Câu 1. Mục đích của dự toán

- Giúp chủ đầu tư dự kiến số tiền sẽ phải chi để có được công trình hoặc hạng

mục công trình mà mình mong muốn.

- Xác định một căn cứ để xét chọn nhà thầu, thương thảo ký kết hợp đồng.

- Tìm ra một căn cứ để phê duyệt vốn đầu tư.

- Sử dụng làm căn cứ để thẩm tra, quyết toán.

 

Câu 2. Vai trò của dự toán

- Là tài liệu quan trọng gắn liền với thiết kế cho biết chi phí xây dựng công

trình.

- Là cơ sở để lập kế hoạch đầu tư, thuyết phục ngân hàng đầu tư, cấp phát vốn

vay.

- Là cơ sở để chủ đầu tư và nhà thầu lập kế hoạch cho chính mình:

- Là căn cứ xác định giá gói thầu, giá thành xây dựng khi đấu thầu;

- Là căn cứ để đàm phán, ký kết hợp đồng, thanh quyết toán khi chỉ định thầu.

- Là cơ sở để tính toán các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật trong việc so sánh lựa chọn

các phương án thiết kế xây dựng.

 

Các phương pháp dự toán

Có rất nhiều phương pháp để lập dự toán, hiện ở Việt Nam phổ biến các

phương pháp sau:

 1 ) pp lập theo bộ đơn giá.

1) Phương pháp xác định theo khối lượng và đơn giá( phân tích chi tiết.)

3) Phương pháp xác định trên cơ sở công trình tương tự, sử dụng suất xây

dựng công trình trong suất vốn đầu tư;

4) Phương pháp xác định bằng tạm tính; theo tỷ lệ %

5) Phương pháp xác định dự toán bằng kết hợp các phương pháp trên.

 

Câu 3. Nguyên tắc xác định dự toán

- Tính đúng, tính đủ, không trùng lặp chi phí, các nội dung chi phí phù hợp và

tuân thủ theo các quy định (công trình sử dụng vốn nhà nước).

- Lập theo mặt bằng giá tại thời điểm lập dự toán.

- Có nội dung công việc là có chi phí (quan trọng là người lập dự toán biết tính

toán và đưa chi phí đó vào đâu và đủ căn cứ để bảo vệ).

 

Câu 4 : phân biệt dự toán xây dựng công trình vs giá gói thầu và giá dự thầu.

Giá Dự toán:

-         Giá dự toán là giá do chủ đầu tư hoặc đơn vi thiết kế dự tính.

-         được xác định trên cơ sở khối lượng xác định theo thiết kế kỹ thuật (đối với công trình thiết kế 3 bước) hoặc theo thiết kế bản vẽ thi công (đối với công trình thiết kế 1 bước và 2 bước) trong giai đoạn thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình.

-         Lập trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư.

Giá gói thầu:

 Giá gói thầu: là giá sau khi thẩm tra, thẩm định được CĐT phê duyệt.

-  Giá gói thầu chính là giá trị của gói thầu được ghi trong kế hoạch đấu thầu, xác định trên cơ sở tổng mức đầu tư, dự toán được duyệt và các quy định hiện hành.

-  Gói thầu xây lắp, gói thầu mua sắm thiết bị. Gói thầu BOT( Built-Operation-Transfer. Xây dựng-Vận hành-Chuyển giao)

-  Giá gói thầu có thể được xem là giá giới hạn trên của giá dự thầu.

-  Giá gói thầu do chủ đầu tư ước tính khi phân chia gói thầu tiến hành đấu thầu.

Giá dự thầu

-  Giá dự thầu là giá do nhà thầu nêu trong đơn dự thầu thuộc hồ sơ dự thầu. Giá dự thầu là giá do các nhà thầu lập ra dựa theo đinh mức, đơn giá nội bộ của từng nhà thầu.

-  Trường hợp nhà thầu có thư giảm giá thì giá dự thầu là giá sau khi đã giảm.

Giá trúng thầu

-  Giá trúng thầu là giá được phê duyệt trong kết quả lựa chọn nhà thầu.

-  Giá trúng thầu là cơ sở để thương thảo, hoàn thiện và ký kết hợp đồng.

 

Giá dự thầu < giá gói thầu .

-                        Truờng hợp đấu thầu thì không bắt buộc chủ đầu tư phải phê duyệt lại dự toán (Mặc dù dự toán chính xác và sát với giá thực của công trình hơn). vì khi đấu thầu đã có sự cạnh tranh về giá rồi mà trong giá gói thầu thì lại bao gồm cả dự phòng phí lên chẳng mấy khi giá dự thầu vượt giá gói thầu

-                        Trường hơp sau khi đấu thầu mà tất cả các nhà thầu đều hơn giá gói thầu thì đấu thầu lại. Hoặc điều chỉnh theo quy định.

 

 

Câu 5: trong dự toán này k tính khấu hao cọc ván thép.

 

 

 

 

 

 

 Câu 6: phân biệt TMĐT vs dự toán

 

Chỉ tiêu

TMĐT

Dự toán

Nội dung chi phí

gồm 6 nội dung như dự toán và thêm 1 nội dung nữa là GPMB

Chi phí xây dựng, thiết bị, quản lý dự án, tư vấn, khác, dự phòng phí.

Căn cứ lập

TMĐT lập cho dự án và tính dựa trên thiết kế cơ sở.

và suất vốn đầu tư

Dự toán lập cho công trình và tính trên thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công.

Suất vốn đầu tư xây dựng công là mức chi phí cần  thiết  để đầu tư xây dựng công trình mới  tính cho một đơn vị diện tích hoặc công suất, năng lực phục vụ theo thiết kế của công trình. Công suất, năng lực phục vụ theo thiết  kế của công trình là khả năng sản xuất hoặc khai thác sử dụng công trình theo thiết  kế được xác định bằng đơn vị đo thích hợp.

Dự án có thể có 1 hoặc có nhiều công trình.

Khi dự án chỉ có 1 công trình, nếu bỏ GPMB ra thì TMĐT (có thể) trùng giá trị dự toán.

Độ chính xác

- TMĐT lập khi số liệu còn sơ sài, có thể chưa đúng lắm, sai số +-20% so với giá trị thật.  Chi phí dự phòng khối lượng tính cao hơn. Dôi ra .

- Dự toán lập khi bản vẽ đã thiết kế với đủ thông tin thiết kế, sai số cho phép +-10% hoặc +-5%.

Vai trò

- TMĐT được lập để đưa vào tính hiệu quả dự án, ra quyết định đầu tư dự án. là cơ sở để Chủ đầu tư lập kế hoạch và quản lý vốn khi thực hiện đầu tư xây dựng công trình

Dự toán được lập để dự trù kinh phí xây dựng công trình, quyết định phê duyệt chi phí xây dựng công trình.
 

 

 TMĐT > dự toán

 

 

 

Câu hỏi 7: Tôi cần chuẩn bị những tài liệu gì cho công việc lập dự toán?

-           Căn cứ vào dự án đầu tư và tổng mức đầu tư được phê duyệt.

-           Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công do Công ty tư vấn thiết kế Cầu Lớn - Hầm thực hiện.

-           Định mức dự toán xây dựng công trình – Phần xây dựng ban hành của Bộ xây dựng ban hành kèm theo công văn số 1776/2007/BXD-VP ngày 16/08/2007.

-           Định mức dự toán xây dựng công trình – Phần lắp đặt của Bộ xây dựng ban hành kèm theo công văn số 1777/2007/BXD-VP ngày 16/08/2007.

-           Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ quy đinh về hệ thống bậc lương, thang lương và chế độ phụ cấp lương trong các công ty Nhà nước.

-           Nghị định số 103/2012/NĐ-CP của Chính phủ quy định về mức lương tối thiểu vùng.

-           Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính Phủ về việc hướng dẫn thi hành luật đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo luật xây dựng.

-           Thông tư số 06/2010/TT-BXD ngày 26/05/2010 của Bộ xây dựng hướng dẫn phương pháp xác định giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng công trình.

-           Thông tư số 04/2010/TT-BXD ngày 26/05/2010 của Bộ xây dựng hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.

-           Nghị định số 112/2009/NĐ-CP của Chính phủ về việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

-           Quyết định số 957/2009/QĐ-BXD ngày 29/09/2009 của Bộ xây dựng về việc ban hành định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng.

-           Thông tư số 22/ 2010/TT- BKH ngày 2/12/2010 của Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư quy định về định mức chi phí giám sát và đánh giá đầu tư.

-           Thông tư số 19/2011/TT-BTC của Bộ tài chính quy định về quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn Nhà nước.

-           Thông tư số 176/2011/TT-BTC của Bộ tài chính hướng dẫn chế độ thu nộp và sử dụng lệ phí thẩm định đầu tư.

-           Quyết định số 33/2004/QĐ-BTC ngày 12/04/2004 của Bộ tài chính về việc ban hành Quy tắc, Biểu phí bảo hiểm xây dựng lắp đặt.

-           Công bố giá vật liệu xây dựng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh tháng 8/2013 của  Sở xây dựng TP. Hồ Chí Minh

-           Bảng báo giá vật tư, vật liệu của một số mặt hàng khác tại thời điểm lập thiết kế.

 

Câu hỏi 8: Dự toán bao gồm bao nhiêu khoản mục chi phí ? Quy định ở đâu ?

Trả lời: Dự toán bao gồm 6 khoản mục chi phí

1. Chi phí xây dựng

2. Chi phí thiết bị

3. Chi phí QLDA

4. Chi phí TVĐTXD

5. Chi phí khác

6. Chi phí dự phòng

Xem Nghị định 112/2009/NĐ-CP và Thông tư 04/2010/TT-BXD.

 

Câu hỏi 9: Nêu khái quát cách lập dự toán chi phí xây dựng công trình ?

Trả lời:

- Xác định Danh mục công việc xây dựng (phải biết làm những việc gì?), phù hợp với mã hiệu định mức, đơn giá đã có…

- Xác định khối lượng công việc (từ bản vẽ thiết kế…)

- Đơn giá: sử dụng đơn giá địa phương hoặc chiết tính đơn giá công trình.

- phân tích đơn giá cần làm các thao tác sau:

1. Lựa chọn định mức: VL, NC, MTC

2. Xác định danh mục liệu trong định mức, xác định giá vật liệu (TBG địa phương hoặc khảo sát, tính toán bài toán vận chuyển -> giá vật liệu đến hiện trường). Căn cứ: Bảng cước vận chuyển hoặc hợp đồng vận chuyển cụ thể tuỳ theo điều kiện công trường. Loại thuế VAT ra khỏi giá vật liệu dùng để tính đơn giá.

3. Tính lương nhân công

4. Tính giá ca máy

Giá nhiên liệu. Kp : hệ số chi phí nhiên liệu, dầu mỡ phụ cho một ca máy làm việc.

+       Động cơ xăng    :  1,03

+       Động cơ Diezel  :  1,05

+       Động cơ điện     :   1,07

 

- Thực hiện áp đơn giá VL, NC, MTC vào định mức để tính ra đơn giá (thường gọi là phân tích đơn giá).

- Khối lượng lắp đơn giá thành bảng dự toán, cộng trừ nhân chia sẽ tính ra chi phí trực tiếp.

- Tính toán trực tiếp phí khác, chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước, VAT, lán trại….

>> Từ đó đưa ra bảng dự toán chi phí xây dựng công trình.

 

Câu hỏi 10: Nêu vai trò và trình tự các bước đo bóc khối lượng ?

 

>> Khối lượng công việc là cơ sở đầu tiên để đi xác định dự toán xây dựng công trình.

>> Trình tự:

Bước1: Nghiên cứu, kiểm tra thông tin trong bản vẽ thiết kế và tài liệu chỉ dẫn kèm theo. Yêu cầu người thiết kế làm rõ bản vẽ và các thuyết minh (nếu cần).

Bước 2: Lập bảng tính toán, đo bóc khối lượng công trình, hạng mục công trình

Bước 3: Thực hiện đo bóc khối lượng xây dựng công trình (đưa số liệu vào bảng tính toán).

Bước 4: Tổng hợp các khối lượng xây dựng vào bảng khối lượng xây dựng công trình.

 

Câu hỏi 11: Nêu các khoản mục chi phí của đơn giá xây dựng công trình ? Nêu cách tính “thủ công” một đơn giá ?

Trả lời: Các khoản mục chi phí của đơn giá xây dựng công trình bao gồm:

+ Chi phí vật liệu

+ Chi phí nhân công

+ Chi phí máy thi công

Khi chiết tính đơn giá cần chú ý các hệ số điều chỉnh và các hướng dẫn áp dụng (định mức, đơn giá) trong quyển định mức hoặc đơn giá.

Cách tính thủ công

+ Chuẩn bị các dữ liệu nào để chiết tính đơn giá: Định mức, giá vật liệu, nhân công, giá ca máy, hướng dẫn điều chỉnh (nếu cần).

+ Chọn định mức, nhập số liệu vào bảng tính.

+ Lắp giá vật liệu.

+ Lập công thức tính toán, trình bày để áp dụng.

 

Câu 12: Căn cứ xác định hao phí nhân công, ca máy?

  + Căn cứ xác định hao phí nhân công?

     - Cơ sở xác định là cấp bậc thợ bình quân cho từng công việc dựa theo sự biên chế các tổ, nhóm đã được kiểm nghiệm qua nhiều công trình xây dựng và giá nhân công trên thị trường lao động.

  + Căn cứ xác định hao phí ca máy.

     - Chi phí khấu hao.

     - Chi phí sửa chữa.

     - Chi phí khác.

     - Chi phí nhiên liệu.

     - Tiền lương thợ điều khiển máy.

 

Câu 13. Căn cứ lập tổng dự toán?

-           Khối lượng công tác.

-           Đơn giá xây dựng cơ bản.

-           Giá mua các thiết bị, giá cước vận tải, xếp dỡ, bảo quản.

-           Định mức các chi phí tính theo tỉ lệ và bảng giá.

 

 Câu 14 : Chi phí trực tiếp khác?

Chi phí trực tiếp khác là chi phí cho những công tác cần thiết phục vụ trực tiếp thi công xây dựng công trình

+       Chi phí di chuyển lực lượng lao động trong nội bộ công trường,

+       An toàn lao động, bảo vệ môi trường cho người lao động và môi trường xung quanh,

+       Thí nghiệm vật liệu của nhà thầu và chi phí bơm nước,

+       Vét bùn không thường xuyên và không xác định được khối lượng từ thiết kế. 

(VL+NC+MTC)x 2%

 

Câu 15 : Nhà thầu chúng tôi đang thi công một công trình, chủ đầu tư cấp một số vật liệu chính, vậy khi thanh toán tôi có được tính các chi phí đuôi (trực tiếp phí khác, chi phí chung, lãi chịu thuế,vv..) gắn với các công việc liên quan đến vật liệu do A cấp ở trên hay không?

Trích thông tư 04

Khoản3.1.1Điều6:

“Chi phí trực tiếp bao gồm: chi phí vật liệu (kể cả vật liệu do chủ đầu tư cấp), chi phí nhân công ,chi phí máy thi công và chi phí trực tiếp khác….”

Trực tiếp phí khác, Chi phí chung, Lãi chịu thuế tính trước được tính  bằng% của Chi phí trực tiếp nên các khoản chi phí này vẫn được tính đuôi bình thường!

Tuy nhiên vấn đề này cần được thương thảo cụ thể trong quá trình ký kết hợp đồng!

 

Câu 16 Chi phí chung của doanh nghiệp, cách phân phối chi phí chung ?

   Chi phí chung của doanh nghiệp bao gồm:

-           Chi phí quản lý của doanh nghiệp.

-           Chi phí điều hành sản xuất tại công trường.

-           Chi phí phục vụ công nhân.

-           Chi phí phục vụ thi công tại công trường và một số chi phí khác.

 Cách phân phối chi phí chung.

-           Chi phí chung được tính bằng tỉ lệ % trên chi phí trực tiếp hoặc bằng tỉ lệ % trên chi phí nhân công trong dự toán theo quy định đối với từng loại công trình.

-           Đối với các hạng mục công trình tương ứng với từng loại công trình thì mỗi hạng mục công trình đó được coi như một công trình độc lập và được áp dụng định mức tỷ lệ chi phí chung theo loại hình công trình phù hợp.

-           Định mức chi phí chung:

+ Công trình dân dụng:              6.0 %

+ Công trình công nghiệp:         5.5 %

+ Công trình giao thông:         5.5 %

+ Công trình thủy lợi:                5.5 %

+ Công trình hạ tầng kỹ thuật:   5%

 

Câu 17. VAT đầu ra trong dự toán xây lắp dùng để làm gì?

 Trả lời:
- Chính là thuế giá trị gia tăng mà Nhà nước thu trực tiếp từ Nhà thầu.
- Nhà thầu chính là người bán sản phẩm (công trình). Chủ đầu tư là người mua sản phẩm công trình từ nhà thầu.
- Khi mua, người bán (nhà thầu) sẽ xuất hóa đơn GTGT (hóa đơn đỏ) cho người mua (CĐT) = tổng giá trị quyết toán theo hợp đồng bao gồm:

Giá trị quyết toán mà CĐT trả cho nhà thầu = Phần giá trị trước thuế: GTkvat + Phần thuế: GTvat

Số phần thuế GTvat Nhà thầu sẽ bị Nhà nước thu lại.
 

Thuế GTGT là khoản thuế phải nộp theo quy định của nhà nước

 - Thuế GTGT là loại thuế gián thu, người mua hàng phải chịu thông qua thuế gộp vào giá bán. Thuế VAT về xây dựng là 10%.

- Thuế GTGT đầu ra được sử dụng để trả số thuế GTGT đầu vào mà doanh nghiệp xây dựng đã trả trước khi mua các loại vật tư, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng…

 

Câu 18. Thu nhập chịu thuế tính trước?

-             là khoản lợi nhuận của doanh nghiệp xây dựng được dự tính trước trong dự toán xây dựng công trình

-            Bản chất của thu nhập chịu thuế tính trước là lợi nhuận định mức tính vào dự toán chi phí xây dựng công trình nhằm dự trù phần chi phí chi trả lợi nhuận của nhà thầu

-            (Chi phí trực tiếp + chi phí chung ) x 6%

 

- DỰ TOÁN CĐT lập thực chất là DỰ TÍNH tại thì hiện tại số tiền sẽ phải trả cho Nhà thầu ở thì tương lai.

Mà thông thường, nhà thầu làm (thực chất đó là nhà sản suất) nếu không có lãi thì nhận làm gì cho mệt. Nên đã làm sản phẩm (công trình XD) thì khi bán phải có lãi mới làm. Do đó, trong cấu thành đơn giá dự thầu của nhà thầu trong thì tương lai chắc chắn phải có phần lãi này dù ít hay nhiều. Nên khi DỰ TÍNH, CĐT phải đưa nó vào dự toán.

 

Câu 19 : Với loại công trình nào thì chi phí lán trại được tính 2%? Đường giao thông trong đô thị có được tính 2% hay k?

 Thông tư 04: Chi phí nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công được tính bằng tỷ lệ 2% trên tổng chi phí trực tiếp, chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước đối với các công trình đi theo tuyến như đường dây tải điện, đường dây thông tin bưu điện, đường giao thông, kênh mương, đường ống, các công trình thi công dạng tuyến khác và bằng tỷ lệ 1% đối với các công trình còn lại.

 

 

 

 

Câu 20 : phân biệt thẩm tra và thẩm định

Giống nhau

Các tổ chức, cá nhân thực hiện việc thẩm định, thẩm tra tổng mức đầu tư phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp lý, chính xác của kết quả thẩm định, thẩm tra.”

Khác nhau

-            Thẩm tra  Tức là thuê một đơn vị độc lập kiểm tra lại thiết kế, dự toán của tư vấn thiết kế . Công việc kiểm tra đồ án xem làm đúng hay sai, có phù hợp hay không. Kết quả thẩm tra phải được lập thành báo cáo trong đó nêu ra những nhận định chỗ nào đúng hoặc chỗ nào sai và những kiến nghị, góp ý về công việc đã thẩm tra.

-            Thẩm định là một bộ phận do Chủ đầu tư lập nên để đánh giá kết quả đồ án của tư vấn thiết kế và kết quả thẩm tra của Tư vấn thẩm tra để đánh giá xem đồ án này có đạt yêu cầu không. Kết quả thẩm định đạt yêu cầu được làm căn cứ để chủ đầu tư ra quyết định phê duyệt dự án.

 

Chi phí. Có thuế

Lệ phí , k có thuế. Vì CĐT tự làm. K xuất hoá đơn nên k tính thuế.

 

Câu 21:  Hiện nay nhà nước có quy định 2 loại lương tối thiểu “Lương TT chung và Lương TT vùng”? Vậy 2 mức lương này khác nhau ở chỗ nào và để làm gì?

Với dự toán của em thì điều chỉnh theo lương tối thiểu nào?

*  Lương TT chung: Là lương TT để tính lương cho bộ phận làm việc công (Phục vụ bộ máy nhà nước), ví dụ  công chức, công an, bộ đội, giáo viên, vv..thuộc biên chế nhà nước hoặc ký HĐ với bộ máy công quyền. Vậy có thể hiểu dễ dàng, lương TT chung là lương trả cho những đối tượng hưởng lương từ Ngân sách nhà nước

*  Lương TT vùng: Là lương TT mà NN quy định các doanh nghiệp đang hoạt động trên đất nước Việt Nam  phải trả  cho người lao động. Và đương nhiên lương này lấy từ nguồn Ngân sách doanh nghiệp . 2.350.000đ đối với thành phố HCM.

 

Câu 22: Chi phí đảm bảo an toàn giao thông cho công trình, cho dự án tính vào đâu trong dự toán?

Chi phí đảm bảo giao thông thuộc Chi phí khác của dự án. Chi phí này tùy từng dự án có thể có hoặc không vì vậy để xác định chi phí này cần phụ thuộc vào tình hình thực tế của dự án. Việc phê duyệt chi phí này hay không sẽ do người quyết định đầu tư Quyết định cho phù hợp nhất với dự án.

 

Câu 23: Trong công trình có những khoản bảo hiểm nào phải mua? Và ai mua?

1. Chủ đầu tư thì mua bảo hiểm công trình Của công ty bảo hiểm.

2. Nhà thầu tư vấn thì mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp.

 

Câu 24: Phân biệt bảo hiểm công trình vs bảo hành công trình ?

-         bảo hiểm công trình: là do chủ đầu tư mua

-         bảo hành công trình: là khoản tiền mà Nhà thầu bị giữ lại trong thời gian bảo hành. Thông thường thì có 1 ngân hàng đứng ra bảo lãnh.

 

Câu 25: Cách tính chi phí vận chuyển đất đi đổ như thế nào? Ví dụ với 5km? 10km? Hay 15 km? Đào 1m3 đất nguyên thổ lên thì nó sẽ tơi ra, vậy khi vận chuyển đi tính khối lượng là bao nhiêu?

-            Cách tính: đầu tiên xác định cấp đất. Cự ly vận chuyển và phương tiện vận chuyển. Sau đó tra định mức 1776, phần vận chuyển có hướng dẫn.  Vận chuyển 1 km đất cấp mấy, loại xe gì.  Chia thành 3 mức. 1 km đầu tiên, 6km tiếp theo và số km còn lại. Khi tính thì ta nhân định mức vận chuyển với số km đó.

-            Định mức đào đất tính cho khối lượng đất đào đo tại nơi đào Định mức vận chuyển tính cho 1m3 đo tại nơi đào và đã tính đến hệ số nở rời của đất.

Ví dụ trong Định mức vận chuyển 100m3 đất cấp II bằng ô tô tự đổ hết 1,330 ca, thì trong con số 1,330 này đã nhân thêm hệ số nở rời của đất.

 

Câu hỏi 26: Khi lập dự toán, chọn tổ hợp máy đào đất và ô tô vận chuyển như thế nào cho phù hợp?

 

Trả lời: Chọn máy đào dung tích bao nhiêu m3 hay ô tô bao nhiêu tấn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như đào ít hay đào nhiều, mặt bằng hay vị trí thi công có thuận lợi hay không và quan trọng nhất là dung tích máy đào + cự ly vận chuyển.

Lập dự toán đào đất phải theo biện pháp thi công với tổ hợp máy đào – ô tô phù hợp. Công trình của em là sử dụng máy đào 1,6m3 nên sử dụng ô tô vận chuyển là 10T.

 

Câu hỏi 27: Có ý kiến cho rằng, trong công tác đào đất bằng máy, đã có công tác đào thủ công, điều này đúng hay sai, tỷ lệ thủ công trong đó là bao nhiêu nếu điều đó đúng?

Trả lời:

Ý kiến này hoàn toàn đúng, trong định mức đào đất bằng máy sẽ thấy việc đào đất bao gồm cả máy và thủ công trong đó. Trong bài em có đào đất bằng máy. STT 48. Có hao phí nhân công trong đó. Điều này chứng tỏ k phải hoàn toàn là 100% bằng máy.

 

 

Câu 28: Rất nhiều công tác Trong ĐM1776 không có mã hiệu, vậy phải áp dụng hay vận dụng mã hiệu đơn giá nào?

Thông tư 04/2010/TT-BXD) cho phép người lập dự toán có thể tạm tính (ước lượng, ước tính) chi phí cho công tác đó mà không phải đợi đến khi có định mức mới

1.      Vận dụng

Có thể lấy một công tác khác có trong định mức mà cách thi công của nó tương tự như công tác tạm tính đó để vận dụng.

Củng có thể lấy một định mức nào đó rồi điều chỉnh đi cho phù hợp

2. Ước tính

- Nếu không có công tác khác tương đương thì bạn có thể tạm tính giá vật liệu, nhân công, máy cho công tác đó bằng một số tiền nào đó.

- Bạn cũng có thể căn cứ vào giá thị trường tại thời điểm lập hoặc báo giá của nhà sản xuất. 3. Sử dụng số liệu từ công trình tương tự

4. Đi lập định mức mới để áp dụng cho công trình

 

Câu 29. Phân biệt đơn giá tổng hợp, chi tiết, đầy đủ, đơn giá khu vực thống nhất, đơn giá nội bộ?

 + Đơn giá tổng hợp là đơn giá xác định cho một đơn vị khối lượng công tác xây lắp tổng hợp hoặc một kết cấu xây lắp hoàn chỉnh và được xác định trên cơ sở định mức dự toán tổng hợp.

 + Đơn giá tổng hợp không đầy đủ là đơn giá tổng hợp chỉ bao gồm chi phí trực tiếp.

 + Đơn giá tổng hợp đầy đủ là đơn giá bao gồm chi phí trực tiếp, chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước và thuế GTGT.

 + Đơn giá chi tiết là đơn giá xác định cho một đơn vị công tác xây lắp riêng biệt hoặc bộn phận kết cấu xây lắp được xác định trên cơ sở định mức dự toán chi tiết.Được dùng để lập dự toán chi tiết hạng mục công trình ở giai đoạn thiết kế bản vẽ thi công, làm cơ sở xác định giá mời thầu hoặc giá hợp đồng giao nhận thầu.

 + Đơn giá khu vực thống nhất được xác định theo điều kiện thi công, điều kiện sản xuất và cung ứng vật liệu xây dựng thuộc cụm xây dựng tập trung gốc và làm căn cứ để lập dự toán các công trình xây dựng trong tỉnh, thành phố.

 + Đơn giá xây dựng nội bộ được xác định theo điều kiện thi công, điều kiện sản xuất và cung ứng vật liệu xây dựng, các chế độ chính sách quy định riêng đối với từng công trình.

 

 

Câu 30. Tại sao khi lập dự toán lại cần tìm hiểu phân loại cho công trình đang chuẩn

bị lập dự toán ?

 phân loại công trình (công trình của bạn là dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi hay hạ tầng kỹ thuật) để chọn định mức cho phù hợp

+ Công trình dân dụng:              6.0 %

+ Công trình công nghiệp:         5.5 %

+ Công trình giao thông:         5.5 %

+ Công trình thủy lợi:                5.5 %

+ Công trình hạ tầng kỹ thuật:   5%

 

câu 31. Tại sao không tính giá trị thật của công trình luôn mà phải dự tính ?

 Vì sản phẩm xây dựng khác vs các sản phẩm khác, đặc điểm của sp xd là mua bán trc. Sản xuất sau. Cho nên giá trị của công trình chưa xác định được  nên phải dự tính .

10. Giá trị xây dựng trước thuế dùng để làm gì ?

Câu 32. Nêu trình tự công tác đo bóc khối lượng ?

Bước 1: Nghiên cứu hồ sơ thiết kế:

Bước 2: Liệt kê các công việc cần tính:
Bước 3: Phân tích khối lượng là việc phân tích các loại công tác thành từng loại phù hợp để tính toán cần chú ý.
Bước 4: Tìm kích thước tính toán
Bước 5: Tính toán và trình bày kết quả tính toán

Câu 33. Định mức dự toán là gì ? Sử dụng để làm gì.  Hiểu biết về định mức dự toán đem lại lợi ích gì

Định mức: là mức hao phí về vật liệu, lao động và máy thi công để hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác xây dựng… từ khâu chuẩn bị đến khâu kết thúc công tác xây dựng

Vai trò: phục vụ cho quá trình làm dự toán. Đó là những hao phí trung bình tiên tiến để làm ra 1 đơn vị sản phẩm.

Hiểu biết về định mức cho ta dễ dàng làm dự toán chính xác.

Câu 34. Bảng lương nhân công tính thế nào ? Tính lương cấp bậc, các khoản phụ

cấp thế nào ?

Nghị định 103 /2012 điều chỉnh mức lương tối thiểu

a) Mức 2.350.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I.

b) Mức 2.100.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II.

c) Mức 1.800.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III.

d) Mức 1.650.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên các địa bàn thuộc vùng IV.

 

hệ số mức lương theo Nghị định số 205/2004/ NĐ-CP ngày 1/12/2004 của chính phủ về quy định hệ thống thang lương, bảng lương và chế độ phụ cấp lương.

 

 

Câu 35. Bảng giá ca máy và thiết bị thi công tính thế nào ?

Hướng dẫn theo thông tư 06/2010 TT_BXD ngày 26/5/2010

 

Câu 36. Mẫu bảng tổng hợp chi phí được quy định ở văn bản nào ? Các công thức

trong đó thế nào ? Tra cứu định mức tỷ lệ chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính

trước ở đâu ? Cách tra cứu thế nào ?

 Thông tư 04

 

Câu 37. Tại sao cần dùng văn bản điều chỉnh dự toán ?

 Khi công trình ảnh hưởng bởi thiên tai hoặc sự kiện bất khả kháng,

Khi có các yếu tố mang lại hiệu qả cao hơn cho dự án

Thì cần dùng đến văn bản điều chỉnh dự toán để bổ sung.

 

Câu 38. Tại sao tính lẫn thiết bị vào chi phí xây dựng lại làm lợi cho nhà thầu và

thất thoát cho chủ đầu tư ? Vật tư A cấp tính thế nào vào dự toán để khỏi bị trùng

chi phí trả cho nhà thầu ?

khi tính lẫn thiết bị vào chi phí xây dựng thì sẻ đội giá GXD lên cao , khi đó tính các chi phí tư vấn, chi phí khác sẻ cao lên. Vì các khoản chi phí này tính theo GXD . khi đó nhà thầu sẻ dc lợi va CĐT mất.

 

Công thức tính nội suy

 

Câu 39: mục đích ép cọc ván thép.

Nhằm mục đích ngăn nước và chắn đất trong hầu hết các trường hợp ứng dụng.

 

 

Câu 40: cơ sở đánh giá kết cấu vữa

Thông tư 1776 có ghi rõ

TCVN 3121 – 1979: mác vữa đc xác định bằng cường độ nén ở tuổi 28 ngày trên các mẫu lập phương 7,07x7,07x7,07 mm và 40x40x40 mm . nhưng nay đã bị thay thế bởi TCVN 3121 - 2003. Trong TCVN 3121 - 2003, không còn lấy mẫu 7,07x7,07x7,07 mm nữa.

câu 41: vì sao quy chỉ số về mốc 2011.

Vì sở xây dựng thành phố HCM chỉ mới ra văn bản công bố chỉ số giá năm 2011.

Do năm 2008 khủng hoảng kinh tế dẫn đến sự biến động bất thường về giá nên không đưa vào tính toán.

 

Câu 42: nêu cách xác định giá vật liệu thực tế.

 Trong thông tư 04/ 2010hướng dẫn.

Đầu tiên xác định vật liệu mua ở đâu. Theo báo giá tại địa bàn TP.HCM. sau đó xác định cự ly vận chuyển theo quyết định 2663/QĐ sở GTCC năm 2006 về việc duyệt cự ly vận chuyển từ địa bàn BD. ĐN về quận huyện TP. HCM. Chọn Phương tiện vận chuyển.  Ta sử dụng định mức 1776 tra vận chuyển vật tư. Cho 1km đầu, 6km tiếp, km còn lại. Tính toán như bảng 8.

 

 Câu 43: khối lượng dựa vào tài liệu nào.

Dựa vào thiết kế bản vẽ thi công

Kết hợp biện pháp thi công .

Câu 44: cơ sở lập đơn giá
Theo Thông tư số 04/2010/TT-BXD, cơ sở lập đơn giá xây dựng công trình:

1. Danh mục các công tác xây dựng của công trình cần lập đơn giá;

2. Định mức dự toán xây dựng theo danh mục cần lập đơn giá;

3. Giá vật liệu (chưa bao gồm thuế GTGT) đến hiện trường công trình;

4. Giá nhân công công trình;

5. Giá ca máy và thiết bị thi công của công trình (hoặc giá thuê máy và thiết bị thi công