III.2.3. Quản lý giao thông trên đường cao tốc
III.2.3.1. Quản lý giao thông trên đường cao tốc
a. Khái niệm: Quản lý giao thông là một trong các nội dung chủ yếu và đặc biệt quan trọng của việc quản lý đường cao tốc
b. Tính chất và ý nghĩa của việc quản lý giao thông trên đường cao tốc
- Tính chất của việc quản lý giao thông
+ Là một loại quản lý hành chính chuyên nghiệp:
+ Là một loại quản lý kỹ thuật có tính khoa học cao
- Ý nghĩa của việc quản lý giao thông trên đường cao tốc
+ Nếu việc quản lý giao thông được thực hiện tốt, có hiệu quả thì sẽ tạo được trật tự, an toàn giao thông trên đường cao tốc
+ Phát huy đầy đủ hiệu suất của phương tiện vận tải, hiệu suất sử dụng đường cao tốc, hiệu quả của việc đầu tư xây dựng đường cao tốc
+ Đảm bảo cho việc chạy xe an toàn, giảm thiểu tổn thất do tai nạn giao thông về người và của
+ Quản lý giao thông trên đường cao tốc có ý nghĩa quan trọng đối với việc chống tội phạm, vi phạm luật giao thông đường bộ
c. Đặc điểm và nhiệm vụ của việc quản lý giao thông trên đường cao tốc
- Đặc điểm của việc quản lý giao thông: nhiệm vụ quản lý giao thông trên đường cao tốc phức tạp, biện pháp quản lý tiên tiến, yêu cầu việc xử lý phải chính xác và nhanh chóng
- Nhiệm vụ quản lý giao thông: thường xuyên tuần tra giao thông, theo dõi phát hiện các vấn đề xảy ra trên đường cao tốc và kịp thời thông báo tin tức về trung tâm chỉ huy, điều khiển giao thông
d. Nội dung quản lý giao thông trên đường cao tốc
- Giáo dục ý thức giao thông trên đường cao tốc: tuyên truyền, phổ biến, giáo dục các hiểu biết về đặc điểm của đường cao tốc; đề cao ý thức đề phòng tai nạn, bảo đảm trật tự an toàn giao thông và ý thức kỷ luật chấp hành luật pháp trên đường cao tốc
- Xây dựng luật về giao thông trên đường cao tốc: quán triệt việc chấp hành các quy định của pháp luật có liên quan tới giao thông trên đường cao tốc của Nhà nước
- Quản lý phương tiện giao thông: quản lý phương tiện giao thông phải chấp hành theo luật giao thông đường bộ về các điều khoản như đăng ký xe và giấy phép lái xe, quản lý xe chạy, kiểm tra kỹ thuật an toàn của xe cơ giới đường bộ
- Quản lý lái xe: người lái xe cơ giới tham gia giao thông phải đảm bảo độ tuổi, sức khoẻ và phải có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển
- Quản lý vận chuyển hành khách bằng xe ôtô: chủ phương tiện phải chấp hành các quy định về vận chuyển hành khách như cấm chở khách, hành lý vượt quá tải trọng của xe; phải đón, trả khách đúng nơi quy định …
- Quản lý vận chuyển hàng hoá bằng xe ô tô: cấm vận chuyển hàng pháp luật không cho phép sử dụng, cấm chở hàng vượt quá tải trọng thiết kế…
- Quản lý vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng: phải sử dụng xe vận tải phù hợp với loại hàng và phải có giấy phép sử dụng đường bộ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp
- Quản lý vận chuyển hàng nguy hiểm: xe vận chuyển hàng nguy hiểm phải có giấy phép do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp và không được dừng, đỗ nơi đông người, nơi dễ xảy ra nguy hiểm
- Quản lý đường sá đảm bảo an toàn giao thông: thường xuyên kiểm tra, ngăn ngừa, xử lý nghiêm các hành vi lấn chiếm phạm vi đất dành cho đường cao tốc
III.2.3.2. Quản lý và khống chế giao thông trên đường cao tốc
a. Mục đích, đặc điểm và nội dung công tác quản lý và khống chế giao thông đường cao tốc
- Mục đích: Quản lý khống chế giao thông là thực hiện việc tổ chức, hướng dẫn, hạn chế một cách hợp lý đối với dòng giao thông trên đường theo đúng các quy định của pháp luật và các quy tắc giao thông trên đường cao tốc nhằm đảm bảo cho xe chạy trên đường cao tốc có thể chạy với tốc độ cao, thông suốt, thời gian hành trình giảm tối thiểu, tăng năng lực thông hành của đường, tiêu hao nhiên liệu ít, giảm tối đa các sự cố xảy ra trên đường
- Đặc điểm :
+ Có tính chỉ đạo, điều phối giao thông một cách hợp lý, điều chỉnh dòng xe khi có sự cố trên đường
+ Có tính kỹ thuật cao: sử dụng các kỹ thuật hiện đại về thông tin, các biện pháp hiện đại trong các công việc điều khiển, theo dõi, giám sát giao thông
+ Có tính cưỡng chế: được thực hiện dựa vào các quy định của pháp luật, quy chế quản lý đường cao tốc
+ Có tính giáo dục: xem trọng việc tuyên truyền rộng rãi luật pháp, quy chế quản lý giao thông đường cao tốc.
+ Có tính hợp tác: cần sự phối hợp của nhiều bộ môn, nhiều đơn vị.
- Nội dung giám sát và khống chế giao thông
+ Về mặt kỹ thuật: lắp các trang thiết bị kiểm soát và điều khiển giao thông như cột Km, vạch kẻ đường, đèn tín hiệu giao thông, biển báo hiệu, cọc tiêu…
+ Về mặt pháp chế: giám sát việc chấp hành các điều quy định của các văn bản pháp quy liên quan tới quản lý giao thông
b. Khống chế giao thông đường cao tốc
- Khống chế, kiểm soát giao thông trên các đường nhánh rẽ vào đường cao tốc: mục đích là để chuyển số xe vượt quá khả năng thông hành trên đường cao tốc sang sử dụng các tuyến khác hoặc chuyển sang thời gian khác
- Khống chế, kiểm soát giao thông ở các nhánh ra của đường cao tốc: biện pháp này chỉ được áp dụng khi đường nhánh dẫn vào một khu dân cư đông đúc nào đó đang xảy ra sự cố hoặc xảy ra ùn tắc xe
- Khống chế, kiểm soát giao thông ngay trên tuyến chính đường cao tốc: được thực hiện bằng cách phối hợp các quy tắc giao thông như cảnh báo giao thông, hướng dẫn giao thông … để đảm bảo cho dòng giao thông trên đường cao tốc luôn ổn định, tăng hiệu suất sử dụng không gian đường vào đảm bảo an toàn, tiện lợi cho xe chạy
III.2.3.3. Quản lý an toàn giao thông trên đường cao tốc
An toàn giao thông trên đường cao tốc không những có ảnh hưởng tới điều kiện khai thác của đường mà còn ảnh hưởng tới sinh mạng, tài sản của nhân dân. Theo tổng kết trên thế giới cho thấy do đường cao tốc có đặc điểm là được thiết kế khác mức, có dải phân cách giữa tách riêng chiều xe chạy, lại được trang bị các thiết bị tương đối hoàn chỉnh và có các biện pháp quản lý, điều khiển giao thông hiện đại nên suất tai nạn phát sinh ít hơn rất nhiều so với các đường ô tô thông thường. Nhưng một khi đã xảy ra sự cố thì thường là các sự cố nghiêm trọng gây tổn thất lớn về tài sản và người; việc xử lý sự cố thường mất nhiều thời gian, gây ách tắc giao thông. Vì vậy trong công tác quản lý đường cao tốc một trong những nhiệm vụ quan trọng là quản lý an toàn giao thông, cố gắng tối đa để không xảy ra các sự cố trên đường cao tốc; nếu có sự cố xảy ra phải có các biện pháp kịp thời và giải quyết nhanh chóng sự cố không làm ảnh hưởng nhiều đến giao thông trên đường
III.2.3.4. Đánh giá an toàn giao thông trên đường cao tốc
a. Ý nghĩa của việc đánh giá an toàn giao thông trên đường cao tốc: tăng cường trình độ quản lý an toàn giao thông là rất cần thiết, phải thực hiện phương pháp quản lý hiện đại, chuyển dần từ phương pháp quản lý, xử lý bị động các sự cố sau khi xảy ra tai nạn sang phương pháp quản lý hiện đại, sang phương thức quản lý chủ động dự báo, ngăn ngừa tai nạn giao thông; thực hiện hệ thống hóa việc quản lý an toàn giao thông trên đường cao tốc; hoàn thiện các trang thiết bị an toàn giao thông
b. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá an toàn giao thông trên đường cao tốc
Hệ thống chỉ tiêu đánh giá an toàn giao thông trên đường cao tốc được xây dựng dựa trên các nguyên tắc sau:
- Phải có tính hệ thống: không chỉ sử dụng một nhân tố để đánh giá mức độ an toàn giao thông của một tuyến đường mà phải được đánh giá tổng hợp có xét đa yếu tố (đa chỉ tiêu), một hệ thống “lớn” bao gồm đầy đủ các chỉ tiêu được xác định đối với các hệ thống “con”
- Phải phân loại, phân cấp các chỉ tiêu ảnh hưởng tới ATGT
- Phải kết hợp các chỉ tiêu định lượng và các chỉ tiêu định tính với nhau
- Phải đảm bảo tính độc lập giữa các chỉ tiêu
- Phải có tích thực tế áp dụng: các chỉ tiêu đánh giá phải đơn giản, rõ ràng, sử dụng thuận tiện, phải dễ dàng trong việc thống kê và lượng hoá
- Có thể sử dụng để so sánh mức độ an toàn giao thông trong các điều kiện khác nhau
- Phải có tính khoa học và có độ tin cậy cao
III.2.3.5. Chính sách quản lý ATGT trên đường cao tốc
a. Hiện trạng xây dựng và quản lý lý đường cao tốc ở nước ta và một số kiến nghị
- Hiện trạng xây dựng và quản lý đường cao tốc: đường cao tốc ở nước ta mới bắt đầu xây dựng trong những năm gần đây nên chưa có kinh nghiệm trong quy hoạch, trong thiết kế, xây dựng và đặc biệt trong quản lý, cụ thể như còn nhiều bất cập trong quy hoạch và thiết kế, thiếu các văn bản pháp quy, các quy chế về quản lý đường cao tốc, hệ thống theo dõi trên đường chưa được bố trí đầy đủ và chưa được nối mạng.
- Kiến nghị: lập các trung tâm thông tin về đường cao tốc theo một quy hoạch thống nhất, lập quy hoạch xây dựng mạng lưới đường cao tốc và phân kỳ thực hiện, biên soạn tiêu chuẩn quản lý đường cao tốc, trung tâm thông tin đường cao tốc phải được trang bị các thiết bị hiện đại, tiên tiến để theo dõi tình hình giao thông, tình hình thu phí, tình hình quản lý…
b. Các biện pháp tăng cường quản lý an toàn giao thông và xử lý vi phạm luật giao thông đường cao tốc
- Tăng cường công tác tuyên truyền về an toàn giao thông cho lái xe sử dụng đường cao tốc
- Tăng cường tuần tra, kiểm tra giao thông trên đường cao tốc
- Tăng cường công tác thống kê và phân tích số liệu về tai nạn giao thông để hiểu rõ đặc điểm và quy luật phát sinh tai nạn giao thông
- Tăng cường theo dõi, giám sát và khống chế các vi phạm, cần sử dụng các thiết bị kỹ thuật cao để theo dõi, giám sát các vi phạm
- Tăng mức độ xử phạt đối với các vi phạm trên đường cao tốc
c. Xây dựng và phát triển hệ thống giám sát, khống chế giao thông đường cao tốc
Mục tiêu xây dựng và phát triển hệ thống giám sát, khống chế giao thông: giám sát, theo dõi tình hình giao thông trên đường cao tốc, thu thập và xử lý các số liệu về giao thông