QUY TRÌNH BẢO TRÌ HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC MƯA, NƯỚC THẢI, ĐIỀU HÒA, THÔNG GIÓ, TRẠM XỬ LÝ
-
Quy trình bảo trì Hệ thống cấp thoát nước
-
Căn cứ lập quy trình
-
Quy chuẩn và tiêu chuẩn áp dụng
-
-
-
QCVN 06:2010/BXD: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình
-
QCVN 14:2008/BTNMT: Quy chuẩn quốc gia về nước thải sinh hoạt
-
TCXD 3890-2009: Phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công trình
-
TCVN 7435-2004: Bình chữa cháy xách tay và xe đẩy chữa cháy
-
TCVN 2622-1995: Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình
-
TCXD 33-2006: Cấp nước. Mạng lưới bên ngoài và công trình
-
TCXD 7957-2008: Thoát nước. Mạng lưới bên ngoài và công trình
-
TCVN 4513-88: Cấp nước bên trong
-
TCVN 4474-87: Thoát nước bên trong
-
TCVN 7421-2002: Yêu cầu chung về môi trường đối với các trạm xử lý nước thải công nghiệp tập chung.
-
TCVN 5945-2005: Tiêu chuẩn xả nước thải công nghiệp.
Và các tiêu chuẩn liên quan của Quốc gia và chuyên ngành.
-
Các tài liệu khác
-
Hồ sơ thiết kế bao gồm bản vẽ thi công, thuyết minh các hạng mục do Công ty THIKECO lập.
-
Quy trình bảo trì Hệ thống cấp nước sinh hoạt
-
Các thông số kỹ thuật
-
-
-
Mạng lưới cấp nước bao gồm đường ống thép tráng kẽm có đường kính từ D25-D65 vận chuyển nước từ trạm bơm tăng áp tới các hộ tiêu thụ.
-
Trên các ống phân phối có bố trí các van khóa để đề phòng sự cố và điều tiết nước cho phù hợp với nhu cầu sử dụng.
-
Đường ống cấp nước được chôn sâu dưới vỉa hè dọc theo hệ thống đường giao thông , độ sâu chôn ống tính từ mặt đất đến đỉnh ống trung bình 0.8m.
-
Đối tượng và phương pháp kiểm tra
-
-
Đối tượng kiểm tra của hệ thống cấp nước bao gồm: ống cấp nước, van khóa, đồng hồ đo nước, bể chứa và các thiết bị trong trạm bơm tăng áp.
-
Phương pháp kiểm tra bằng thủ công hoặc các thiết bị chuyên dụng.
-
Nội dung và chỉ dẫn thực hiện bảo dưỡng
-
-
Mạng lưới đường ống cấp nước trước khi đi vào sử dụng phải tẩy rửa sạch sẽ. Thử áp lực định kỳ đường ống, các mối nối và các van khóa để xem xét khả năng, mức độ rò rỉ để có biện pháp sửa chữa, thay thế kịp thời. Căn cứ vào tuổi thọ đường ống theo chỉ dẫn kỹ thuật của nhà sản xuất và căn cứ vào thực tế để có biện pháp và kế hoạch thay thế kịp thời.
-
Đồng hồ nước:
-
Định kỳ 12 tháng kiểm tra đồng hồ nước bằng cách đo thủ công để phát hiện sai số của đồng hồ, nếu quá trị số cho phép cần đi đăng kiểm hoặc thay mới.
-
Chu kỳ kiểm định đồng hồ là 5 năm.
-
Kiểm tra bể chứa, trạm bơm tăng áp:
-
Kiểm tra bể chứa:
-
Kiểm tra nguồn nước, ống cấp và van phao của bể chứa.
-
Kiểm tra bể chứa nước có sạch không, nguồn nước có bị bẩn không.
-
Kiểm tra tình trạng hoạt động của tủ điều khiển:
-
Kiểm tra đèn báo pha xem nguồn 3 pha vào có bị mất pha không.
-
Dùng đồng hồ ampe kế đo dòng điện từng pha xem máy bơm có bị quá nhiệt hay quá tải không.
-
Kiểm tra đồng hồ volt giá trị điện áp nguồn vào có đủ không.
-
Kiểm tra CB tổng + CB điều khiển máy bơm: xem các CB có sự cố khác thường không, CB luôn ở trạng thái bật, kiểm tra cáp điện.
-
Kiểm tra contactor xem các tiếp điểm có đóng ngắt tốt không.
-
Kiểm tra nối đất cho an toàn cho tủ.
-
Kiểm tra trạng thái của máy bơm:
-
Dao động điện áp của máy bơm nước phải giữ trong mức 10% của điện áp định mức.
-
Kiểm tra khi bơm chạy có tiếng kêu to khác thướng không, có nóng quá không.
-
Nếu động cơ điện bị nóng quá cần dừng máy kiểm tra, nếu thấy máy bơm nóng cục bộ ở vỏ cần đo điện trở cách điện.
-
Định kỳ 3 tháng bảo dưỡng bơm, động cơ, ổ bi, ổ đỡ trục phải đủ mỡ bôi trơn, khi hỏng van một chiều, hỏng phốt chận, cánh quạt và hỏng bạc đạn cần nhanh chóng sửa ngay để đảm bảo an toàn và bảo vệ máy bơm.
-
Tuổi thọ của máy bơm khoảng 5-7 năm, Sau thời gian này, căn cứ vào điều kiện thực tế sử dụng công trình, đơn vị sử dụng có kế hoạch thay thế phù hợp.
-
Kiểm tra các đường ống dẫn nước:
-
Kiểm tra đồng hồ đo áp lực nước.
-
Kiểm tra các đường ống chính có bị rò rỉ không.
-
Kiểm tra các van khóa, mối nối chống rung.
-
Tần suất kiểm tra
-
-
Việc kiểm tra hệ thống cấp nước bao gồm kiểm tra định kỳ và kiểm tra bất thường.
-
Kiểm tra định kỳ được thực hiện mỗi năm một lần.
-
Kiểm tra bất thường được thực hiện khi hệ thống có hư hỏng đột xuất.
-
Thay thế định kỳ
-
-
Không thực hiện thay thế định kỳ các bộ phận công trình của hệ thống cấp, thay thế các bộ phận này chỉ thực hiện khi có hư hỏng, xuống cấp gây ảnh hưởng tới chất lượng hệ thống.
-
Sửa chữa các hư hỏng
-
-
Trên cơ sở các số liệu từ việc kiểm tra định kỳ và kiểm tra bất thường, cần xác định xem sự xuống cấp, hư hỏng của các bộ phận công trình đang xảy ra theo cơ chế nào.
-
Cơ sở để đánh giá mức độ xuống cấp của bộ phận công trình là căn cứ vào công năng sử dụng. Sau khi có kết quả đánh giá mức độ, tốc độ xuống cấp của bộ phận công trình cần xác định mức độ sửa chữa nếu là các hư hỏng nhỏ hay thay thế nếu là các hư hỏng lớn.
-
Nếu bộ phận công trình cần sửa chữa căn cứ vào yêu cầu sửa chữa để đưa ra giải pháp sửa chữa tối ưu.
-
Quy trình bảo trì Hệ thống thoát nước mưa
-
-
-
Các thông số kỹ thuật
-
-
-
Hệ thống thoát nước mưa là hệ thống thoát nước riêng. Nước mưa được thu gom từ bề mặt vào các giếng thu dọc đường giao thông. Khoảng cách các giếng thu từ 40m đến 50m một hố. Nước mưa sẽ theo các tuyến cống, mương nhánh và tuyến mương, cống chính và chảy vào hệ thống thoát nước mưa bên ngoài.
-
Mương, cống thoát nước mưa bê tông cốt thép có đường kính (bề rộng) D400-D1200, chiều sâu chôn cống thoát nươc từ 1.0-1.8m.
-
Độ dốc mương, cống thoát nước mưa trong khu vực dự án imin = 1/D(B).
-
Giếng thăm nước mưa bằng bê tông, bê tông cốt thép bên trên đạy tấm đan, chiều sâu giếng từ 1.3-2.0m. Cửa xả xây đá hộc.
-
Đối tượng và phương pháp kiểm tra
-
-
Đối tượng kiểm tra của hệ thống thoát nước mưa bao gồm: mương, cống, giếng thu và giếng thăm.
-
Phương pháp kiểm tra bằng thủ công hoặc các thiết bị chuyên dụng.
-
Nội dung và chỉ dẫn thực hiện bảo dưỡng
-
-
Cống tròn có đường kính D≤800 và mương có bể rộng B≤800:
-
Trang bị đầy đủ bảo hộ lao động theo đúng quy định và chuẩn bị các dụng cụ phương tiện cần thiết.
-
Vận chuyến thiết bị dung cụ lao động và biển báo đến hiện trường.
-
Đặt biển báo hiệu công trường tại hai giếng thăm (giếng thu) của đoạn mương, cống cần làm sạch.
-
Mở giếng thăm (giếng thu) chờ khí độc bay đi trong vòng 30 phút trước khi xuống giếng thao tác.
-
Luôn có người trực bên trên khi có người thao tác phía dưới đề phòng sự cố.
-
Dùng các thiết bị chuyên dụng để làm sạch đoạn mương, cống. Bùn cặn được gạt về giếng thăm (giếng thu) hai đầu đoạn mương, cống.
-
Xúc bùn cặn dưới giếng thăm (giếng thu) đưa lên thùng chứa đặt tại miệng giếng. Khi các thùng chứa đầy xúc lên xe chở tới nơi quy định.
-
Công việc xúc và vận chuyến trên được thực hiện cho đến khi trong lòng cống và giếng sạch hết bùn cặn.
-
Kết thúc ngày làm việc các dụng cụ, biển báo cần phải được thu dọn về đúng nơi quy định. Ngoài ra cần vệ sinh mặt bằng, đậy nắp ga trả lại hiện trạng ban đầu.
-
Cống tròn có đường kính D>800 và mương có bể rộng B>800:
-
Trang bị đầy đủ bảo hộ lao động theo đúng quy định và chuẩn bị các dụng cụ phương tiện cần thiết.
-
Vận chuyết thiết bị dung cụ lao động và biển báo đến hiện trường.
-
Đặt biển báo hiệu công trường tại hai giếng thăm (giếng thu) của đoạn mương, cống cần làm sạch.
-
Mở giếng thăm (giếng thu) chờ khí độc bay đi trong vòng 30 phút trước khi xuống giếng thao tác.
-
Công nhân thay phiên nhau chui vào lòng cống bốc, xúc bùn vào trong xô vận chuyển ra đưa lên đổ vào thùng chứa đặt cạnh giếng.
-
Luôn có người trực bên trên khi có người thao tác phía dưới đề phòng sự cố. Ngoài ra cần có biện pháp liện lạc giữa người ở trên và người thao tác ở dưới.
-
Để thao tác đạt hiệu quả và an toàn các giếng hai đầu đoạn mương, cống thao tác đều phải được mở nắp.
-
Khi bùn cặn đầy thùng chứa, công nhân sẽ xúc bùn cặn lên xe chở tới nơi quy định.
-
Công việc xúc và vận chuyến trên được thực hiện cho đến khi trong lòng cống và giếng sạch hết bùn cặn.
-
Kết thúc ngày làm việc các dụng cụ, biển báo cần phải được thu dọn về đúng nơi quy định. Ngoài ra cần vệ sinh mặt bằng, đậy nắp ga trả lại hiện trạng ban đầu.
-
Giếng thăm, giếng thu: Có tác dụng thu nước và điều hoà dòng chảy, trong quá trình sử dụng, tránh để các vật dụng, dụng cụ ở phía trên và che chắn giếng thăm. Trước mỗi mùa mưa, mở nắp giếng thăm, vệ sinh rác, bùn bẩn ra khỏi giếng thăm và thông dòng chảy trong ống thoát nước. Quy trình bảo trì giếng thăm, giếng thu tương tự quy trình bảo trì cống thoát nước.
-
Song chắn rác, lưới chắn rác: Có tác dụng chắn các vật nổi có kích thước lớn không cho đi vào hệ thống thoát nước mưa. Đảm bảo các song chắn rác, lưới chắn rác không bị chắn. Thường xuyên kiểm tra và vệ sinh song chắc rác, lưới chắc rác đảm bảo khả năng thoát nước.
-
Tần suất kiểm tra
-
-
Việc kiểm tra hệ thống thoát nước mưa bao gồm kiểm tra định kỳ và kiểm tra bất thường.
-
Kiểm tra định kỳ được thực hiện mỗi năm một lần vào trước mùa mưa.
-
Kiểm tra bất thường được thực hiện khi hệ thống có hư hỏng đột xuất (như công trình bị hư hỏng do gió bão, lũ lụt, động đất..).
-
Thay thế định kỳ
-
-
Không thực hiện thay thế định kỳ các bộ phận công trình của hệ thống thoát nước mưa, thay thế các bộ phận này chỉ thực hiện khi có hư hỏng, xuống cấp gây ảnh hưởng tới chất lượng công trình.
-
Sửa chữa các hư hỏng
-
-
Trên cơ sở các số liệu từ việc kiểm tra định kỳ và kiểm tra bất thường, cần xác định xem sự xuống cấp, hư hỏng của các bộ phận công trình đang xảy ra theo cơ chế nào.
-
Cơ sở để đánh giá mức độ xuống cấp của bộ phận công trình là căn cứ vào công năng sử dụng. Sau khi có kết quả đánh giá mức độ, tốc độ xuống cấp của bộ phận công trình cần xác định mức độ sửa chữa nếu là các hư hỏng nhỏ hay thay thế nếu là các hư hỏng lớn.
-
Nếu bộ phận công trình cần sửa chữa căn cứ vào yêu cầu sửa chữa để đưa ra giải pháp sửa chữa tối ưu.
-
Quy trình bảo trì Hệ thống thoát nước thải
-
Các thông số kỹ thuật
-
-
-
Hệ thống thoát nước thải là hệ thống thoát nước riêng. Nước thải được thu gom từ các hộ tiêu thụ vào các giếng thăm dọc đường giao thông. Khoảng cách các giếng thăm từ 30m đến 40m một giếng. Nước thải sẽ được dẫn tới trạm xử lý nước thải.
-
Cống thoát nước thải sử dụng cống bê tông cốt thép có đường kính D300-D500, đường ống sau trạm bơm tăng áp sử dụng ống nhựa PVC. Chiều sâu chôn cống thoát nươc từ 0.85-3.0m.
-
Độ dốc cống thoát nước thải trong khu vực dự án imin = 1/D.
-
Giếng thăm, trạm bơm nước thải bằng bê tông, bê tông cốt thép bên trên đạy tấm đan, chiều sâu giếng từ 1.0-3.2m.
-
Đối tượng và phương pháp kiểm tra
-
-
Đối tượng kiểm tra của hệ thống thoát thải mưa bao gồm: cống, giếng thăm và trạm bơm.
-
Phương pháp kiểm tra bằng thủ công hoặc các thiết bị chuyên dụng.
-
Nội dung và chỉ dẫn thực hiện bảo dưỡng
-
-
Cống thoát nước thải:
-
Trang bị đầy đủ bảo hộ lao động theo đúng quy định và chuẩn bị các dụng cụ phương tiện cần thiết.
-
Vận chuyến thiết bị dung cụ lao động và biển báo đến hiện trường.
-
Đặt biển báo hiệu công trường tại hai giếng thăm của đoạn cống cần làm sạch.
-
Mở giếng thăm chờ khí độc bay đi trong vòng 30 phút trước khi xuống giếng thao tác.
-
Luôn có người trực bên trên khi có người thao tác phía dưới đề phòng sự cố.
-
Dùng các thiết bị chuyên dụng để làm sạch đoạn cống.
-
Xúc bùn cặn dưới giếng thăm đưa lên thùng chứa đặt tại miếng giếng. Khi các thùng chứa đầy xúc lên xe chở tới nơi quy định.
-
Công việc xúc và vận chuyến trên được thực hiện cho đến khi trong lòng cống và giếng sạch hết bùn cặn.
-
Kết thúc ngày làm việc các dụng cụ, biển báo cần phải được thu dọn về đúng nơi quy định. Ngoài ra cần vệ sinh mặt bằng, đậy nắp ga trả lại hiện trạng ban đầu.
-
Giếng thăm: Có tác dụng thu nước và điều hoà dòng chảy, trong quá trình sử dụng, tránh để các vật dụng, dụng cụ ở phía trên và che chắn giếng thăm. Khi bảo dưỡng mở nắp giếng thăm, vệ sinh rác, bùn bẩn ra khỏi giếng thăm và thông dòng chảy trong ống thoát nước. Quy trình bảo trì giếng thăm tương tự quy trình bảo trì cống thoát nước.
-
Trạm bơm nước thải:
-
Kiểm tra nối đất an toàn cho tủ điện.
-
Kiểm tra tình trạng hoạt động của tủ điều khiển:
-
Kiểm tra đèn báo pha : để test xem nguồn 3 pha vào có bị mất pha không.
-
Đèn báo quá tải: để test xem máy bơm có bị quá nhiệt hay quá tải không.
-
Kiểm tra đồng hồ volt xemgiá trị điện áp nguồn vào có đủ không.
-
Kiểm tra CB tổng + CB điều khiển máy bơm : xem các CB có sự cố khác thường không , CB luôn ở trạng thái ON.
-
Contactor + Delay timer: test xem các tiếp điểm có đóng ngắt tốt không.
-
Kiểm tra các đường ống hút, ống đẩy và các phụ kiện của máy bơm có bị tắc không, vệ sinh sạch sẽ các các đường ống này.
-
Tần suất kiểm tra
-
-
Việc kiểm tra hệ thống thoát nước thải bao gồm kiểm tra định kỳ và kiểm tra bất thường.
-
Kiểm tra định kỳ được thực hiện 6 tháng một lần.
-
Kiểm tra bất thường được thực hiện khi hệ thống có hư hỏng đột xuất (như công trình bị hư hỏng do gió bão, lũ lụt, động đất, tắc...).
-
Thay thế định kỳ
-
-
Không thực hiện thay thế định kỳ các bộ phận công trình của hệ thống thoát nước mưa, thay thế các bộ phận này chỉ thực hiện khi có hư hỏng, xuống cấp gây ảnh hưởng tới chất lượng công trình.
-
Sửa chữa các hư hỏng
-
-
Trên cơ sở các số liệu từ việc kiểm tra định kỳ và kiểm tra bất thường, cần xác định xem sự xuống cấp, hư hỏng của các bộ phận công trình đang xảy ra theo cơ chế nào.
-
Cơ sở để đánh giá mức độ xuống cấp của bộ phận công trình là căn cứ vào công năng sử dụng. Sau khi có kết quả đánh giá mức độ, tốc độ xuống cấp của bộ phận công trình cần xác định mức độ sửa chữa nếu là các hư hỏng nhỏ hay thay thế nếu là các hư hỏng lớn.
-
Nếu bộ phận công trình cần sửa chữa căn cứ vào yêu cầu sửa chữa để đưa ra giải pháp sửa chữa tối ưu.
-
Quy trình bảo trì trạm xử lý nước thải (phần Công nghệ)
-
Các thông số kỹ thuật
-
-
-
Công suất trạm xử lý nước thải: Q = 2500 m3/ngày
-
Số đơn nguyên: 02 đơn nguyên
-
Công suất của mỗi đơn nguyên Q = 1250 m3/ngày
-
Thời gian làm việc của trạm: 24 giờ
-
Các hạng mục chính trong trạm xử lý nước thải bao gồm:
-
Trạm bơm nước thải
-
Bể điều hoà
-
Bể lắng đứng đợt 1
-
Bể AEROTEN + ngăn tái sinh
-
Bể lắng đứng đợt 2
-
Nhà điều chế clo-khử trùng nước
-
Bể tiếp xúc
-
Sân phơi bùn
-
Đối tượng và phương pháp kiểm tra
-
-
Đối tượng kiểm tra của trạm xử lý nước thải bao gồm: Các thiết bị, các bể xử lý, đường ống và phụ kiện.
-
Phương pháp kiểm tra bằng thủ công hoặc các thiết bị chuyên dụng.
-
Nội dung và chỉ dẫn thực hiện bảo dưỡng
-
-
Nội dung và quy trình bảo trì Trạm xử lý nước thải cần tuân thủ chặt chẽ theo quy trình vận hành của Trạm xử lý nước thải.
-
Các thiết bị:
-
Máy thổi khí
-
Cần phải thường xuyên theo dõi mực nhớt máy và chu kỳ thay nhớt.
-
Trong trường hợp thay nhớt, cần phải xả hết nhớt và làm sạch hộp nhớt. Sau đó siết ốc xả nhớt sau khi thay Jont đệm để đảm bảo kín.
-
Lần đầu tiên thay nhớt sau khi máy vận hành được 200 giờ, sau đó cứ sau 2000 giờ hoạt động thay nhớt 1 lần.
-
Mực nhớt đúng khi nó chạm vào vạch đỏ trên tấm kính thăm nhớt. Mực nhớt chỉ được kiểm tra khi máy ngừng hoạt động.
-
Làm sạch buồng nén.
-
Làm sạch ống hút tùy thuộc vào mức độ bụi trong vùng, nhưng ít nhất 1 tuần/1 lần phải làm sạch bằng máy thổi khí hay giặt bằng nước ấm (nhiệt độ nước giặt tối đa là 30oC).
-
Ngừng ngay máy khi phát hiện có tiếng kêu lạ và xác định nguyên nhân để sửa chữa.
-
Định kỳ 6 tháng phải kiểm tra các ổ bi, dây cuaroa để thay thế.
-
Ngoài ra phải tuân thủ chặt chẽ chế độ bảo trì bảo dưỡng do nhà sản xuất thiết bị đưa ra.
-
Máy bơm, máy làm thoáng (Ejector)
-
Hàng ngày khi vận hành bơm nên kiểm tra bơm có đẩy nước lên hay không. Khi máy bơm hoạt động nhưng không lên nước cần kiểm tra lần lượt các nguyên nhân sau: Nguồn điện cung cấp có bình thường không, Cánh bơm có bị chèn bởi các vật lạ hay không, Động cơ bơm có bị cháy hay không.
-
Khi bơm phát ra tiếng kêu lạ cũng cần ngừng bơm ngay lập tức và tìm các nguyên nhân để khắc phục sự cố như trên.
-
Hàng năm cần kéo bơm lên kiểm tra tổng thể để bảo dưỡng bơm lần lượt như sau: Kiểm tra dầu cách điện, phốt thủy lực và cơ khí.
-
Trong trường hợp cần thay dầu cách điện thì loại dầu sử dụng là phải tuân theo yêu cầu của nhà sản xuất thiết bị.
-
Công tác bảo trì cần thực hiện bởi công nhân lành nghề.
-
Bể xử lý
-
Kiểm tra trên bề mặt bể xem có vật nổi có kích thước lớn: rác, giấy, bao ni lông… Cần vớt bỏ ra ngoài khi phát hiện được.
-
Xịt rửa cặn bám trên bề mặt thiết bị đảm bảo thiết bị luôn sạch, thông các lỗ trên ống nước phun phá bọt khi cặn đóng bên trong.
-
Thường xuyên xả các van xả bùn theo chế độ vận hành của Trạm xử lý. Khi có hiện tượng tắc ống do bùn quá nhiều phải tháo ống ra và thông bằng khí nén hay que thép nhỏ.
-
Xả sạch bùn trong các thiết bị và sau đó chứa đầy nước sạch khi thiết bị ngừng làm việc trong thời gian dài (hơn 10 ngày).
-
Trong một số trường hợp hệ thống có phát ra mùi hôi thối khó chịu, đó là do hiện tượng phân hủy yếm khí gây nên, cần phải kiểm tra các thiết bị cấp khí: máy thổi khí, máy làm thoáng, hay hiện tượng dư bùn quá nhiều trong bể phân hủy bùn chưa được hút đi.
-
Các thiết bị pha chế hóa chất:
-
Máy bơm hóa chất, khi sử dụng Chlorine bột cần phải rửa sạch đầu bơm bằng nước sạch sau khi sử dụng (trước khi ngừng hoạt động).
-
Cần lau sạch máy khuấy khi có hóa chất dính vào.
-
Trong trường hợp máy bơm hóa chất hoạt động mà hóa chất không được bơm vào bể cần kiểm tra các nguyên nhân và biện pháp khắc phục như sau:
HIỆN TƯỢNG |
BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC |
Hóa chất trong bồn chứa thấp hơn mực cho phép bơm |
Pha thêm hóa chất |
Ống hút, van hút có bị tắc nghẽn |
Súc rửa các đầu van |
Có lọt bọt khí vào ống đẩy |
Tháo ống đẩy ra, cho bơm hoạt động đẩy hết khí trong đầu bơm cho đến khi bơm hoạt động bình thường. |
Van một chiều đầu hút và đẩy bị tắc nghẽn vì hóa chất |
Tháo các van ra và súc rửa |
Màng bơm bị rách |
Thay màng bơm |
-
Mạng lưới đường ống trước khi đi vào sử dụng phải kiểm tra độ kính khít. Kiểm tra lực định kỳ đường ống, các mối nối và các van khóa để xem xét khả năng, mức độ rò rỉ để có biện pháp sửa chữa, thay thế kịp thời. Căn cứ vào tuổi thọ đường ống theo chỉ dẫn kỹ thuật của nhà sản xuất và căn cứ vào thực tế để có biện pháp và kế hoạch thay thế kịp thời.
-
Tần suất kiểm tra
-
-
Việc kiểm tra Trạm xử lý nước thải bao gồm kiểm tra định kỳ và kiểm tra bất thường.
-
Kiểm tra định kỳ được thực hiện mỗi năm một lần.
-
Kiểm tra bất thường được thực hiện khi hệ thống có hư hỏng đột xuất.
-
Thay thế định kỳ
-
-
Không thực hiện thay thế định kỳ các bộ phận công trình của hệ thống cấp, thay thế các bộ phận này chỉ thực hiện khi có hư hỏng, xuống cấp gây ảnh hưởng tới chất lượng hệ thống.
-
Sửa chữa các hư hỏng
-
-
Trên cơ sở các số liệu từ việc kiểm tra định kỳ và kiểm tra bất thường, cần xác định xem sự xuống cấp, hư hỏng của các bộ phận công trình đang xảy ra theo cơ chế nào.
-
Cơ sở để đánh giá mức độ xuống cấp của bộ phận công trình là căn cứ vào công năng sử dụng. Sau khi có kết quả đánh giá mức độ, tốc độ xuống cấp của bộ phận công trình cần xác định mức độ sửa chữa nếu là các hư hỏng nhỏ hay thay thế nếu là các hư hỏng lớn.
-
Nếu bộ phận công trình cần sửa chữa căn cứ vào yêu cầu sửa chữa để đưa ra giải pháp sửa chữa tối ưu.
-
Quy trình bảo trì hệ thống cấp thoát nước trong nhà
-
Các thông số kỹ thuật
-
-
-
Mạng lưới cấp nước sử dụng đường ống thép tráng kẽm có đường kính từ D15-D32 vận chuyển nước từ bể nước mái tới các thiết bị tiêu thụ nước. Mạng lưới thoát nước sử dụng ống nhựa uPVC có đường kính từ D42-D110 vận chuyển nước thải từ các thiết bị dùng nước tới bể tự hoại hoặc hệ thống thoát nước bên ngoài.
-
Trên ống cấp nước chính bố trí các van khóa để đề phòng sự cố.
-
Đường ống cấp nước được chôn trong tường, đi trong hộp kỹ thuật và chôn dưới sàn. Ống thoát nước đi dưới sàn và trong hộp kỹ thuật.
-
Đối tượng và phương pháp kiểm tra
-
-
Đối tượng kiểm tra của hệ thống cấp thoát nước trong nhà bao gồm: Bể nước mái, các thiết bị tiêu thụ nước, ống cấp nước, ống thoát nước, van khóa và các phụ kiện.
-
Phương pháp kiểm tra bằng thủ công hoặc các thiết bị chuyên dụng.
-
Nội dung và chỉ dẫn thực hiện bảo dưỡng
-
-
Bể nước mái: Kiểm tra, điều chỉnh van phao thấp hơn mực nước cấp vào, định kỳ 6 tháng kiểm tra van phao, vệ sinh cặn đáy.
-
Các thiết bị tiêu thụ nước:
-
Thiết bị tiểu
-
Cần vệ sinh, lau chùi thường xuyên, đặc biệt đối với nguồn nước phèn dễ bị ố vàng, kiểm tra nút xả nước, ống cấp và thoát nước để tránh nghẹt đường ống.
-
Thiết bị có độ bền nên tuổi thọ khá cao, tuy nhiên cần tránh va chạm gây nứt vỡ sẽ khó trám vá, gây mất an toàn và thẩm mỹ.
-
Khi hư van xả nước, hay ngẹt ống cần nhanh chóng thay thế tạo thuận lợi trong việc sử dụng.
-
Thiết bị xí bệt, xổm
-
Cần vệ sinh, lau chùi thường xuyên sử dụng chai thuốc tẩy rửa duyệt khuẩn. Đối với xí bệt, cần kiểm tra van phao điều chỉnh nước ở vị trí thấp hơn nguồn lấy nước vào và tay gạt nước, tránh hiện tượng tràn nước gây lãng phí.
-
Kiểm tra các gioăng ngăn cách nước, tránh bị hỏng gây thất thoát nước, sử dụng thiết bị đúng hướng dẫn của nhà sản xuất.
-
Khi các thiết bị phụ kiện bị hư hỏng cần nhanh chóng sửa chữa hoặc thay thế, đảm bảo cho việc sử dụng bình thường của thiết bị.
-
Lavabo, vòi rửa
-
Cần vệ sinh lau chùi sạch sẽ thường xuyên, định kỳ 6 tháng, tháo bộ phận phụ kiện, lau chùi bụi bẩn, tóc, rác trong lavabo.
-
Khi sử dụng các nút xả nước, cần chú ý lập bảng chỉ dẫn mọi người sử dụng đúng cách, nút ấn hay nút vặn theo chiều kim đồng hồ, để tránh hiện tượng làm ngược lại gây hư hỏng thiết bị.
-
Mạng lưới đường ống cấp nước trước khi đi vào sử dụng phải tẩy rửa sạch sẽ và thử áp lực đường ống, các mối nối và các van khóa. Định kỳ xúc rửa đường ống 1 lần/năm. Với ống thoát nước cần kiểm tra xem đương ống có bị vỡ, hỏng hay rò rỉ không. Căn cứ vào tuổi thọ đường ống theo chỉ dẫn kỹ thuật của nhà sản xuất và căn cứ vào thực tế để có biện pháp và kế hoạch thay thế kịp thời.
-
Phễu thu nước sàn, cầu chắn rác:
-
Phễu thu nước sàn cần lắp phễu đúng vị trí để chắn các vật dụng quá kích cỡ chui qua làm ngẹt ống. Thường xuyên vệ sinh rác, bẩn dưới nắp phễu để thu nước để dàng.
-
Định kỳ trước mùa mưa, cần kiểm tra tất cả các vị trí cầu chắn rác thu nước mưa, đặc biệt là ở trên sênô mái, tránh lá cây, tổ chim làm ngẹt ống thu gây tràn nước vào bên trong nhà. Những quả cầu bị hư hỏng cần thay thế ngay.
-
Tần suất kiểm tra
-
-
Việc kiểm tra hệ thống cấp nước bao gồm kiểm tra định kỳ và kiểm tra bất thường.
-
Kiểm tra định kỳ được thực hiện mỗi năm một lần.
-
Kiểm tra bất thường được thực hiện khi hệ thống có hư hỏng đột xuất.
-
Thay thế định kỳ
-
-
Không thực hiện thay thế định kỳ các bộ phận công trình của hệ thống cấp, thay thế các bộ phận này chỉ thực hiện khi có hư hỏng, xuống cấp gây ảnh hưởng tới chất lượng hệ thống.
-
Sửa chữa các hư hỏng
-
-
Trên cơ sở các số liệu từ việc kiểm tra định kỳ và kiểm tra bất thường, cần xác định xem sự xuống cấp, hư hỏng của các bộ phận công trình đang xảy ra theo cơ chế nào.
-
Cơ sở để đánh giá mức độ xuống cấp của bộ phận công trình là căn cứ vào công năng sử dụng. Sau khi có kết quả đánh giá mức độ, tốc độ xuống cấp của bộ phận công trình cần xác định mức độ sửa chữa nếu là các hư hỏng nhỏ hay thay thế nếu là các hư hỏng lớn.
-
Nếu bộ phận công trình cần sửa chữa căn cứ vào yêu cầu sửa chữa để đưa ra giải pháp sửa chữa tối ưu.
-
Quy trình bảo trì hệ thống chữa cháy trong nhà
-
Các thông số kỹ thuật
-
-
-
Mạng lưới cấp nước chữa cháy sử dụng đường ống thép tráng kẽm có đường kính từ D50-D65 vận chuyển nước từ hệ thống cấp nước bên ngoài tới các tủ chữa cháy. Các tủ chữa cháy bao gồm lăng phun và cuộn vòi mểm đường kính D50 dài 25m.
-
Đường ống cấp nước chữa cháy được đi nổi bên ngoài hoặc đi trên cao trước khi đấu nối vào các tủ chữa cháy.
-
Bên cạnh hệ thống cấp nước chữa cháy còn có các bình chữa cháy và xe đẩy chữa cháy.
-
Đối tượng và phương pháp kiểm tra
-
-
Đối tượng kiểm tra của hệ thống chữa cháy bao gồm: Các tủ chữa cháy và thiết bị trong tủ, ống cấp nước chữa cháy và phụ kiện, bình chữa cháy và xe đẩy chữa cháy.
-
Phương pháp kiểm tra bằng thủ công hoặc các thiết bị chuyên dụng.
-
Nội dung và chỉ dẫn thực hiện bảo dưỡng
-
-
Tủ chữa cháy: Kiểm tra van góc, lăng phun và cuộn vòi mềm đảm bảo các thiết bị này luôn luôn sẵn sàng, riêng cuồn vòi phải được cuộn theo vòng tròn không gây xoắn ống. Tủ chữa cháy không được khóa, phải đảm ảo mở thuận lợi và dễ dàng.
-
Mạng lưới đường ống cấp nước cần được kiểm tra các mối nối, nguồn cấp nước. Hàng năm cần thử áp lực của hệ thống kết hợp với diễn tập phòng cháy chữa cháy.
-
Hệ thống bình chữa cháy và xe đẩy chữa cháy cần thực hiện bảo dưỡng và kiểm tra theo tiêu chuẩn TCVN 7435-2004.
-
Tần suất kiểm tra
-
-
Việc kiểm tra hệ thống chữa cháy bao gồm kiểm tra định kỳ và kiểm tra bất thường.
-
Kiểm tra định kỳ hệ thống cấp nước chữa cháy được thực hiện mỗi năm một lần. Kiểm tra định kỳ hệ thống bình chữa cháy và xe đẩy chữa cháy theo tiêu chuẩn TCVN 7435-2004.
-
Kiểm tra bất thường được thực hiện khi hệ thống có hư hỏng đột xuất.
-
Thay thế định kỳ
-
-
Không thực hiện thay thế định kỳ các bộ phận công trình của hệ thống cấp, thay thế các bộ phận này chỉ thực hiện khi có hư hỏng, xuống cấp gây ảnh hưởng tới chất lượng hệ thống.
-
Sửa chữa các hư hỏng
-
-
Trên cơ sở các số liệu từ việc kiểm tra định kỳ và kiểm tra bất thường, cần xác định xem sự xuống cấp, hư hỏng của các bộ phận công trình đang xảy ra theo cơ chế nào.
-
Cơ sở để đánh giá mức độ xuống cấp của bộ phận công trình là căn cứ vào công năng sử dụng. Sau khi có kết quả đánh giá mức độ, tốc độ xuống cấp của bộ phận công trình cần xác định mức độ sửa chữa nếu là các hư hỏng nhỏ hay thay thế nếu là các hư hỏng lớn.
-
Nếu bộ phận công trình cần sửa chữa căn cứ vào yêu cầu sửa chữa để đưa ra giải pháp sửa chữa tối ưu.
-
Quy trình bảo trì hệ thống điều hòa, thông gió
-
Căn cứ lập quy trình
-
Quy chuẩn và tiêu chuẩn áp dụng
-
-
-
QCVN 02:2009/BXD: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về số liệu điều kiện tự nhiên dùng trong xây dựng
-
TCVN 5687:1992: Thông gió, điều tiết không khí, sưởi ấm – Tiêu chuẩn thiết kế
-
TCVN 6156:1996: Bình chịu áp lực – Yêu cầu kỹ thuật an toàn về lắp đặt, sử dụng, sửa chữa – Phương pháp thử
-
TCVN 4605:1998: Kỹ thuật nhiệt - Kết cấu ngăn bao che - Tiêu chuẩn thiết kế
-
Và các tiêu chuẩn liên quan của Quốc gia và chuyên ngành.
-
Các tài liệu khác
-
-
Hồ sơ thiết kế bao gồm bản vẽ thi công, thuyết minh các hạng mục do Công ty THIKECO lập.
-
Quy trình bảo trì Hệ thống thông gió và điều hòa không khí
-
Các thông số kỹ thuật
-
-
Hệ thống thông gió và điều hòa không khí được sử dụng là hệ thống cục bộ. Các quạt thông gió được gắn trên tường hoặc âm trần. Các máy điều hòa không khí là loại điều hòa một chiều công suất từ 9000BTU-24000BTU.
-
Đối tượng và phương pháp kiểm tra
-
Đối tượng kiểm tra của hệ thống điều hòa không khí cục bộ bao gồm: Các quạt thông gió, dàn lạnh, dàn nóng, ống dẫn gas, ống dẫn môi chất, cáp điện cáp điều khiển và ống thoát nước ngưng.
-
Phương pháp kiểm tra bằng thủ công hoặc các thiết bị chuyên dụng.
-
Nội dung và chỉ dẫn thực hiện bảo dưỡng
-
-
Quạt thông gió: Kiểm tra độ ồn và tiến hành bảo dưỡng bao gồm vệ sinh các cánh quạt, cửa gió và tra dầu mỡ.
-
Kiểm tra tình trạng máy trước khi bảo trì
-
Cho máy chạy: Kiểm tra độ ồn dàn nóng và dàn lạnh, dòng chạy máy nén, và áp suất gas trong hệ thống.
-
Chỉ được tiến hành bảo trì khi máy chạy ổn định, ngược lại nếu có hư hỏng cần thông báo cho bộ phận phụ trách trước khi sửa chữa.
-
Đối với máy hai cục: để nguyên vị trí, tháo rửa vỏ, mặt nạ máy. Dùng máy bơm áp lực xịt rửa dàn nóng, dàn lạnh dùng máng hứng đảm bảo không văng nước xuống sàn và khu vực xung quanh.
-
Đối với máy lạnh một cục: mở mặt nạ, tháo toàn bộ ruột máy mang tới khu vực vệ sinh dùng máy bơm áp lực xịt rửa dàn nóng, dàn lạnh và toàn bộ ruột máy.
-
Thông đường ống thoát nước.
-
Kiểm tra dầu mỡ motơ quạt dàn nóng, dàn lạnh.
-
Kiểm tra cao áp và hạ áp.
-
Kiểm tra bọc cánh nhiệt trên hệ thống ống dẫn tránh thất thoát nhiệt và xì nước.
-
Xiết chặt ốc, tán …và phần đường ống hơi lạnh.
-
Vệ sinh cánh quạt và motơ.
-
Kiểm tra độ dơ của cánh quạt.
-
Kiểm tra độ ồn khi máy hoạt động.
-
Kiểm tra độ cách điện và các điểm tiếp xúc với nguồn cung cấp điện.
-
Kiểm tra hoạt động của motơ đảo gió (đối với máy lạnh 2 cục).
-
Kiểm tra tác dụng của remote (đối với máy lạnh có remote).
-
Kiểm tra dòng chạy máy nén.
-
Tư vấn những vấn đề về kỹ thuật, huớng dẫn sử dụng máy lạnh an toàn tránh những hư hỏng có thể lường trước, giúp máy hoạt động ít hao điện và kéo dài tuổi thọ của máy.
-
Kiểm tra định kỳ
-
-
Việc kiểm tra hệ thống thông gió và điều hòa không khí bao gồm kiểm tra định kỳ và kiểm tra bất thường.
-
Kiểm tra định kỳ được thực hiện 6 tháng một lần.
-
Kiểm tra bất thường được thực hiện khi hệ thống có hư hỏng đột xuất.
-
Thay thế định kỳ
-
-
Không thực hiện thay thế định kỳ các bộ phận của hệ thống cấp, thay thế các bộ phận này chỉ thực hiện khi có hư hỏng, xuống cấp gây ảnh hưởng tới chất lượng hệ thống.
-
Sửa chữa các hư hỏng
-
-
Trên cơ sở các số liệu từ việc kiểm tra định kỳ và kiểm tra bất thường, cần xác định xem sự xuống cấp, hư hỏng của các bộ phận công trình đang xảy ra theo cơ chế nào.
-
Cơ sở để đánh giá mức độ xuống cấp của bộ phận công trình là căn cứ vào công năng sử dụng. Sau khi có kết quả đánh giá mức độ, tốc độ xuống cấp của bộ phận công trình cần xác định mức độ sửa chữa nếu là các hư hỏng nhỏ hay thay thế nếu là các hư hỏng lớn.
-
Nếu bộ phận công trình cần sửa chữa căn cứ vào yêu cầu sửa chữa để đưa ra giải pháp sửa chữa tối ưu.
-
Đặc biệt trong quá trình thay thế máy nén phải kiểm tra, dùng khí nitơ xúc thổi sạch dầu nhớt bên trong dàn, thay phin lọc và hiệu chỉnh tiết lưu.