BIỂN BÁO HIỆU ĐƯỜNG BỘ

MỤC LỤC

 

1.     MÔ TẢ.............................................................................................................................. 1

2.     YÊU CẦU THI CÔNG................................................................................................... 1

2.1       ĐÀO MÓNG CỘT BIỂN BÁO.................................................................................... 1

2.2       DỰNG CỘT BIỂN BÁO............................................................................................... 1

2.3       LẮP ĐẶT BIỂN BÁO................................................................................................... 1

3.     VẬT LIỆU........................................................................................................................ 2

3.1       BIỂN BÁO..................................................................................................................... 2

3.2       LỚP PHỦ PHẢN QUANG........................................................................................... 2

3.3       CỘT BIỂN BÁO............................................................................................................ 3

3.4       CÁC CHI TIẾT KHÁC................................................................................................. 4

3.5       KHỐI BÊ TÔNG MÓNG.............................................................................................. 4

4.     XÁC ĐỊNH KHỐI LƯỢNG VÀ THANH TOÁN...................................................... 4

4.1       XÁC ĐỊNH KHỐI LƯỢNG......................................................................................... 4

4.2       THANH TOÁN.............................................................................................................. 4

 

MỤC 09100 - BIỂN BÁO HIỆU ĐƯỜNG BỘ

1.             MÔ TẢ

Chỉ dẫn này đưa ra các quy định cho việc cung cấp, lắp đặt các biển báo hiệu đường bộ (sau đây gọi tắt là biển báo) đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật được chỉ ra trong bản vẽ thiết kế hoặc theo yêu cầu của Tư vấn giám sát.

Các biển báo phải tuân thủ tiêu chuẩn về hệ thống ký hiệu được áp dụng trong “Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN 41:2016/BGTVT” và các chi tiết được chỉ ra trên bản vẽ thiết kế. Các loại biển báo bao gồm:

(a)     Biển báo cấm;

(b)     Biển báo nguy hiểm;

(c)     Biển hiệu lệnh;

(d)     Biển chỉ dẫn;

(e)     Biển phụ.

Cơ bản, các loại biển báo đều có quy cách quy định trong “Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN 41:2012/BGTVT”. Tuy nhiên, tuỳ theo thiết kế cụ thể sẽ có thêm các loại biển báo phi tiêu chuẩn, với quy cách được thể hiện trong hồ sơ thiết kế.

2.             YÊU CẦU THI CÔNG

2.1         ĐÀO MÓNG CỘT BIỂN BÁO

Hố móng của cột biển báo được đào tới độ sâu yêu cầu của đáy móng như chỉ ra trên bản vẽ thiết kế hoặc theo chỉ dẫn của Tư vấn giám sát.

Sau khi đổ móng cột phải san lấp lại và đầm chặt bằng vật liệu thích hợp với bề dầy từng lớp không được lớn hơn 150mm.

2.2         DỰNG CỘT BIỂN BÁO

Cột biển báo phải được dựng trong khung móng trước khi đổ bê tông. Thân cột được giữ thẳng đứng bằng các thanh giằng để tránh bị dịch chuyển trong quá trình đổ và đầm nén bê tông. Với loại cột mà được liên kết với móng cột bằng bu lông, đai ốc thì mặt bích của cột và của móng phải được sản xuất, lắp đặt sao cho tiếp xúc khít với nhau, các bu lông đai ốc phải được bắt chặt và đảm bảo giữ cột đứng thẳng và vững chắc.

2.3         LẮP ĐẶT BIỂN BÁO

Các biển báo phải được lắp đặt tuân thủ các chi tiết thiết kế. Những biển báo bị sứt mẻ, cong vênh sẽ được thay thế bằng kinh phí của Nhà thầu.

Phần bên ngoài của các chi tiết liên kết như đinh tán, mũ bu lông đai ốc phải được sơn phủ bằng sơn để chúng cùng màu với màu nền của biển.

3.             VẬT LIỆU

3.1         BIỂN BÁO

Biển báo được chế tạo từ các tấm thép sẽ phải tuân thủ các quy định tại mục “Kết cấu thép và kim loại”.

Biển báo được chế tạo từ các tấm hợp kim nhôm phẳng phù hợp với tiêu chuẩn ASTM B 209 và có chiều dày tối thiểu 3 mm.

3.2         LỚP PHỦ PHẢN QUANG

(a)         Tất cả các loại biển báo phải được dán màng phản quang để thấy rõ cả ban ngày và ban đêm. Yêu cầu về vật liệu và kỹ thuật màng phản quang tuân thủ tiêu chuẩn TCVN 7887 : 2008 loại IV nhóm 3 (bảng 1 và bảng 2 – Phân loại màng phản quang theo đặc tính phản quang, cấu tạo hạt phản quang và phân nhóm màng phản quang theo tính năng kết dính – TCVN 7887 : 2008).

(b)         Hệ số phản quang của các màng phản quang phải đạt hay vượt yêu cầu tối thiểu theo quy định được thể hiện ở bảng 1.

BẢNG  1: HỆ SỐ PHẢN QUANG TỐI THIỂU (RA) CHO MÀNG PHẢN QUANG LOẠI IV (cd.lx-1.m-2)

Góc quan sát

Góc tới

Trắng

Vàng

Vàng da cam

xanh lá cây

Đỏ

Xanh lam

Nâu

Huỳnh quang vàng-Xanh lá cây

Huỳnh quang vàng

Huỳnh quang vàng da cam

0,10 a

0,10 a

0,20

0,20

0,50

0,50

-40

+300

-40

+300

-40

+300

500

240

360

170

150

72

380

175

270

135

110

54

200

94

145

68

60

28

70

32

50

25

21

10

90

42

65

30

27

13

42

20

30

14

13

6

25

12

18

8,5

7,5

3,5

400

185

290

135

120

55

300

140

220

100

90

40

150

70

105

50

45

22

 

(c)         Sau khi thử nghiệm độ bền thời tiết ngoài trời (hoặc thời tiết nhân tạo) theo điều 8.3/TCVN 7887:2008, màng phản quang phải đáp ứng yêu cầu tại bảng 16/TCVN 7887:2008. Ngoài ra, hệ số độ sáng ban ngày của  màng phản quang phải đạt yêu cầu đưa ra được thể hiện trong bảng 2.

 

 

 

BẢNG  2: HỆ SỐ ĐỘ SÁNG BAN NGÀY (Y%)A CHO MÀNG PHẢN QUANG LOẠI IV, VII, VIII, IX, X

Mầu

Tối thiểu

Tối đa

Trắng

Vàng

Vàng da cam

Xanh lá cây

Đỏ

Xanh lam

Nâu

40

24

12

3

3

1

1

-

45

30

12

15

10

6

(d)         Màng phản quang không được co ngót ở bất cứ chiều nào nhiều hơn 0,8mm trong 10 phút, hoặc lớn hơn 3,2mm trong 24 giờ khi tiến hành thử độ co ngót theo điều 8.6/TCVN 7887:2008.

(e)         Màng phản quang phải đủ mềm, dẻo để không bị nứt gẫy khi thử độ bền uốn theo điều 8.7/TCVN 7887:2008, với đường kính trục nhỏ hơn hoặc bằng 3,2mm.

(f)          Lớp kết dính của màng phản quang cần dễ bóc tách mà không phải nhúng vào nước hay vào các dung dịch khác và không bị đứt, rách hay không được bong keo dán ra khỏi màng phản quang khi thử nghiệm khả năng bóc tách lớp kết dính theo điều 8.8/ TCVN 7887:2008. Lớp kết dính mặt sau của màng phản quang cần có độ bám dính cần thiết để không bị bóc tách một khoảng chiều dài lớn hơn 51mm, khi thử độ bám dính theo điều 8.9/ TCVN 7887:2008.

(g)         Màng phản quang không được xuất hiện sự nứt, gãy hay bóc tách ở ngoài vùng chịu va đập khi thử nghiệm độ bền va đập theo điều 8.10/ TCVN 7887:2008.

(h)         Màng phản quang phải có độ bóng không nhỏ hơn 40 khi tiến hành thử độ bóng theo điều 8.11/ TCVN 7887:2008.

(i)           Tuổi thọ của màng phản quang phải đáp ứng theo yêu cầu của điều 6.11/ TCVN 7887:2008.

3.3         CỘT BIỂN BÁO 

Cột biển báo trên đường phải được làm bằng thép tròn, mạ kẽm nóng, tuân thủ các yêu cầu của ASTM A120 và có thước đúng với bản vẽ thiết kế. Các đầu hở của cột phải được bịt lại để tránh nước mưa lọt vào.

Ngoài ra đối với cột biển báo dạng giá long môn treo biển, phải đáp ứng các yêu cầu chỉ ra trong Quy định thi công - nghiệm thu, mục 07100_Kết cấu thép và kim loại.

3.4         CÁC CHI TIẾT KHÁC 

Bu lông, đai ốc, vòng đệm và các bộ phận bằng kim loại khác phải được gia công tráng kẽm nóng sau khi sản xuất tuân thủ các yêu cầu của AASHTO M111.

3.5         KHỐI BÊ TÔNG MÓNG 

Bê tông móng phải là loại bê tông như được chỉ định trên các bản vẽ, đáp ứng các yêu cầu của phần Quy định thi công - nghiệm thu phần 07100 “Bê tông và các kết cấu bê tông”.         

4.             XÁC ĐỊNH KHỐI LƯỢNG VÀ THANH TOÁN

4.1         XÁC ĐỊNH KHỐI LƯỢNG

Khối lượng biển báo được tính là số lượng biển báo đã thi công và nghiệm thu theo đúng bản vẽ thiết kế và yêu cầu kỹ thuật, bao gồm cả đào hố móng, móng cột, đắp trả, cột đỡ, tấm hợp kim nhôm, màng phản quang và các phụ kiện cần thiết khác.

4.2         THANH TOÁN

-       Việc xác định khối lượng và thanh toán phải phù hợp với cơ cấu của bảng giá trong hợp đồng giữa Chủ đầu tư và Nhà thầu thi công.

-       Chỉ tiến hành đo đạc, xác định khối lượng để nghiệm thu đối với các hạng mục công việc có trong hồ sơ Thiết kế bản vẽ thi công được duyệt (trừ trường hợp các khối lượng phát sinh được chấp thuận của Chủ đầu tư).

-       Thanh toán: Căn cứ trên khối lượng thực tế thi công đã được nghiệm thu. Khối lượng này phải phù hợp với khối lượng trong Bản vẽ thi công đã được duyệt & khối lượng trong Tiên lượng mời thầu. Thanh toán theo đơn giá trúng thầu đã được duyệt và căn cứ vào Hợp đồng giữa Chủ đầu tư với Nhà thầu thi công.

-       Khối lượng phát sinh được xử lý theo các qui định hiện hành.

 

Hạng mục thanh toán

Đơn vị

 

Biển báo hình tròn D0.7m

Biển

 

Biển báo tam giác cạnh 0.7m

Biển

 

Biển báo chữ nhật 0.8x0.8m

Biển