường cao tốc có liên quan đến luật pháp, thể chế, quản lý toàn diện, nhiều chiều; đối tượng quản lý gồm cả quản lý con người, quản lý công việc, quản lý tài sản đường, quản lý xã hội.
- Việc thực hiện quản lý có tĩnh cưỡng chế: đối với các hành vi vi phạm các quy định về quản lý đường phải có các biện pháp xử phạt tương đương với mức độ vi phạm của người phục vụ và các chủ phương tiện sử dụng đường
c. Ý nghĩa của việc quản lý hành chính đường cao tốc
Một cách khái quát, ý nghĩa của việc quản lý hành chính là nhằm đạt được các yêu cầu sau:
- Duy trì tính hoàn chỉnh của hệ thống các công trình trên đường cao tốc đều là tài sản của Nhà nước, vì vậy phải được bảo vệ theo pháp luật quốc gia
- Bảo đảm chất lượng sử dụng của đường cao tốc: giám sát chặt chẽ việc sử dụng đường cao tốc, đường cao tốc chỉ dành riêng cho xe cơ giới chạy tốc độ cao, không cho phép nhà cửa và các công trình khác xây dựng trong phạm vi dải đất dành cho đường và hành lang an toàn hai bên đường
- Bảo đảm cải thiện môi trường giao thông trên đường cao tốc: bảo đảm bản thân đường cao tốc đáp ứng các điều kiện về đường để xe chạy với tốc độ cao và an toàn đồng thời đảm bảo điều kiện giao thông tiện lợi, an toàn tuyệt đối không cho phép người và súc vật qua rào chắn đi vào đường cao tốc
- Bảo đảm việc thu phí đầy đủ để hoàn trả vốn xây dựng cho đường cao tốc
- Giáo dục người sử dụng đường và người quản lý đường
III.2.2.2. Nhiệm vụ, quyền hạn, phương pháp quản lý hành chính đối với đường cao tốc
a. Nhiệm vụ và quyền hạn quản lý hành chính đường cao tốc
- Quán triệt và chấp hành các luật pháp, quy chế về quản lý hành chính đối với đường cao tốc
- Quản lý và bảo vệ tài sản đường
- Tuần tra đường ngày đêm trong mọi điều kiện thời tiết, khí hậu
- Dựa theo các văn bản ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm trên đường cao tốc
- Kiểm tra các xe siêu tải chạy trên đường cao tốc và xử lý
- Tham gia vào việc bàn giao, nghiệm thu các công trình trên đường cao tốc
b. Phương pháp quản lý hành chính đường cao tốc
- Phương pháp quản lý về hành chính: thực hiện các hoạt động quản lý việc giám sát, kiểm tra giải quyết các quan hệ giữa đường cao tốc với các tổ chức, các cá nhân làm nhiệm vụ trên đường thông qua luật pháp, quy chế và sự uỷ quyền của cấp trên
- Biện pháp quản lý kinh tế: dựa vào luật khách quan về kinh tế, áp dụng các biện pháp kinh tế, phát huy tác dụng của đòn bẩy kinh tế để thực hiện có hiệu quả luật pháp, quy chế quản lý đường cao tốc
- Biện pháp quản lý về pháp luật: quản lý thông qua việc thực thi các quy định của pháp luật, quy chế quản lý đường cao tốc nhằm đảm bảo mọi hoạt động của người quản lý đường, người sử dụng đường
- Biện pháp quản lý về kỹ thuật: đây là biện pháp quản lý “động” nhằm mục đích bảo vệ tài sản đường và quyền quy định về chức năng của đường cao tốc
III.2.2.3. Chấp hành pháp luật trong quản lý hành chính đối với đường cao tốc
a. Các nguyên tắc chủ yếu về việc chấp hành luật trong quản lý hành chính đối với đường cao tốc
- Thực hiện kết hợp quản lý “tĩnh” với quản lý “động”: kết hợp việc xác định nội dung của quản lý với thực hiện chế độ kiểm tra thường xuyên dọc tuyến các sự cố, vi phạm trên đường
- Kiên trì nguyên tắc, phương châm lấy giáo dục làm chính trong việc chấp hành pháp luật đối với người quản lý hành chính đường cao tốc
- Vận dụng nguyên tắc xử lý tổng hợp, phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận có liên quan
b. Nội dung của việc chấp hành pháp luật trong quản lý hành chính đối với đường cao tốc
- Quản lý và bảo vệ tài sản đường và các quyền của đường để bảo đảm xe chạy với tốc độ cao, thông suốt, an toàn, tiện lợi trên cơ sở vận dụng các quy định của pháp luật
- Quản lý đối với các xe siêu tải và các trường hợp đặc biệt sử dụng đường quá khổ
c. Những đặc điểm của việc chấp hành pháp luật trong quản lý hành chính đường cao tốc
- Việc chấp hành pháp luật trong quản lý hành chính đường cao tốc phải do cơ quan chủ quản đường cao tốc hoặc đơn vị được uỷ quyền quản lý đường cao tốc thực hiện
- Việc chấp hành luật trong quản lý hành chính phải được thực hiện theo đúng pháp luật và quy chế quản lý đường cao tốc
- Việc chấp hành pháp luật trong quản lý hành chính đường là một loạt hoạt động hành chính
- Công việc này là một hoạt động thực hiện các biện pháp hành chính, có tính cưỡng bức đối với một số người, một số việc
- Công việc này là một loại hạot động mang nhiều tính tự do cần có sự vận dụng sáng tạo trong chấp hành pháp luật để đảm bảo việc xử lý được hợp lý, hợp tình
- Công việc này là một hoạt động chấp hành các quy định của pháp luật, vì vậy phải tuân theo các quy định của Luật tố tụng nếu đương sự không đồng ý với quyết định xử lý vi phạm của cơ quan quản lý hành chính đường bộ
d. Các căn cứ luật pháp để thực hiện quản lý hành chính đường cao tốc
- Các quy định của Pháp luật, các Quy chế về quản lý đường bộ đồng thời được áp dụng cho việc quản lý đường cao tốc
- Căn cứ luật pháp để quản lý hành chính đường bộ
III.2.2.4. Thiết lập cơ cấu tổ chức, các yêu cầu đối với nhân viên quản lý và trang thiết bị dùng trong quản lý hành chính đường cao tốc
a. Thiết lập cơ cấu tổ chức quản lý: có 4 cấp quản lý theo thứ tự sau
- Cơ quan chủ quản giao thông vận tải bao gồm Bộ GTVT, Sở giao thông tỉnh, phòng giao thông huyện
- Cơ quan quản lý đường bộ bao gồm: cục quản lý đường bộ, Cục quản lý đường đô thị, Khu quản lý đường bộ, đoạn hạt quản lý đường bộ
- Cơ quan quản lý hành chính đường bộ là cơ quan thay mặt cho Nhà nước thực hiện nhiệm vụ quản lý hành chính
- Nhân viên quản lý đường bộ bao gồm chuyên trách, kiêm nhiệm, hợp đồng, nghĩa vụ, …
b. Các yêu cầu đối với nhân viên quản lý đường bộ
- Phải trên 20 tuổi và không quá 45 tuổi, có sức khoẻ, có trình độ văn hoá, có qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ và chứng chỉ thi tuyển do Bộ GTVT quy định
- Tư tưởng vững vàng, đạo đức tác phong liêm khiết, có ý thức kỷ luật, ý thức tổ chức, lành mạnh trong sinh hoạt, tinh thần trách nhiệm cao
- Có trình độ nghiệp vụ và kinh nghiệm công tác
- Nắm vững pháp luật, quy chế về quản lý hành chính đường bộ
- Có ý thức tự giác học tập các kỹ thuật mới trong quản lý hiện đại
c. Trang thiết bị sử dụng trong quản lý hành chính đường bộ: bao gồm trang thiết bị tuần tra, trang thiết bị giải toả chướng ngại vật, thiết bị thông tin di động, thiết bị thu thập số liệu, thiết bị cứu hộ cứu nạn, thiết bị báo hiệu đường
III.2.2.5. Thực hiện công việc quản lý hành chính đường cao tốc
a. Tuần tra, quản lý đường cao tốc
- Nhiệm vụ của tuần tra: tuần tra trong phạm vi đoạn đường phụ trách về tình hình đường sá, các công trình trên đường, các thiết bị báo hiệu đường, cọc tiêu, rào chắn
- Công tác chuẩn bị trước khi thực hiện việc tuần tra trên đường:
+ Các nhân viên phải mặc trăng phục, đeo phù hiệu
+ Kiểm tra các dụng cụ cá nhân cần cho việc điều tra đường
+ Kiểm tra các dụng cụ khảo sát, thu thập thông tin, các thiết bị cứu hộ, cứu nạn
- Các quy định chung đối với việc tuần tra đường cao tốc
+ Một tổ tuần tra thường có 3 người, tốc độ xe chạy của tổ tuần tra không quá 60 km/h và không làm ảnh hưởng đến điều kiện xe chạy bình thường
+ Khi cần xử lý khẩn cấp một xe vi phạm luật giao thông thì xe tuần tra phải vượt xe bị xử lý ít nhất là 240 m sau đó chiếu đèn pin lên mặt đường, ra tín hiệu dừng xe bên lề đường
+ Sau mỗi lần tuần tra, tổ trưởng tuần tra phải ghi đầy đủ kết quả tuần tra
b. Xử lý cứu hộ, sự cố trên đường cao tốc
- Sự cố trên đường cao tốc: tai nạn giao thông, sửa chữa mặt đường, ùn tắc giao thông, mưa to làm ảnh hưởng tầm nhìn, đất sụt làm ảnh hưởng tới giao thông, vật liệu nguy hiểm nằm trên đường, rác rưởi và súc vật gây ảnh hưởng
- Việc xử lý các sự cố trên đường phải được tiến hành theo các hướng dẫn, quy trình xử lý sự cố để đảm bảo nhanh chóng, an toàn, có hiệu quả và phải có sự phân công trách nhiệm giữa các bộ phận, các cơ quan
- Quá trình xử lý sự cố theo trình tự: thông tin, quyết định, hành động và cuối cùng là báo cáo