CÔNG TÁC SƠN
MỤC LỤC
  
1. TỔNG QUÁT 2
1.1 MÔ TẢ 2
1.2 BẢO VỆ NGƯỜI VÀ TÀI SẢN 2
1.3 BẢO VỆ CÔNG TRÌNH 2
1.4 CHIỀU DÀY VÀ MẦU SẮC 2
2. SƠN KẾT CẤU KIM LOẠI 3
2.1 TIÊU CHUẨN THAM CHIẾU 3
2.2 HỆ THỐNG CÁC LỚP SƠN VÀ LOẠI SƠN 3
2.3 ĐIỀU KIỆN THỜI TIẾT 3
2.4 CHUẨN BỊ BỀ MẶT 4
2.4.1 LÀM SẠCH BẰNG CÁCH THỔI 4
2.4.2 LÀM SẠCH BẰNG HƠI NƯỚC 4
2.4.3 LÀM SẠCH BẰNG DUNG MÔI 5
2.4.4 LÀM SẠCH BẰNG TAY 5
2.4.5 RỬA BẰNG MÁY BƠM NƯỚC 5
2.5 QUÉT PHUN SƠN 5
2.5.1 SƠN CÁC LOẠI SƠN LÓT GIÀU KẼM 6
2.6 ĐO ĐẠC THANH TOÁN 7
3. SƠN CÁC BỀ MẶT MẠ KẼM 7
MỤC 08300 - CÔNG TÁC SƠN
1. TỔNG QUÁT
 
1.1 MÔ TẢ
Công việc này gồm có việc sơn các bề mặt phải sơn đã nêu trong hồ sơ hợp đồng. Công việc này bao gồm nhưng không giới hạn ở việc chuẩn bị các bề mặt sơn, quét sơn và bảo dưỡng, bảo vệ công trình, bảo vệ các cơ sở vật chất hiện có, xe cộ và công chúng không bị tổn hại do công việc sơn, và cung cấp mọi nhân lực, thiết bị, vật liệu cần để tiến hành công việc.
 
1.2 BẢO VỆ NGƯỜI VÀ TÀI SẢN
 
Nhà thầu phải tuân thủ các tiêu chuẩn, quy tắc, điều lệ và mệnh lệnh đối với sức khoẻ, an toàn nghề nghiệp và bảo vệ môi trường tuỳ theo trường hợp có thể áp dụng được. Việc không tuân thủ các Tiêu chuẩn, quy tắc, điều lệ và mệnh lệnh này đủ là lý do để phải ngưng việc hoặc không đủ tư cách.
Phải có các biện pháp phòng ngừa hợp lý để thu gom các vật liệu phế thải (vật liệu thải đã dùng và sơn cũ) được xếp vào loại nguy hiểm. Việc loại bỏ các vật liệu phế thải nguy hiểm phải tiến hành theo tất cả các luật của nhà nước.
Nhà thầu phải bố trí các dụng cụ bảo vệ như vải thô, tấm chắn và các tấm che phủ cần thiết để phòng ngừa hư hỏng cho công trình và thiệt hại cho các tài sản khác hoặc cho người do các thao tác làm sạch và sơn. Nhà thầu phải chịu trách nhiệm về mọi hư hỏng gây ra bởi dự án sơn đối với xe cộ, con người hoặc tài sản.
Sơn hoặc các vết sơn làm cho các bề mặt không được chỉ định sơn có vẻ ngoài khó coi phải được Nhà thầu tẩy sạch hoặc xoá sạch bằng chi phí của họ.
 
1.3 BẢO VỆ CÔNG TRÌNH
 
Nhà thầu phải có mọi biện pháp phòng ngừa cần thiết để bảo vệ bề mặt khỏi nhiễm bẩn trước hoặc trong quá trình sơn.
Nhà thầu phải bảo vệ tất cả các bộ phận của công trình chống lại việc làm xấu bề mặt bởi việc làm tung toé vết đốm, vết nhơ do vật liệu sơn.
Tất cả các bề mặt sơn bị hư hỏng do các thao tác của Nhà thầu phải do Nhà thầu sửa chữa với chi phí của họ với các vật liệu và mức độ sửa tới tình trạng ngang với tình trạng quy định ở đây.
Nếu xe cộ tạo ra một lượng bụi quá nhiều, Nhà thầu, khi có chỉ thị của Kỹ sư phải  phun  nước  lòng  đườngg  và  lề  đường  lân  cận  hoặc  phun  chất  giảm bụi  với  một khoảng cách đủ về mỗi phía của vị trí khi đang sơn.
Sau khi hoàn thành tất cả các thao tác sơn và bất kỳ công việc nào khác có thể gây ra bụi, mỡ hoặc các chất lạ khác bị đọng lại trên các bề mặt sơn, các bề mặt sơn này phải hoàn toàn sạch. Khi mở cầu cho thông xe, việc sơn phải làm xong hoàn toàn và các bề mặt không bị hư hại và sạch sẽ.
 
1.4 CHIỀU DÀY VÀ MẦU SẮC
 
Chiều dày màng phủ khô của mỗi lớp sơn và tổng chiều dày của sản phẩm cuối
cùng phải phù hợp với hồ sơ hợp đồng. Chiều dày của lớp phủ thực hiện trước hoặc của lớp phủ có sẵn được coi là lớp phủ đầu phải xác định phù hợp với việc đo chiều dày sơn khô bằng dụng cụ đo từ tính SSPC-PA2 trước khi sơn lớp tiếp theo.
Mỗi lớp sơn cần có màu khác nhau để đảm bảo việc phủ đầy đủ và theo cách mà lớp phủ trước có thể được bịt kín bởi chỉ một lớp sơn sau đó.
 
2. SƠN KẾT CẤU KIM LOẠI
2.1 TIÊU CHUẨN THAM CHIẾU
 
Các công tác lựa chọn vật liệu sơn và sơn cầu thép phải phù hợp với yêu cầu kỹ thuật của các tiêu chuẩn sau hoặc tương đương:
- Sơn bảo vệ kết cấu thép - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử TCVN 8789:2011
- Sơn bảo vệ kết cấu thép - Quy trỡnh thi cụng và nghiệm thu TCVN 8790:2011 
- Sơn và lớp phủ bảo vệ kim loại - Phương pháp thử mù muối TCVN 8792:2011
- Sơn và lớp phủ bảo vệ kim loại Phần 1 - 14: TCVN 8785-1:2011 -:-TCVN8785-14:2011
- International standard ISO12944-5: Lựa chọn hệ sơn.
- International standard ISO 8501-1: Chuẩn bị bề mặt thép trước khi sơn.
 
2.2 HỆ THỐNG CÁC LỚP SƠN VÀ LOẠI SƠN
 
- Hệ thống các lớp sơn và loại sơn áp dụng phải phù hợp với hệ thống trong hồ sơ hợp đồng.
 
2.3 ĐIỀU KIỆN THỜI TIẾT
Phải  sơn  trên  các  bề  mặt  hoàn  toàn  khô.  Không  được  phép  sơn  dưới  bất  kỳ trường hợp nào dưới đây:
 
- khi nhiệt độ không khí, sơn hoặc bề mặt phải sơn bằng hoặc thấp hơn 4oC hoặc trên 38oC,
- khi các bề mặt kim loại ở trên điểm sương ít hơn 3oC,
- khi độ ẩm vượt quá 85% tại địa điểm công trình,
- khi các bề mặt mới sơn có thể bị hư hỏng do mưa, sương mù hoặc bụi,
- hoặc khi có thể dự đoán nhiệt độ không khí tụt xuống dưới 5oC trong thời kỳ khô ráo, trừ quy định ở đây đối với việc sơn trong buồng kín.
Các bề mặt kim loại đủ nóng để làm cho sơn bị rộp sinh ra màng sơn rỗ hoặc làm cho chất tải mầu tách ra khỏi chất nhuộm mầu thì không được sơn.
Tuỳ theo chấp thuận của Kỹ sư, Nhà thầu có thể cung cấp buồng kín phù hợp để
có thể sơn trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Phải có những quy định để khống chế một cách nhân tạo điều kiện không khí bên trong buồng với những giới hạn phù hợp để sơn trong suốt quá trình thao tác sơn. Các bề mặt đã sơn dưới lớp che trong thời tiết ẩm ướt hoặc lạnh phải giữ dưới lớp che này tới khi sơn khô hoặc điều kiện thời tiết cho phép mở lớp che. Phải xét chi phí đầy đủ để cung cấp và duy trì buồng kín này trong giá phải trả trong các điều khoản hợp đồng của công việc liên quan đến sơn, do đó không được trả thêm chi phí nào khác.
Mọi việc thổi sạch, trừ khi thực hiện trong nhà kín, và mọi việc sơn phải được tiến hành trong những giờ có ánh sáng ban ngày trừ khi được quy định khác trong hồ sơ hợp đồng.
 
2.4 CHUẨN BỊ BỀ MẶT
 
Tất cả các bề mặt lộ ra của thép kết cấu, trừ các bệ mặt mạ kẽm hoặc mạ kim loại khác, phải được làm sạch và sơn.
Tất cả các bề mặt của thép kết cấu mới phải được làm sạch bằng phương pháp thổi sạch trừ khi có quy định khác trong hồ sơ hợp đồng, hoặc được chấp thuận bằng văn bản của Kỹ sư.
Khi sơn lại các kết cấu thép hiện có, phương pháp làm sạch phải được quy định trong hồ sơ hợp đồng. Mọi hư hại gây ra cho sơn tốt, hoặc cho các diện tích không được chỉ định sơn, do các thao tác của Nhà thầu gây ra phải được Nhà thầu sửa chữa với chi phí của mình với sự thoả mãn của Kỹ sư.
Các phương pháp dùng trong việc làm sạch các bề mặt kim loại phải phù hợp với các chỉ dẫn kỹ thuật ở đây.
 
2.4.1 LÀM SẠCH BẰNG CÁCH THỔI
 
Các chất mài mòn dùng để thổi sạch phải là cát khô sạch, mạt khoáng vật, hạt thép, hoặc mạt thép tuỳ theo sự lựa chọn của Nhà thầu, và phải có một cấp phối phù hợp để tạo ra các kết quả thoả mãn. Việc sử dụng các chất mài mòn khác không được phép nếu không có sự chấp thuận của Kỹ sư bằng văn bản.
Không được dùng cát bờ biển không rửa có muối hoặc quá nhiều bùn.
Phải loại bỏ tất cả bùn đất, vẩy cán, gỉ, sơn và các vật liệu khác khỏi các bề mặt thép lộ ra theo các yêu cầu của Tiêu chuẩn chuẩn bị bề mặt của Hội đồng sơn kết cấu thép số 10, SSPC-SP10- Làm sach bằng cách thổi gần trắng. Việc làm sạch bằng thổi phải để lại tất cả các bề mặt với một cấu trúc bám giữ chặt chẽ đồng đều không dưới 25.4mm và không lớn hơn 76.2mm, được đo bằng một thước đo mặt cắt bề mặt được chấp thuận.
Khi việc thổi sạch được thực hiện gần máy móc, tất cả các trục, ổ bi, động cơ và các bộ phận chuyển động phải được bịt kín chống bị lọt vào trước khi bắt đầu thổi.
Các bề mặt thổi sạch phải sơn lót hoặc xử lý trong cùng ngày thổi sạch, trừ khi Kỹ sư cho phép làm khác. Nếu các bề mặt đã làm sạch bị gỉ hoặc bị làm bẩn trước khi sơn xong, chúng phải thổi lại cho sạch bằng chi phí của Nhà thầu.
 
2.4.2 LÀM SẠCH BẰNG HƠI NƯỚC
 
Tất cả bùn đất, mỡ, sơn bột rời rạc, hoặc vật liệu lạ khác đã tích tụ lại trên các bề mặt đã sơn hoặc đã mạ trước phải được loại bỏ bằng một máy làm sạch bằng hơi nước trước tất cả các giai đoạn làm sạch khác. Quá trình này không có ý định loại bỏ chỗ sơn tốt. Mọi chỗ sơn đã trở nên rời rạc, xoăn lại, bong lên hoặc mất liên kết với các lớp sơn trước, sau khi làm sạch bằng hơi nước phải được loại bỏ theo hướng dẫn của Kỹ sư cho tới lớp sơn tốt hoặc tới bề mặt kim loại với chi phí của Nhà thầu.
Phải thêm vào nước cung cấp cho nồi hơi một chất tẩy có thể thoái hoá sinh học hoặc quét vào bề mặt được làm sạch. Chất tẩy phải có thành phần thế nào và cho vào một lượng bao nhiêu để có thể làm sạch theo như đã nói trong đoạn trên.
Mọi chất còn lại, chất tẩy hoặc vật lạ khác có thể tích tụ trên các bề mặt đã được làm sạch phải loại bỏ bằng cách phun nước sạch.
Việc làm sạch bằng hơi nước không được thực hiện trước khi sơn hoặc các giai đoạn làm sạch khác quá hai tuần lễ.
Việc sơn tiếp theo sau chỉ được tiến hành sau khi các bề mặt làm sạch đã hoàn toàn khô và không trường hợp nào được ít hơn 24 giờ sau khi làm sạch và phun nước rửa.
 
2.4.3 LÀM SẠCH BẰNG DUNG MÔI
 
Trừ khi trong hồ sơ hợp đồng cấm dùng, phải dùng các chất dung môi để loại bỏ dầu, mỡ, và các chất làm nhiểm bẩn hoà tan theo các yêu cầu của SSPC-SP1 “Làm sạch bằng dung môi”. Làm sạch bằng dung môi phải tiến hành trước khi làm sạch bằng cách thổi. Nếu các chất làm bẩn vẫn còn lại sau khi thổi thì diện tích đó phải làm sạch lại bằng dung môi.
 
2.4.4 LÀM SẠCH BẰNG TAY
 
Phải dùng các bàn chải sợi thép, hoặc dùng tay hoặc chạy máy các dụng cụ cạo tay, các máy mài, hoặc giấy ráp để loại bỏ mọi bùn đất, gỉ và vẩy cán rời rạc, hoặc sơn không dính chắc vào bề mặt kim loại.
Không được dùng búa hơi băm trừ khi được phép bằng văn bản của Kỹ sư.
 
2.4.5 RỬA BẰNG MÁY BƠM NƯỚC
 
Rửa bằng máy bơm nước phải dùng nước có áp suất giữa 5.5 MPa đến 10.3 MPa, với các vòi tác dụng cách bề mặt thép không quá 300mm.
 
2.5 QUÉT PHUN SƠN
 
Nhà thầu phải thông báo cho Kỹ sư bằng văn bản ít nhất trước một tuần ngày bắt dầu làm sạch và sơn.
Sơn phải làm gọn ghẽ, khéo léo. Trừ khi có quy định khác trong hồ sơ hợp đồng, phải sơn quét bằng bàn chải, phun hoặc con lăn hoặc một tổ hợp các cách đó riêng cho loại sơn sử dụng.
Mỗi lớp sơn phải được bảo dưỡng hoàn toàn và mọi chỗ bỏ quãng, khuyết, vùng mỏng hoặc các khuyết điểm khác phải được sửa chữa trước khi quét lớp sau, bề mặt được phủ sơn không được ẩm, có bụi, mỡ hoặc mọi vật liệu có hại khác có thể gây trở ngại cho sự liên kết của các lớp sau. Khi sơn cục bộ, sơn cũ bong lên sau lần thứ nhất phải cạo bỏ và sơn lại trước khi sơn lượt sau.
Được  phép  dùng  các  loại  sơn  quy  định  “được  định  lượng  sẵn  để  dùng”  và “không pha loãng “ trừ khi có quy định khác trong Tiêu chuẩn vật liệu thích hợp với loại sơn sử dụng.
Nếu dùng bàn chải, chúng phải  có đủ thân và chiều dài lông để rải sơn thành một màng đồng đều. Phải dùng các bàn chải tròn, hình ô van, hoặc bàn chải dẹt không rộng hơn 115mm. Sơn phải quét đều và chải kỹ.
Trên tất cả các bề mặt không thể tới được để sơn bằng biện pháp thông thường,
sơn phải quét bằng bàn chải da cừu, bàn chải kiểu chai, hoặc bằng các biện pháp khác được Kỹ sư chấp thuận.
Khi sử dụng con lăn, chúng phải thuộc loại không để lại cấu trúc sần sùi trong màng sơn. Chỉ dùng các con lăn trên các bề mặt phẳng, đều để tạo ra một màng sơn có bề dầy đều đặn không bỏ quãng, vệt chảy, vệt xệ hoặc các vùng mỏng.
Sơn có thể được phun bằng thiết bị phun không có không khí hoặc phun thông thường.
Phải  cung  cấp  các  bộ lọc  hoặc  bộ  tách  nước  được  Kỹ  sư  chấp  thuận  và  đặt chúng trong đường phun của mỗi bình phun để loại bỏ dầu và nước trong không khí.
Phương pháp phun nào tạo ra quá nhiều sơn, vật chẩy, vệt xệ, hoặc các chõ mỏng trong màng sơn, hoặc bỏ quãng, bỏ trống sẽ được xem là không thoả mãn và Kỹ sư có thể yêu cầu thay đổi phương pháp phun hoặc cấm dùng phương pháp đó và yêu cầu dùng bàn chải để thay thế.
Phải dùng các máy trộn để trộn sơn. Trước khi quét, sơn phải trộn một thời gian đủ dài để trộn kỹ lưỡng chất nhuộm màu và chất  tải màu với nhau, và giữ được trộn kỹ trong khi quét.
Bề dầy màng sơn khô phải đo tại chỗ bằng một thiết bị đo bề dầy màng từ tính đã hiệu chỉnh theo Hội đồng sơn kết cấu thép SSPC-PA2.
Bề dầy mỗi lớp sơn phải khống chế ở bề dầy đảm bảo sẽ khô đồng đều trên toàn bộ màng sơn.
Các lớp sơn kế tiếp sau phải có sắc thái tương phản với sơn đã quét.
Các kết cấu phải được thổi sạch và sơn với tổng bề dầy các lớp sơn lót trước khi lắp dựng. Sau khi lắp dựng và trước khi sơn lớp sau, tất cả các chỗ sơn bị hư hại hoặc hư hỏng và tất cả các bề mặt lộ ra không sơn phải được làm sạch hoàn toàn và sơn cục bộ với các lớp sơn lót tới bề dầy quy định.
Các bề mặt lộ ra không khí và không thể tới để sơn được sau khi lắp dựng phảI được sơn toàn bộ số lớp sơn trước khi lắp dựng.
Nếu có yêu cầu lớp sơn lót vinyl, không được sơn trước khi sơn lớp kế tiếp quá 12 giờ.  Phải phun lớp sơn lót vinyl để tạo ra một màng ướt đồng đều trên bề mặt. Bề dầy màng khô phải trong khoảng 7,6 đến 2,7 mm.
 
2.5.1 SƠN CÁC LOẠI SƠN LÓT GIÀU KẼM
 
Các sơn lót giàu kẽm gồm có sơn lót kẽm hữu cơ và vô cơ, phải dùng phương pháp phun. Trên các diện tích không thể phun được, có thể sơn bằng cách chải hoặc trát.
Phải dùng các máy trộn cơ khí để trộn sơn lót. Sau khi trộn, sơn lót giàu kẽm phải lọc qua một sàng kim loại có mắt sàng 250-600 mm hoặc hai lớp vải táclatan (vải mỏng hồ cứng) ngay trước hoặc trong khi rót vào bình phun.
Phải  dùng  một  bình  phun  khuấy  trong  mọi  lần  phun  lớp  lót  giầu  kẽm.  Thanh khuấy phải  thò xuống dưới  và cách đáy bình phun trong khoảng 50mm và phải  luôn chuyển động trong khi phun. Chuyển động này phải đủ để giữ cho sơn được trộn đều.
Thiết bị phun phải cung cấp đủ áp lực cho bình và áp lực phun để tạo ra một lớp sơn có thành phần theo đúng về  mọi  mặt của các tiêu chuẩn đối với sơn kẽm. ống mềm từ bình đến vòi phun trong hồ sơ hợp đồng không được dài quá 22500mm cũng không được dùng cao hơn hay thấp hơn bình qúa 4500mm.
Lớp lót giàu kẽm, được bảo dưỡng phải không có bụi, đất, muối, hoặc các lớp đọng có hại khác và hoàn toàn khô trước khi sơn lớp sơn vinyl.
Ngoài ra, việc phủ các loại sơn kẽm vô cơ phải phù hợp với các điều sau:
- Các  lớp  sơn  kẽm vô  cơ  kế  tiếp  nhau  phải  quét  trong  vòng  24  giờ,  nhưng không ít hơn 30 phút sau lần sơn trước của loại sơn đó.
- Trong các  khu  vực  xẩy ra các vết nứt bùn trong sơn kẽm vô cơ, phải  thổi sạch tới lớp sơn dính kết tốt, và sơn lại tới cùng độ dầy bằng cùng phương pháp quy định đối với lớp sơn cũ.
- Sơn phải bảo dưỡng trong 48 giờ với một độ ẩm tương đối ít nhất bằng 45% trước khi sơn lớp lót vinyl. Lớp sơn kẽm vô cơ bảo dưỡng phải tưới nước bằng vòi và phải trong điều kiện khô bề mặt trước khi quét lớp sơn lót vinyl, nếu như lớp sơn lót vinyl chưa được quét trong vòng ba tuần lễ sau khi quét lớp sơn kẽm vô cơ hoặc khi rõ ràng có bụi đất, muối hoặc các chất đọng có hại khác trên lớp sơn kẽm vô cơ.
 
2.6 ĐO ĐẠC THANH TOÁN
 
Việc xác định khối lượng và thanh toán phải phù hợp với cơ cấu của bảng giá trong hợp đồng giữa Chủ đầu tư và Nhà thầu thi công.
Việc làm sạch và sơn thép kết cấu được thanh toán trên cơ sở giá tính gộp, trừ khi có quy định khác trong hồ sơ hợp đồng.
Giá tính gộp cho việc làm sạch và sơn kết cấu phải bao gồm việc đền bù đầy đủ cho việc cung cấp mọi lao động, vật liệu, dụng cụ, thiết bị và phụ phí, và để làm mọi công việc liên quan đến việc làm sạch và sơn thép kết cấu như đã nêu trong hồ sơ hợp đồng, theo các quy định trong Tiêu chuẩn này, theo các quy định đặc biệt và theo sự hưỡng dẫn của Kỹ sư.
Khối lượng phát sinh được xử lý theo các qui định hiện hành.
 
3. SƠN CÁC BỀ MẶT MẠ KẼM
 
Tất cả các bề mặt mạ kẽm cần sơn trước hết phải được làm sạch bằng cách rửa với dung môi nhiên liệu lỏng khoáng vật đủ để làm sạch mọi chất dầu, mỡ, hoặc các vật liệu lạ khác đối với lớp mạ.
Sau khi làm sạch, phải quét lớp lót vinyl cho các bề mặt đó. Lớp lót vinyl phải phun  để  tạo  ra  một  màng  ướt  đồng  đều  trên  bề  mặt.  Bề  dầy  màng  khô  phải  trong khoảng 7,6 đến 12,7 mm.
Lớp sơn hoàn thiện quét trên các bề mặt mạ kẽm đã sơn lót phải quy định trong hồ sơ hợp đồng. Nếu không có quy định khác, lớp sơn hoàn thiện phải giống như lớp sơn dùng trên công trình kim loại liền kề hoặc theo chỉ dẫn của Kỹ sư.
Không được thanh toán riêng rẽ cho việc chuẩn bị và sơn các bề mặt mạ kẽm. Việc đền bù đầy đủ cho việc cung cấp tất cả nhân lực, vật liệu, dụng cụ, thiết bị và phụ phí, và cho mọi công việc liên quan đến chuẩn bị và sơn các bề mặt mạ kẽm như đã cho trong hồ sơ hợp đồng theo Tiêu chuẩn này và theo sự chỉ dẫn của Kỹ sư được xem như đã bao gồm trong các giá thanh toán cho các hạng mục hợp đồng khác nhau của công việc liên quan dến các bề mặt mạ kẽm.
 
 
Sơn kim loại ................................m2