LAN CAN PHÒNG HỘ

MỤC LỤC

1....... MÔ TẢ........................................................................................................................................................................... 1

2....... VẬT LIỆU..................................................................................................................................................................... 1

2.1.    Lan can phòng hộ.................................................................................................... 1

2.2.    Khung treo lan can................................................................................................... 1

2.3.    Cột lan can phòng hộ............................................................................................... 1

3....... SỬA CHỮA LỚP MẠ KẼM...................................................................................................................................... 2

4....... YÊU CẦU THI CÔNG................................................................................................................................................ 2

4.1.    Thi công cột rào lan can........................................................................................... 2

4.2.    Các bộ phận của lan can phòng hộ.......................................................................... 2

5....... XÁC ĐỊNH KHỐI LƯỢNG VÀ THANH TOÁN.................................................................................................. 2

 

MỤC 09300 - LAN CAN PHÒNG HỘ

1.             MÔ TẢ

Quy định và Chỉ dẫn kỹ thuật này đưa ra các yêu cầu và quy trình cho việc cung cấp và thi công lan can phòng hộ theo đúng chủng loại thiết kế và vị trí lắp đặt được chỉ ra trong bản vẽ thiết kế. 

Việc áp dụng giải pháp thiết kế - thi công hàng rào tôn lượn sóng theo như dự án mở rộng QL1 và đường Hồ Chí Minh tại các văn bản số 2533/BGTVT-CQLXD ngày 12/3/2014 và văn bản số 6052/BGTVT-CQLXD ngày 26/5/2014. Sử dụng hẩngò tôn lượn sóng cột thép ống hình tròn.

2.             VẬT LIỆU

2.1.       Lan can phòng hộ

Các lan can phòng hộ được làm bằng tôn lượn sóng đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật sau:

(a)         Độ dãn dài không dưới 12 % đối với mẫu thử  dài 5cm, xác định bằng thí nghiệm kéo;

(b)         Cường độ chịu kéo giới hạn không dưới 5,600 kg/ cm2;

(c)         Độ võng của mẫu thử không được vượt quá 5cm khi chất một tải trọng 680Kg rải đều trên bề mặt rộng 8cm tại chính giữa của mẫu thử dài 365cm;

(d)         Các nối mối có khả năng chịu lực kéo bên là 2,200 kg.

(e)         Lan can phòng hộ phải được mạ kẽm, tuân thủ các yêu cầu của AASHTO M111. Công đoạn tráng kẽm phải được tiến hành sau khi chế tạo lan can.

2.2.       Khung treo lan can

Các giá treo phải được chỉ ra trên các bản vẽ và được Tư vấn giám sát chấp thuận.

Các chỗ nối và các đầu nối phải có chủng loại và thiết kế được chỉ ra trên bản vẽ và phải có đủ cường độ để thi công toàn bộ chiều dài thiết kế của lan can.

Trừ khi được Quy định khác, tất cả các bộ phận, bu lông, vòng đệm, và các chi tiết khác phải được tráng kẽm tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật AASHTO M232. Toàn bộ công việc tráng kẽm phải được tiến hành sau khi sản xuất.

2.3.       Cột lan can phòng hộ

Các cột thép phải có đủ kích thước như chỉ ra trong hồ sơ thiết kế.

Thép dùng để chế tạo cột lan can phải phù hợp với tiêu chuẩn AASHTO M183. Sau khi chế tạo các cột thép được mạ kẽm theo đúng các tiêu chuẩn chỉ ra trong tiêu chuẩn AASHTO M111.

3.             SỬA CHỮA LỚP MẠ KẼM 

Trong trường hợp lớp mạ kẽm có những hư hỏng nhỏ, Tư vấn giám sát có thể cho phép sửa chữa bằng cách sơn ba lớp sơn pha kẽm chống ăn mòn. Trước khi tiến hành sơn, nhà thầu phải cung cấp cho Tư vấn giám sát những thông tin về loại sơn như đặc tính, điều kiện áp dụng cũng như kết quả xử lý bề mặt của lan can trước sơn.

4.             YÊU CẦU THI CÔNG

4.1.       Thi công cột rào lan can

Cột lan can phải được theo phương thẳng đứng, và phải được chôn trong nền đường theo đúng như bản vẽ thiết kế (chiều sâu ít nhất 1,30m). Móng cột phải được giữ ổn định cho đến khi lắp đặt tôn sóng. Trường hợp ép nén cột xuống nền đường làm lay động đến độ ổn định của nền đường dưới móng cột cần được chỉnh sửa cho thân cột thẳng đứng và đầm chặt nền đường đảm bảo theo độ chặt qui định, thân cột đảm bảo không bị lắc, lung lay . . .

Phần diện tích xung quanh cột phải được san lấp bằng vật liệu gia cố lề hoặc đất đắp nền đường đầm chặt với độ chặt tối thiểu K > 0.95.

Khi đóng (ép) cột lan can cần có giải pháp đệm gỗ (hoặc cao su) đầu cột, không được làm biến dạng đầu cột và bóp méo thân cột.

4.2.       Các bộ phận của lan can phòng hộ

Các bộ phận lan can phòng hộ phải được lắp dựng sao cho việc thi công được tiến hành một cách thuận tiện và liên tục. Các liên kết bulông đai ốc phải được xiết chặt. Bu lông phải đủ dài để phần đầu nằm ngoài đai ốc tối thiểu là 5mm nhưng không được thừa quá 100mm.

Những phần diện tích cấu kiện bị bong tróc hoặc bị mài mòn lớp mạ kẽm, phải được bảo vệ bằng cách sơn 3 lớp sơn pha kẽm tuân thủ các yêu cầu của phần.

5.             XÁC ĐỊNH KHỐI LƯỢNG VÀ THANH TOÁN

5.1         XÁC ĐỊNH KHỐI LƯỢNG

Khối lượng lan can tôn sóng được tính là số mét dài tôn sóng đã thi công và nghiệm thu theo đúng bản vẽ thiết kế và yêu cầu kỹ thuật, bao gồm cả đào hố móng, móng cột, đắp trả, cột đỡ, tôn sóng, và các phụ kiện cần thiết khác.

5.2         THANH TOÁN

-       Chỉ tiến hành đo đạc, xác định khối lượng để nghiệm thu đối với các hạng mục công việc có trong hồ sơ Thiết kế bản vẽ thi công được duyệt (trừ trường hợp các khối lượng phát sinh được chấp thuận của Chủ đầu tư).

-       Thanh toán: Căn cứ trên khối lượng thực tế thi công đã được nghiệm thu. Khối lượng này phải phù hợp với khối lượng trong Bản vẽ thi công đã được duyệt & khối lượng trong Tiên lượng mời thầu. Thanh toán theo đơn giá trúng thầu đã được duyệt và căn cứ vào Hợp đồng giữa Chủ đầu tư với Nhà thầu thi công.

-       Khối lượng phát sinh được xử lý theo các Quy định hiện hành.

Hạng mục thanh toán

Đơn vị

 

Lan can tôn sóng

Mét