Trong cầu đúc hẫng: 
Tại sao khối K0 và K1 chỉ căng cáp DƯL 1 đầu, trong khi các khối khác căng 2 đầu?
Trong quá trình căng cáp nếu ko đạt thì xử lý thế nào?

Trả lời tham khảo:

Trả lời 1. - Căng cáp Dự Ứng lực cho bản nắp chủ yếu phục phụ trong quá trình thi công (Chịu tải trọng bản thân của các khối đúc, tải trọng thi công, tải trọng xe đúc...) 
- Trong quá trình căng cáp khối đúc K0+K1 (L=12-14 m)  bạn có thể căng hai đầu hoặc 1 đầu tùy biện pháp thi công, tuy nhiên khối đúc này có chiều dài tương đối nhỏ nên khả năng mất ứng suất trong quá trình căng cáp thấp, vì vậy bạn có thể căng 1 đầu, bạn chỉ cần căng đến cáp lực 1.0Pk là đạt được cường độ thiết kế của bó cáp rồi (nếu bạn căng 1 đầu thì bảng tính độ giãn dài của cáp cũng khác nên phải làm 2 bảng tính) 
-  Bạn nên chỉ rõ trong quá trình thi công đạt về vấn đề gì? như: độ giãn dài, cường độ (sai số về độ giãn dài cho phép tối đa 6%)
 

Trả lời 2: 

Câu 1, tùy vào thiết kế, lưu ý trong quá trình thi công có thể đổi đầu kéo mà ko ảnh hưởng gì 
 
Câu 2. Bạn nói rõ sự cố gì nhé, đứt cáp, nổ đầu neo cáp, hay độ giãn dài không dạt, tụt đầu cáp không đủ cắn nêm …
 
Trả lời khác:
 

Đốt K0-K1 thì chiều dài cáp không lớn, độ giãn dài sau khi căng kéo còn đủ trong hành trình của Kích. Khi độ giãn dài vượt quá hành trình kích thì chung ta 1 là căng kéo hai đầu, 2 là đóng nêm hồi kích lại rồi căng tiếp.