CÁC CÔNG VIỆC CẦN LÀM CỦA 01 DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG GIAO THÔNG. ÁP DỤNG CHO MẶT ĐƯỜNG CŨ NÂNG CẤP CẢI TẠO
I.1. NHẬN THỨC VỀ DỰ ÁN:
- Tuyến ..................... là huyết mạch giao thông quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng của vùng Tây Bắc Tổ Quốc nói chung và tỉnh …. nói riêng. Năm 2, .......................được đầu tư bằng vốn ADB với tiêu chuẩn đường GTNT A. Năm 20…, UBND tỉnh ............ đã đầu tư đoạn .............. với tiêu chuẩn đường cấp IV miền núi.
- Qua thời gian dài khai thác, hiện nay tuyến đường đã xuống cấp nghiêm trọng, nhiều vị trí sạt lở gây mất an toàn giao thông, mặt đường nhiều đoạn không còn dấu vết. Việc nâng cấp trở nên vô cùng bức thiết vì đây là tuyến đường huyết mạch duy nhất nối trung tâm ......... với Trung tâm huyện ................
Phạm vi nghiên cứu :
+ Tên dự án .............................., tỉnh …..
+ Điểm đầu : Nối với đường.......................
+ Điểm cuối : ......................
+ Chiều dài tuyến : tổng cộng khoảng 30Km.
- Quy mô xây dựng của dự án: Tuyến được cải tạo nâng cấp trên cơ sở bám và tận dụng nền mặt đường cũ hiện có. Cải tạo những đường cong có bán kính nhỏ với Rmin = 30m. Tăng cường kết cấu mặt đường để đảm bảo Eyc ≥ 135 Mpa.
Nhiệm vụ của công tác Tư vấn:
- Đi thực địa, kiểm tra xác thực lại hiện trường.
- Khảo sát địa hình bước Thiết kế cơ sở.
- Khảo sát địa chất tuyến và các công trình có liên quan.
- Khảo sát thủy văn tuyến và các công trình trên tuyến.
- Kiểm tra nguồn cung cấp vật liệu.
- Lập Dự án đầu tư.
II.2. HỆ THỐNG QUY TRÌNH QUY PHẠM ÁP DỤNG, QUY MÔ THIẾT KẾ.
.2.1. QUY TRÌNH THIẾT KẾ:
- Tuân thủ theo đúng khung tiêu tiêu chuẩn áp dụng cho dự án được quy định trong Điều khoản tham chiếu của Hồ sơ mời thầu.
IV.2.2. CÁC THIẾT KẾ ĐIỂN HÌNH:
- Các thiết kế điển hình của Nhà nước và của Bộ GTVT ban hành.
.2.3. QUY MÔ THIẾT KẾ:
- Tuân thủ đúng theo nhiệm vụ phương án khảo sát thiết kế QL4D được duyệt.
- Tiêu chí của dự án.
- Các văn bản của các cấp có thẩm quyền.
- Ý kiến góp ý chỉ đạo của các cơ quan hữu quan.
III. NỘI DUNG CÔNG TÁC KHẢO SÁT BƯỚC THIẾT KẾ CƠ SỞ
III.1. CÔNG TÁC ĐIỀU TRA CƠ BẢN VÀ QUY HOẠCH:
III.1.1. ĐIỀU TRA, THU THẬP CÁC TÀI LIỆU:
- Điều tra các loại chi phí sản xuất có liên quan đến hoạt động GTVT và Xây dựng.
- Các quy định về khấu hao các phương tiện GTVT.
- Các biểu giá cước GTVT.
- Các loại phí: Phí lưu hành, phí cầu đường, phí bảo hiểm....
- Chi phí tai nạn giao thông.
- Đơn giá tại địa phương để lập tổng mức đầu tư.
- Nguồn vật liệu, vật tư, năng lực phục vụ xây dựng...
- Mạng lưới giao thông: Quốc lộ, Tỉnh lộ, Đường sắt quốc gia, Đường sông.
V.1.2. ĐIỀU TRA CÁC QUY HOẠCH CÓ LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TRÌNH:
- Điều tra các dự án quy hoạch thuỷ lợi , quy hoạch dân cư, khu công nghiệp nằm trong khu vực nghiên cứu (cập nhật đến thời điểm khảo sát thiết kế lập dự án).
- Điều tra và lập bảng thống kê các công trình ngầm, công trình công cộng, nhà cửa, đất ở, ruộng vườn , ao hồ, mồ mả…
- Điều tra hệ thống điện, điện thông tin, cáp quang, cáp ngầm, các hệ thống điện cao, trung, hạ thế…
- Điều tra các tài liệu liên quan đến dự án và làm việc với các ngành và địa phương có liên quan.
- Điều tra tình hình dân cư, kinh tế, văn hoá, xã hội, thu thập tài liệu về quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội.
III.1.3. ĐIỀU TRA, THU THẬP CÁC SỐ LIỆU ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN:
- Thu thập bản đồ địa hình các loại từ: 1/100 000, 1/50 000, 1/25 000
- Bản đồ địa chất trong vùng, số liệu thăm dò của các dự án trong vùng công trình đi qua.
- Thu thập tài liệu khí tượng thuỷ văn của các trạm xung quanh (nếu có), hoặc mua ở trạm xa công trình nhưng phục vụ cho công trình của mình.
V.1.4. THỊ SÁT THỰC ĐỊA VÀ LÀM VIỆC VỚI CÁC ĐỊA PHƯƠNG:
- Mục đích của việc thị sát thực địa là đối chiếu bản đồ với thực địa, bổ sung nhận thức về các yếu tố địa hình, địa chất, thuỷ văn để qua đó lựa chọn giải pháp thiết kế tối ưu. Ngoài ra, qua thị sát thực địa cũng nhằm xác định được các công trình quan trọng trên tuyến.
- Làm việc với UBND huyện, xã và các cơ quan có liên quan về các nội dung chủ yếu như sau:
+ Vị trí công trình.
+ ảnh hưởng của công trình đến các công trình khác như: Thuỷ lợi, điện, các tuyến đường cấp cao hơn liên quan.....
- Nguồn cung cấp vật liệu, khả năng cung cấp vật tư thiết bị...
- Kế hoạch GPMB .
V.2. KHẢO SÁT ĐỊA HÌNH.
V.2.1. XÂY DỰNG HỆ THỐNG LƯỚI KHỐNG CHẾ CAO ĐỘ.
- Mục đích xây dựng lưới độ cao cấp kỹ thuật để làm cơ sở cho công tác tăng dày độ cao để đo vẽ tuyến, bình đồ, mặt cắt và các công trình có liên quan.
- Đối với địa hình thông thoáng: 350m/1 mốc; địa hình khó khăn: 80m/1mốc. Do địa hình khó khăn khoảng cách các điểm đường chuyền 150m/1điểm.
- Chọn điểm chôn mốc : Thoáng, phục vụ thuận lợi cho đo đạc, ngoài phạm vi thi công.
- Xây dựng mốc với qui cách: Tim mốc bằng sứ, thân, bệ bằng BT mác 200
+ Mặt mốc : 20x20cm
+ Cao : 40cm
+ Bệ mốc: 40x40x10cm
Trên mặt mốc ký hiệu ĐC1,ĐC2 ngày tháng năm xây dưng và đơn vị xây dựng.
- Thực hiện bằng máy thuỷ chuẩn chính xác và mia gỗ 3m, đo 2 lần đi và về nối vào các điểm GPS hạng IV.
- Độ chính xác yêu cầu : fh 30L mm (L là chiều dài đường đo tính bằng Km).
- Thành quả giao nộp bao gồm sổ sách đo đạc, bình sai và độ cao các điểm trong lưới đã bình sai.
V.2.2. KHẢO SÁT TUYẾN.
V.2.2.1. ĐỊNH TUYẾN:
Xác định tuyến trên thực địa gồm:
+ Phóng tuyến, định đỉnh, đo dài, đo góc, cắm cong, rải cọc chi tiết.
theo hướng tuyến hiện tại.
+ Phải xác định toạ độ và cao độ theo lưới khống chế Quốc gia.
V.2.2.2. ĐO VẼ BÌNH ĐỒ TUYẾN:
- Đo vẽ bình đồ tuyến theo tỷ lệ: 1/2000 đường đồng mức 1m.
- Yêu cầu trên đó phải thể hiện đầy đủ địa hình, địa vật bao gồm các vị trí đường dây điện cao thế, hạ thế, đường dây thông tin, cáp vv Các khu vực mồ mả, di tích lịch sử, miếu mạo, đền thờ, các công trình công cộng, ranh giới chính xác các xí nghiệp, các khu công nghiệp theo qui hoạch của địa phương, các khu vực làng xóm khu dân cư, điạ danh, tên ấp, xã, tên huyện, tên sông, kênh vv Đưa các điểm toạ độ, độ cao các cấp hạng vào bình đồ bao gồm điểm toạ độ Nhà nước, điểm GPS hạng IV và đường chuyền cấp 2.
- Phạm vi đo: Theo chiều vuông góc với tim tuyến sang mỗi bên 30m.
V.2.2.3. ĐO VẼ CẮT DỌC TUYẾN: TỶ LỆ 1/2000 VÀ 1/200.
Mặt cắt dọc phải phản ánh đúng địa hình thiên nhiên, các điểm khống chế, các vị trí giao cắt, các công trình nhân tạo, các cột Km, các cọc trong đường cong (TĐ, TC, P và các cọc trong đường cong) đều phải được rải cọc chi tiết. Khoảng cách giữa các cọc không lớn hơn 30m, các cọc trong đường cong không lớn hơn 15m, bình quân khoảng cách bình quân 20m. Dự kiến bình quân 50 cọc/1km
V.2.2.4. ĐO VẼ CẮT NGANG: TỶ LỆ 1/200
Phạm vi đo vẽ mỗi bên 20m, những đoạn cải chỉnh phạm vi đo lớn hơn, cập nhật đúng địa hình, địa vật và các công trình 2 bên tuyến. Khoảng cách tính từ tim ra mỗi bên 20m. Yêu cầu đo cắt ngang bằng máy, trên đó thể hiện được: tim đường, mép đường nhựa cũ và các hư hỏng mặt đường (nếu có); vai đường; chân ta luy; hệ thống rãnh dọc, kênh, mương...
* Lưu ý : Tất cả các cọc chủ yếu trên đường như: cọc đỉnh, cọc Km, cọc tim cầu, tim đường giao lớn đều phải tính toán và ghi toạ độ, cao độ điểm trên bình đồ.
V.2.2.5. KHẢO SÁT CÁC VỊ TRÍ ĐƯỜNG GIAO DÂN SINH VÀ NÚT GIAO:
* Đường giao dân sinh : Các đường giao dân sinh thống kê bề rộng nền, mặt đường trong phạm vi từ mép đường chính ra 50 m và dự kiến khối lượng vuốt nối.
- Xác định góc giao, mô tả kết cấu nền, mặt đường, bề rộng đường giao, loại xe nào có thể hoạt động.
- Đo mặt cắt dọc tỷ lệ đứng 1/200, tỷ lệ ngang 1/2000 về phía đường giao 50m(tính từ tim đường chính).
- Đo mặt cắt ngang tỷ lệ 1/200 mỗi bên 15m, khoảng cách trung bình 15m/1cọc.
* Nút giao lớn: Giao với các đường cùng cấp trở lên.
+ Đo vẽ bình đồ khu vực nút giao tỷ lệ 1/500, phạm vi đo vẽ về mỗ phía 100m tính từ tim giao
+ Đo vẽ mặt cắt dọc theo phạm vi và tỷ lệ bình đồ, cắm cong các hướng của nút giao, rải cọc chi tiết 10m/ cọc
+ Đo mặt cắt ngang các cọc đã cắm, phạm vi đo về mỗi phía 15m tính từ tim đường.
V.2.2.6. KHẢO SÁT TƯỜNG CHẮN
Tại các vị trí vách đá cao, sụt lở ta luy âm khảo sát đo vẽ để thiết kế tường chắn:
Lập bình đồ tỷ lệ 1/500
Đo vẽ trắc dọc tim kè 1/500
Đo vẽ trắc ngang mỗi bên 15m
Đăng ký kè cũ: Đo vẽ, đánh giá tình trạng tốt, hỏng của công trình đưa ra phương án thiết kế xử lý:
V.2.2.7. KHẢO SÁT CỐNG
a. Khảo sát cống mới
Các vị trí cống có diện tích thoát nước >1m2, cần thiết kế bổ sung và thay thế.
- Đo vẽ bình đồ khu vực cống tỷ lệ 1/500
- Đo vẽ mặt dọc cống
b. Khảo sát cống cũ
Đo vẽ toàn bộ cống cũ, đánh giá trình trạng sử dụng, tốt, xấu.
V.2.2.8. KHẢO SÁT CẦU
Trên tuyến có 01 cầu nhỏ 2 nhịp 2 x 6.0m: Đo vẽ đăng ký toàn bộ cầu cũ, đánh giá trình trạng sử dụng, tốt, xấu.
V.3. KHẢO SÁT ĐỊA CHẤT:
V.3.1. NỘI DUNG:
* Đối với đoạn tuyến bám theo đường cũ tiến hành thu thập các số liệu của các đơn vị quản lý đường cũ về lịch sử, quá trình xây dựng, cải tạo và sửa chữa.
- Kết cấu mặt đường của từng đoạn qua các thời kỳ.
- Các hư hỏng chủ yếu từng vị trí như rạn nứt, ổ gà, sình lún, bong bật. Xác định nguyên nhân và giải pháp xử lý. Lập bình đồ duỗi thẳng thể hiện vị trí, kích thước từng vị trí hư hỏng nền mặt đường, lập bảng thống kê, tính diện tích mặt đường rạn nứt, sình lún, ổ gà...
- Tiến hành khảo sát đo mođuyn đàn hồi mặt đường.
* Đối với những đoạn tuyến nắn chỉnh, sụt trượt... cần khoan, đào lấy mẫu thí nghiệm xác định chỉ tiêu cơ lý của đất, đá.
V.3.2. KHẢO SÁT MẶT ĐƯỜNG CŨ:
a) Mặt đường:
Đo môđuyn đàn hồi mặt đường bằng cần Benkenmal theo quy trình 22 TCN-251-98 bằng cần đo võng tỷ lệ 1:2. Đo trên cả hai làn xe chạy (Đo so le nhau cách mép mặt đường khoảng 0.75-1m) đo rải đều trên toàn tuyến với mật độ đo 10điểm/1km. Vị trí đo phải đánh dấu sơn.
- Xử lý số liệu đo theo bài toán xác suất thống kê, khi chỉnh lý số liệu các vị trí rạn nứt, sình lún phải được loại bỏ và thống kê riêng.
b) Khảo sát đánh giá mặt đường cũ:
Công tác điều tra thu thập số liệu phục vụ thiết kế tăng cường, cải tạo áo đường cũ tuân theo Tiêu chuẩn ngành 22TCN 211-06
Đào kết kết cấu mặt đường 2vị trí/km, thí nghiệm CBR và các chỉ tiêu khác theo Tiêu chuẩn ngành 22TCN 211-06.
c) Tài liệu giao nộp gồm có:
- Thuyết minh công tác điều tra khảo sát tình trạng nền mặt đường trong đó tập hợp các số liệu thu thập được về tình trạng nền đường, mặt đường, đặc điểm chung, tình trạng hư hỏng, nguyên nhân ...vv.
- Lập bảng tổng hợp kết quả đo cường độ mặt đường cũ bằng cần Benkenmal, giá trị độ võng và mô đuyn đàn hồi của từng đoạn đặc trưng đã được xử lý theo phương pháp thống kê xác suất.
- Lập bảng tổng hợp các đặc trưng chỉ tiêu tính toán của nền đất trên từng đoạn đặc trưng của toàn tuyến.
V.3.3. KHẢO SÁT ĐỊA CHẤT NỀN ĐƯỜNG
a/ Khảo sát địa chất nền đường thông thường
Nền đường thông thường khoan (đào) 2 lỗ/km, chiều sâu lỗ khoan 5-7m, lấy mẫu thí nghiệm các chỉ tiêu cơ lý của đất nền, xác định chiều sâu nước ngầm.
(Tận dụng kết quả khảo sát địa chất của giai đoạn lập dự án)
Các yêu cầu khác theo Quy trình khoan thăm dò địa chất 22 TCN 259-2000
b/ Khảo sát địa chất nền đường đặc biệt
Trên tuyến có 48 đoạn nắn chỉnh tuyến có địa chất phức tạp, cần tiến hành đào thăm dò địa chất lấy mẫu thí nghiệm, xác định địa tầng.
Mỗi đoạn chỉnh tuyến khoan (đào) từ 2- 3 vị trí, chiều sâu mỗi lỗ khoan 5-7m,
Những vị đoạn có chiều sâu đào lớn dùng phương pháp khoan
Các yêu cầu khác theo Quy trình khoan thăm dò địa chất 22 TCN 259-2000
V.3.4. KHẢO SÁT ĐỊA CHẤT TƯỜNG CHẮN
-Trên tuyến gồm 45 vị trí xây dựng tường chắn có chiều dài từ 20-120m, mỗi
vị trí xây dựng tường chắn khoan (đào) tối thiểu 2lỗ, những đoạn dài khoan 40m/lỗ, chiều sâu mỗ lỗ trung bình 5m. Khoan lấy mẫu, thí nghiệm các chỉ tiêu cơ lý của đất đá.
Các yêu cầu khác theo Quy trình khoan thăm dò địa chất 22 TCN 259-2000
V.3.5. KHẢO SÁT ĐỊA CHẤT CỐNG.
Những vị trí cống xây dựng mới, cống thay thế khoan 1 lỗ/ cống, chiều sâu lỗ khoan 5m, lấy mẫu thí nghiệm chỉ tiêu cơ lý của đất đá.
Các yêu cầu khác theo Quy trình khoan thăm dò địa chất 22 TCN 259-2000
V.5. KHẢO SÁT THỦY VĂN
V.5.1. THU THẬP TÀI LIỆU.
V.5.1.1 TÀI LIỆU KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN.
Thu thập theo các trạm khí tượng thuỷ văn dọc tuyến.
a) - Tài liệu khí tượng:
- Lượng mưa 1 ngày lớn nhất của tất cả các năm quan trắc.
- Các đặc trưng tháng và năm bao gồm: Nhiệt độ, độ ẩm, mưa, gió của một trạm quan trắc chính.
b) - Tài liệu thuỷ văn:
- Mực nước, lưu lượng, vận tốc lớn nhất của tất cả các năm quan trắc.
- Đường quá trình lũ của một năm lũ điển hình
Mua số liệu trạm khí tượng: 01 Trạm
Mua số liệu trạm thủy văn: 01 Trạm
V.5.1.2 KHẢO SÁT VÀ THU THẬP SỐ LIỆU HỒ ĐẬP.
- Khảo sát và thu thập số liệu thiết kế về các công trình hồ, đập có liên quan đến tuyến đường bao gồm:
+ Tên hồ, đập:
+ Vị trí so với tuyến:
+ Khoảng cách từ đó đến cầu, đường:
+ Cấp của đập:
+ Tần suất lũ thiết kế: Qvào; Qra
+ Dung tích chết, hiệu dung tích, siêu cao:
+ Mực nước dâng cao nhất trong hồ:
+ Mực nước thấp nhất hạ lưu đập:
+ Diện tích lớn nhất của hồ ứng với Hmax:
+ Chiều dài, cao, rộng của đập:
+ Kích thước cửa xả BxH:
+ Khẩu độ các công trình thoát nước qua đập:
Với các công trình không có số liệu cần khảo sát:
+ Xác định vị trí đập trên bản đồ tỷ lệ: 1/25000
+ Vật liệu xây dựng đập:
+ Mặt cắt ngang đập và các công trình thoát nước ngang đập:
+ Mực nước cao nhất trong hồ, thấp nhất hạ lưu đập.
+ Diện tích mặt hồ ứng với Hmax.
V.5.1.3 KHẢO SÁT VÀ THU THẬP SỐ LIỆU KÊNH MƯƠNG HIỆN TẠI VÀ TƯƠNG LAI.
- Vị trí kênh mương
- Mặt cắt ngang kênh
- Độ dốc đáy kênh
- Lưu lượng, vận tốc và độ sâu nếu có
- Đối với công trình trong quy hoạch cần xác định giai đoạn thiết kế, thời gian dự kiến xây dựng và cấp có thẩm quyền phê duyệt.
V.5.2. KHẢO SÁT THUỶ VĂN DỌC TUYẾN.
a) - Phạm vi áp dụng:
- Khảo sát thuỷ văn những đoạn đi trùng, bám sát đường cũ để làm cơ sở cho thiết kế tuyến mới sau này.
b) - Khảo sát thuỷ văn tuyến:
- Những đoạn đường nào thường bị ngập về mùa mưa bão thì cần điều tra:
+ Mực nước lũ 3 năm lịch sử.
+ Mực nước ngập thường xuyên.
+ Bình quân 1km điều tra 1 cụm.
+ Thời gian ngập đường gián đoạn giao thông.
+ Vị trí, chiều dài, chiều sâu các đoạn bị xói lở.
+ Nguyên nhân ngập lụt, xói lở.
+ Lập bảng thống kê những điều tra ở trên.
V.5.3. KHẢO SÁT THUỶ VĂN CHO CÔNG TRÌNH CỐNG KHẨU ĐỘ LỚN
- Theo phương án tuyến đã lựa chọn kiểm tra lại và bổ sung những vị trí sẽ bố trí các công trình thoát nước nhỏ (cống khẩu độ lớn). Trên bản vẽ bình đồ trắc dọc tuyến đánh dấu vị trí các công trình thoát nước hiện tại có liên quan đến tuyến đường, khoanh bình đồ tụ nước và đối chiếu thực địa.
- Điều tra mực nước:
+ Mực nước lũ lịch sử 3 năm cao nhất, nguyên nhân và thời gian xuất hiện
+ Mực nước lũ trung bình
+ Mực nước lũ thấp nhất
V.5.4. KHẢO SÁT MỎ VẬT LIỆU XÂY DỰNG.
- Kiểm tra đánh giá các mỏ vật liệu đang khai thác phục vụ xây dựng tuyến ở giai đoạn trước.
- Khảo sát bổ sung mỗi loại đá, cát xây dựng nội dung như sau:
a. Mỏ đá và các mỏ vật liệu xây dựng khác:
- Tại mỗi mỏ đá, cát, sỏi đang khai thác cần điều tra các số liệu về vị trí của mỏ, đơn vị chủ quản, chất lượng, trữ lượng, khả năng cung cấp, giá thành vật liệu ở thời điểm hiện tại.
- Tại mỗi mỏ đá, sỏi cát chưa khai thác cần tiến hành điều tra đo vẽ (không làm bình đồ) số liệu về vị trí mỏ, sơ hoạ cự ly vận chuyển, dự tính trữ lượng, tiến hành lấy xác nhận của địa phương.
VI. CÔNG TÁC LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ.
VI.1. GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ MỚI:
- Trong quá trình khảo sát thiết kế, chúng tôi sử dụng các phần mềm có tính liên kết, và tương thích tốt trong quá trình khảo sát để phục vụ ngay công tác thiết kế, giúp nâng cao hiệu quả công việc: dữ liệu từ máy toàn đạc điện tử SET500 được chuyển sang bình đồ số thông qua phần mềm TOPO, quá trình bình sai được thực hiện trên phần mềm Mapro.
- Để phục vụ thiết kế, chúng tôi dùng các phần mềm thiết kế NOVA, Road plan, Land Development để nâng cao hiệu quả, rút ngắn thời gian thiết kế tuyến và các công trình trên tuyến.
Dùng các phần mềm tính toán ổn định nền đắp, xử lý nền yếu: Slope 6.0 và phần mềm Sap 2005 phục vụ tính toán kết cấu cầu, phần mềm lập dự toán Hài Hoà.
VI.2. NỘI DUNG CÔNG TÁC LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ.
Hồ sơ bao gồm 3 tập tài liệu sau đây:
Tập 1: Thuyết minh: Gồm các chương với các nội dung tuân theo nghị định 209/2004/NĐ-CP:
Phần phụ lục:
Các văn bản pháp lý:
- Quyết định cho phép tiến hành thiết kế lập dự án.
- Tờ trình của chủ đầu tư xin phê duyệt đề cương khảo sát thiết kế phục vụ thiết kế lập dự án.
- Quyết định phê duyệt đề cương khảo sát thiết kế.
- Hợp đồng kinh tế giữa chủ đầu tư và đơn vị tư vấn khảo sát thiết kế.
- Các văn bản làm việc với các ngành hữu quan, với UBND các huyện, xã có liên quan tới hướng tuyến, vị trí các công trình lớn và quy hoạch GPMB.
Các bảng biểu thuyết minh tính toán:
Tập 2: Hồ sơ bản vẽ:
Bình đồ tuyến:
Tỷ lệ 1/1000, được lập cho từng km, có chỉ rõ các cọc địa hình, cọc km, cọc H, cọc đường cong, các mốc cao độ, các vị trí chân ta luy đào, đỉnh ta luy đắp.
Trắc dọc:
Tỷ lệ theo chiều ngang 1:1000; theo chiều đứng 1/100. Trắc dọc được lập cho từng Km theo mẫu quy định trên mặt cắt dọc có thể hiện mặt cắt địa chất tỷ lệ 1/10, vẽ đường điều tra mực nước dọc tuyến và mực nước tại cầu, cống.
Trắc ngang:
- Tỷ lệ 1:200 hoặc 1:100 tuỳ theo chiều rộng nền đường
- Trắc ngang được thiết kế cho các cọc H, cọc Km, cọc địa hình.
Kết cấu áo đường:
- Vẽ các phương án kết cấu áo đường trong đó chỉ rõ các loại vật liêụ, chiều dày các tầng lớp, trị số Eyc, E của từng lớp vật liệu, nền đất và đoạn tuyến áp dụng loại kết cấu đó.
Cống:
- Bản vẽ tỷ lệ 1:100 hoặc 1:50, được lập cho mỗi công trình cống, trong đó thể hiện đầy đủ bình đồ vị trí công trình, mặt cắt dọc và mặt cắt ngang cống, chỉ rõ đường mặt đất tự nhiên, các lớp địa chất, đường đỏ thiết kế, các kết quả tính toán thuỷ văn, thuỷ lực, mức nước thượng lưu và hạ lưu cống. Diễn giải các chi tiết cấu tạo cống và bảng tổng hợp khối lượng thiết kế cống.
Nút giao trên đường:
- Bình đồ nút TL1:500 trên đó vẽ các nhánh vào nút, mặt cắt dọc và mặt cắt ngang của đường.
- Bản vẽ sơ đồ các luồng giao thông tại nút: đi thẳng, rẽ phải, rẽ trái.
- Bản vẽ thiết kế bình đồ, trắc dọc, trắc ngang và quy hoạch mặt đứng, quy hoạch hệ thống thoát nước tại nút, thiết kế tổ chức giao thông, an toàn giao thông tại nút.
Các công trình an toàn giao thông dọc tuyến.
Bản vẽ quy hoạch bố trí các công trình an toàn giao thông dọc tuyến như cọc tiêu, biển báo, chỉ dẫn..... chi tiết các bộ phận này. Bảng thống kê khối lượng các công việc này.
Tập 3: Tổng dự toán.
VII. KÉ HOẠCH VÀ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN DỰ ÁN
Sau khi nhận được đầy đủ các tài liệu cần thiết chúng tôi sẽ nhanh chóng lên kế hoạch thực hiện một cách tổng thể gói thầu xác định thời gian hoàn thành toàn bộ công việc của gói thầu. Trên cơ sở đó chúng tôi lên kế hoạch cho từng hạng mục công việc cụ thể theo trình tự công việc và sự kết nối, phối hợp giữa các bộ môn. Toàn bộ công việc sẽ được chúng tôi hoàn thành trong vòng 60 ngày. Trong đó:
- Việc thực hiện công tác khảo sát được hoàn thành trong vòng ............. ngày kể từ khi ký kết hợp đồng.
- Việc thực hiện thiết kế hoàn thành trong vòng 30 ngày ngay sau khi có tài liệu khảo sát. Cụ thể :
+ Sau khi thống nhất được các bên liên quan, các kỹ sư bắt đầu nhận nhiệm vụ và thực hiện công việc của mình.
+ Đệ trình từng phần Hồ sơ thiết kế cho Ban QLDA và lấy ý kiến đóng góp hàng tuần.
+ Căn cứ vào các ý kiến đóng góp, chỉnh sửa hồ sơ trình bộ phận KCS.
+ Khi các hạng mục thiết kế hoàn thành thì bộ môn dự toán sẽ tính toán trong thời gian 10 ngày.
+ Hồ sơ Dự toán trình KCS và chỉnh sửa trong vòng 5 ngày.
+ Phô tô đóng gói tài liệu trong vòng 5 ngày.
+ Đệ trình Ban QLDA
- Kế hoạch cụ thể thực hiện công việc được thể hiện theo bảng tiến độ đính kèm.
VIII. TỔ CHỨC VÀ BỐ TRÍ NHÂN SỰ THỰC HIỆN DỰ ÁN
Cơ cấu tổ chức nhân sự thực hiện gói thầu:
Xác định đây là một công trình có ý nghĩa rất lớn về xã hội đồng thời đây cũng là một loại hình công việc đòi hỏi kỹ thuật, mỹ thuật cao với khối lượng công việc đặt ra là rất lớn, do vậy cần phải có sự tổ chức tốt về mặt nhân lực để đảm bảo tốt hai mục tiêu tiến độ và chất lượng công việc. Để thực hiện gói thầu này chúng tôi sẽ bố trí đội ngũ chuyên gia có giàu kinh nghiệm, chuyên môn cao, khả năng thực hiện và phối hợp tốt.
Ban điều hành dự án : Công ty sẽ lập ra ban điều hành dự án bao gồm các PGĐ phụ trách ký thuật của công ty và các chuyên gia kỹ thuật cao, có kinh nghiệm tư vấn . Ngoài ra còn có một tổ chuyên gia nhiều kinh nghiệm điều hành và điều phối với các bộ môn về mặt tiến độ cũng như kỹ thuật.
Phòng kế hoạch công ty : Thường xuyên giám sát , kiểm tra về tiến độ để đô án hoàn thành đúng tiến độ
Phòng quản lý chất lượng công ty (KCS) : Trong quá trình thực hiện công tác thiết kế, phòng KCS của công ty với đội ngũ cán bộ chuyên môn cao sẽ luôn giám sát và kết hợp chặt chẽ để chất lượng hồ sơ đảm bảo theo đúng tiêu chuẩn, không để xảy ra sai sót.