Cọc được chế tạo với ba loại khác nhau là Class A, B, C. Tùy theo mục đích sử dụng khác nhau mà lựa chọn các class cho phù hợp.
Đồng thời cọc có chiều dài từ 6~15 m nên có rất nhiều lựa chọn tổ hợp cho chủ đầu tư.
Cọc PHC pile ở Việt Nam hiện nay có hai hình dạng cọc tròn và cọc vuông, cọc tròn có đường kính 300~1200 mm, cọc vuông có kích thước 250x250 mm đến 450x450mm.
Cọc PHC pile có rất nhiều ưu điểm vượt trội so với cọc BTCT thông thường cả về giá thành và thi công, tuy nhiên gần đây cọc PC mới được sử dụng rộng rãi tại Việt Nam do mới có tiêu chuẩn sản xuất đồng thời nhiều Chủ đầu tư và nhà thiết kế chưa biết đến loại cọc này.
Về giá thành cọc PHC tiết kiệm 15~20% chi phí so với cọc BTCT thông thường.
Hiện nay mình có xem rất nhiều hồ sơ về thiết kế cọc PHC để kết nối giữa cọc và đài móng thì sau khi đóng (hoặc ép cọc) xong sẽ tiến hành cắt cọc tại vị trí đỉnh cọc cao hơn đáy đài cọc (như trong hình 150mm), Sau đó họ sẽ triển khai cốt thép neo và đổ bê tông vào (thấy bản vẽ nào cũng 6 thanh có chiều dài E+Ld), Mình không hiểu họ tính chiều dài neo E+Ld này bằng cách nào và số lượng thép 6 thanh D bằng cách nào? Câu thắc mắc này theo mình suốt và có đi hỏi mấy ông thì bảo là tính nhưng quên mất rồi, hoặc là bảo tra theo tiêu chuẩn TCVN 7888 quy định. Nhưng câu trả lời này làm mình không hài lòng (tính mình cái gì cũng cần tìm hiểu ra ngô ra khoai thế mới tức chứ) thấy mấy anh xây dựng tỏ ra rất tự tin thiết kế về nó và chọn chiều dài thép một cách tự tin luôn. Mình thì tìm hiểu mãi không rõ (chắc tại kém quá). Vậy những Anh (em) đã chiến các loại cọc này rồi hoặc chưa chiến có thể giúp mình hiểu họ tính thế nào được không ạ?
Các anh em cứ tự tin vào trình bày theo cách hiểu của mình nhé, a em cùng học hỏi lẫn nhau mà!
Các anh em cứ tự tin vào trình bày theo cách hiểu của mình nhé, a em cùng học hỏi lẫn nhau mà!