PHẦN MỞ ĐẦU

I.                   Tính cấp thiết của đề tài

Đường Pháp Vân- Cầu Giẽ được khởi công xây dựng vào ngày 4 tháng 9 năm 1998, đến ngày 1 tháng 1 năm 2002 thì được  đưa vào khai thác sử dụng với quy mô đường cấp I đồng bằng cho 4 làn xe. Theo quyết định số 140/QĐ-TTg ngày 21/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết đường bộ cao tốc Bắc nam phía đông thì đoạn Pháp Vân- Cầu Giẽ là đoạn đầu tiên của tuyến này.Hiện  nay , tuyến đường vành đai III cuả Hà Nội đoạn cầu Thanh Trì đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, tuyến đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình được thông xe vào năm 2012. Riêng đoạn Pháp Vân- Cầu Giẽ vẫn được khai thác với quy mô đường cấp I đồng bằng và đang trong giai đoạn lập dự án đầu tư nâng cấp tuyến thành đường cao tốc loại A. Tuy nhiên dù tuyến này đã đưa vào khai thác sử dụng trong nhiều năm dài nhưng tình trạng lún vẫn tiếp diễn . Theo tài liệu khảo sát thì hầu hết những đoạn cần xử lý lún chủ yếu là những đoạn nền đường tiếp giáp với cống, mố cầu. Có những đoạn độ lún cố kết đến năm 2011 đã là 84 cm và dự báo sẽ còn lún trong nhiều năm tới. Như vậy việc xử lý triệt để tình trạng lún cho tuyến trước khi nâng cấp thành đường cao tốc là rất cần thiết.

Hiện nay có rất nhiều phương pháp để xử lý nền đất yếu như: các biện pháp cơ học (làm chặt bằng đầm, đầm chấn động, giếng cát, các loại cọc cát, cọc đất, cọc vôi.., vải địa kỹ thuật; các biện pháp vật lý (giếng cát, bấc thấm, điện thấm…) ; các biện pháp hóa học ( ph­ương pháp keo kết đất bằng xi măng, vữa xi măng, phương pháp Silicat hóa, phương pháp điện hóa).Tuy nhiên dựa vào tình trạng lún của tuyến so sánh cả về kinh tế kĩ thuật thì lựa chọn phương pháp cọc xi măng đất thi công phụt cao áp Jet grouting là giải pháp tối ưu. Đây là phương pháp được nhiều công trình sử dụng bởi nó có rất nhiều ưu điểm:   -Tốc độ thi công cọc rất nhanh, kỹ thuật thi công không phức tạp. Tiết kiệm thời gian thi công đến hơn 50% do không phải chờ đúc cọc và đạt đủ cường độ.

- Hiệu quả kinh tế cao. Giá thành hạ hơn nhiều so với phương án xử lý khác.

- Thi công được trong điều kiện mặt bằng chật hẹp, mặt bằng ngập nước.

- Khả năng xử lý sâu (có thể đến 50m).

- Địa chất nền đất pha cát càng phù hợp với công nghệ gia cố ximăng, độ tin cậy cao

  Luận văn sẽ đi sâu nghiên cứu công nghệ cọc xi măng đất để xử lý nền đất yếu cho dự án đầu tư nâng cấp tuyến Pháp Vân- Cầu Giẽ.

 

II. Đối tượng, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu:

Ø  Đối tượng: Luận văn đi sâu nghiên cứu công nghệ cọc xi măng đất để xử lý nền đất yếu cho dự án đầu tư nâng cấp tuyến Pháp Vân- Cầu Giẽ

Ø  Mục tiêu: Nghiên cứu góp phần nâng cao chất lượng nền đường tuyến  Pháp Vân- Cầu Giẽ

Ø  Phạm vi:

-Đánh giá thực trạng lún tuyến Pháp Vân- Cầu Giẽ.

-Nghiên cứu công nghệ cọc xi măng đất để xử lý lún cho tuyến Pháp Vân- Cầu Giẽ.

III.  Phương pháp nghiên cứu:

Thu thập các tài liệu liên quan đến những hư hỏng do lún tuyến Pháp Vân- Cầu Giẽ và nghiên cứu công nghệ thi công cọc xi măng đất để xử lý lún cho tuyến này.

IV. Bố cục chung của Luận văn:

Mở đầu

Chương 1: Tổng quan về các biện pháp xử lý nền đất yếu

Chương 2: Công nghệ xử lý nền đất yếu bằng phương pháp cọc xi măng đất

Chương 3: Thiết kế xử lý nền đất yếu bằng cọc xi măng đất cho dự án đầu tư nâng cấp tuyến Pháp Vân- Cầu Giẽ.

Kết luận và kiến nghị

 

V. Nội dung đề cương chi tiết

Mở  đầu

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ NỀN ĐẤT YẾU

1.1.Khái niệm đất yếu

1.2.Các phương pháp gia cố nền đất yếu

1.3 Kết luận

1.4 Nhận xét và đánh giá.

CHƯƠNG 2. CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NỀN ĐẤT YẾU BẰNG PHƯƠNG PHÁP CỌC XI MĂNG ĐẤT

2.1.Giới thiệu chung

2.2 Phương pháp tính toán và thiết kế

2.3 Các công nghệ thi công

CHƯƠNG 3. THIẾT KẾ XỬ LÝ NỀN ĐẤT YẾU BẰNG CỌC XI MĂNG ĐẤT CHO DỰ ÁN ĐẦU TƯ NÂNG CẤP TUYẾN ĐƯỜNG PHÁP VÂN- CẦU GIẼ    

3.1 Mô tả dự án

3.2.Hiện trạng và đặc trưng địa chất của tuyến đường hiện tại

3.3.Tính toán thiết kế và xử lý nền đường đắp trên đất yếu.

Kết luận và kiến nghị

NHẬN HƯỚNG DẪN, CUNG CẤP TÀI LIỆU EMAIL: THIETKEDUONG.COM@GMAIL.COM