SAU ĐÂY TRUNG TÂM XIN CHIA SẺ THAM KHẢO BÁO CÁO BẢO VỆ  TỐT NGHIỆP KỸ SƯ XÂY DỰNG DÂN DỤNG CÁC BẠN THAM KHẢO ĐỂ ÁP DỤNG VÀO BÀI BẢO VỆ CỦA MÌNH

CHÚC CÁC BẠN CÓ MỘT BUỔI BẢO VỆ ĐỒ ÁN THÀNH CÔNG!

 

Kính thưa thầy chủ tịch hội đồng, Kính thưa các thầy, cô trong hội đồng, thưa các bạn!

Sau 15 tuần làm đồ án tốt nghiệp, với sự cố gắng của bản thân và sự giúp đỡ của thầy giáo hướng dẫn em đã hoàn thành nhiệm vụ tốt nghiệp được giao. Đề tài tốt nghiệp của em là: “Thiết kế TCTC Nhà chung cư cao tầng tái định cư lô 8c Đại Cồ Việt- quận Hai Bà Trưng”. Nội dung đồ án đã được em trình bày kỹ trong thuyết minh và bản vẽ. Bây giờ, em xin trình bày tóm tắt một số nội dung chủ yếu của đồ án của mình.

Công trình em tổ chức thi công là “nhà chung cư cao tầng tái định cư lô 8c Đại Cồ Việt quận Hai Bà Trưng” Công trình thuộc dự án phát triển nhà cao tầng phía nam thành phố Hà Nội nằm ngay cạnh đường Đại Cồ Việt quận hai bà trưng. Công trình ở vị trí này thuận tiện cho giao thông nhưng lại chịu ảnh hưởng của quy đinh giao thông thành phố, mặt bằng thi công chật hẹp nên gây khó khăn cho việc vận chuyển vật liệu bố trí máy móc thiết bị thi công. Công trình có mặt bằng hình ngũ giác năm cạnh gồm 1 đơn nguyên, kết cấu các tầng và các đơn nguyên tương đối giống nhau, thuận lợi cho tổ chức thi công theo phương pháp dây chuyền. Công trình cao 17 tầng, tổng chiều cao là 57.000 m. Từ tầng 1-2 là văn phòng và dịch vụ bán hàng cho chung cư, từ tầng 3-15 là phòng ở nên yêu cầu về hoàn thiện nhiều chủng loại vật liệu yêu cầu kỹ thuật cao. Kết cấu chịu lực chính của công trình là khung sàn BTCT kết hợp với vách cứng truyền tải trọng xuống móng cọc khoan nhồi. Khung (sàn) được thiết kế đổ bê tông toàn khối, chủ đầu tư yêu cầu là bê tông thương phẩm. Tường xây chỉ làm nhiệm vụ ngăn cách và bao che, nhưng khối lượng cần thi công khá lớn, nên cũng là một công tác cần chú ý đến khi thi công.

Đơn vị trúng thầu là Xí nghiệp số 15 thuộc công ty tu tạo phát triển nhà Hà Nội, giá trị trúng thầu trước thuế VAT là 18565000000 thời hạn thi công theo hợp đồng là 620 ngày (chỉ ở bản vẽ chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật). Công ty giao cho một đội thi công của mình thực hiện công trình. Đội thi công có đầy đủ các loại thợ thép, cốp pha, bê tông, nề, hoàn thiện, khi cần có thể huy động thêm nhân lực từ công ty. Các máy móc thi công chính, thuê của đơn vị quản lý máy móc của công ty khác trong cùng Tổng công ty. Một số máy đơn giản, như máy đầm, máy hàn... thì đơn vị tự trang bị cho mình. Phương châm thi công của đội là đảm bảo chất lượng, chi phí hợp lý và thời gian theo yêu cầu của chủ đầu tư (hay cần rút ngắn...).

Dựa trên đặc điểm kiến trúc và kết cấu của công trình, đồ án tiến hành tổ chức theo phương pháp dây chuyền cho một số công tác chủ yếu là công tác khoan cọc nhồi, công tác đào đất móng, công tác bê tông cốt thép móng, công tác BTCT phần khung sàn, công tác xây. Đây là những công tác quyết định phần lớn đến chất lượng, thời gian thi công và chi phí cho công trình. Còn các công tác khác, đồ án chỉ tính toán HPLĐ và đưa vào tổng tiến độ theo đúng yêu cầu công nghệ. Vì mặt bằng chật hẹp, kết cấu móng phức tạp nên phần ngầm ta chỉ tổ chức một phương án tối ưu.

Theo phương án này, đồ án chia mặt bằng công trình thành 3 phân đoạn, máy di chuyển theo hướng từ trục 1-1 đến trục 2-2 , sơ đồ di chuyển máy trong công trình và tiến độ thi công công trình được thể hiện trong thuyết minh và bản vẽ, thi công toàn bộ phần cọc hết 42 ngày.

Công tác đào đất của công trình được tổ chức như sau: Do cốt đầu cọc cách cốt đất tự nhiên là -2.250 m, nên nếu dùng máy thi công, máy chỉ có thể đào được đến độ sâu 2.100 m, vì phải đào cách đầu cọc 0.150 m để tránh va đập làm hỏng cọc. Vì thế, để tăng mức cơ giới hoá, đồ án cố gắng tận dụng máy bằng cách sử dụng máy đào cả diện tích của giằng móng và xung quanh đài móng, chỗ không có cọc. Theo phương án này, sử dụng máy đào gầu nghịch bánh để thi công từ phân đoạn 1 đến phân đoạn 3 . Vì độ rộng các phân đoạn khá lớn nên công tác đào đất được chia thành khoang phân đoạn 1 và phân đoạn 3 chia thành 2 khoang phân đoạn 1 chia thành một khoang. Toàn bộ khối lượng đất do ô tô đào lên được vận chuyển đi đổ cách xa công trình 8 km bằng 5 ô  tô tự đổ .

Về công tác BTCT móng của công trình. Mặt bằng thi công móng được chia là 3 phân đoạn giống như phân đoạn thi công đất. Cốt thép được gia công ở xưởng, vận chuyển đến vị trí cần thi công bằng thủ công để lắp đặt vào vị trí. Ván khuôn được sử dụng là ván khuôn thép. Bê tông được sử dụng thi công phần móng là bê tông thương phẩm và bơm vào vị trí bằng máy bơm.

Về công tác BTCT thân của công trình. Hai phương án đưa ra so sánh có công nghệ khác nhau. Phương án 1 mặt bằng thi công được chia thành 3 phân đoạn đoạn mỗi phân đoạn gồm các gồm các quá trình thành phần ............. Phương án 2  được tổ chức thi công vách cứng trước bằng ván khuôn trượt từ tầng 1 đến tâng 15 sau đó mới tổ chức thi công cột dầm sàn các quá trình thành phần bao gồm (Nếu có ghép công tác tháo ván khuôn cột với công tác ván đáy dầm thì phải trình bày luôn lý do).

(Nếu có đưa yếu tố giá vào so sánh phương án, thì phải trình bày luôn).

So sánh hai phương án dựa trên các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật (chỉ trên bản vẽ), thấy phương án ...... tối ưu hơn, nên đồ án chọn phương án này làm phương án thi công. Cốt thép được gia công ở xưởng, vận chuyển lên tầng bằng cần cẩu để lắp đặt vào vị trí. Ván khuôn được sử dụng là ván khuôn thép, dựa trên hệ xà gồ bằng gỗ và hệ giáo PAN. Bê tông được sử dụng là bê tông thương phẩm bơm lên vị trí đổ bằng máy bơm. Tổng thời hạn thi công phần thân là 358 ngày.

Do làm nhiệm vụ ngăn cách và bao che, nên công tác xây tường nhà có ảnh hưởng rất lớn đến các công tác hoàn thiện khác. Để tổ chức xây cho mỗi tầng, đồ án đã chia mặt bằng thi công thành các phân đoạn, trên mỗi phân đoạn chia thành các đợt để thi công theo đúng yêu cầu kỹ thuật xây. Hai phương án được đưa ra so sánh dựa trên việc phối hợp các tổ xây và trát khác nhau. Sau khi so sánh các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật (chỉ trên bản vẽ), chọn phương án 1 có chi phí tối ưu hơn làm phương án thi công. Sử dụng 55 người, chia làm 2 tổ, thi công từ tầng 1 lên tầng 15 với phương thức di chuyển như hình vẽ (chỉ bản vẽ).

Sau khi lập xong biện pháp tổ chức thi công cho các công tác chủ yếu, tính hao phí lao động cho các công tác còn lại, đồ án lập tổng tiến độ thi công công trình để làm cơ sở cho việc quản lý và điều phối thi công. Đồ án sử dụng chương trình Microsoft Project để lập và quản lý tiến độ vì:

- Chương trình có rất nhiều hình thức thể hiện: sơ đồ ngang, sơ đồ mạng, quản lý theo lịch, quản lý theo tài nguyên... nên tận dụng được cả ưu điểm của cả 2 phương pháp sơ đồ ngang và sơ đồ mạng.

- Có thể tự động tính toán thời gian, hao phí lao động và các nguồn lực khác.

- Tự động vẽ các biểu đồ sử dụng tài nguyên.

- Quản lý được các loại tài nguyên một cách chặt chẽ, từ đó có thể phát hiện những thời điểm một loại tài nguyên nào đó vượt quá hay thấp quá so với số mà doanh nghiệp có thể cung cấp để từ đó có biện pháp điều chỉnh sao cho việc sử dụng các loại tài nguyên hợp lý.

- Quản lý và điều chỉnh thời gian dễ dàng.

- Thể hiện chặt chẽ mối quan hệ giữa các công việc về trình tự công nghệ, sử dụng nguồn lực và mặt trận công tác.

Tổng tiến độ được lập nhờ việc phối hợp các tổ hợp công nghệ chủ yếu đã được tổ chức thi công theo đúng trình tự thi công, sau đó ghép các công tác còn lại theo đúng các yêu cầu về công nghệ, quy trình, quy phạm thi công, an toàn lao động và tận dụng mặt trận công tác để rút ngắn thời gian thi công công trình. Đây là tổng tiến độ thi công công trình với tổng thời hạn thi công là 593 ngày. (Nếu sử dụng Project thì phải thuyết minh cách dùng summary tasks)

Tổng mặt bằng thi công. (Câu này không cần nói)

Để chỉ đạo việc bố trí máy móc, thiết bị thi công, lám trạn, kho bãi... đồ án lập tổng mặt bằng thi công công trình. Tổng mặt bằng được lập trên các nguyên tắc: tiện lợi, tiết kiệm, phù hợp với các quy định về an toàn và vệ sinh môi trường. Đây (chỉ vào bản vẽ) là tổng mặt bằng được lập cho giai đoạn thi công rầm rộ nhất (giai đoạn thi công thân BTCT hay giai đoạn nào. Nếu nói là giai đoạn thi công thân BTCT mà có thể hiện giàn dáo thì phải lý giải: do bảo vệ môi trường (hay do công tác xây trát được kết hợp với phần thân, hay vì lý do làm đường vận chuyển lên xuống công trình......). 

Vật tư là yếu tố rất quan trọng của quá trình thi công, chiếm tỷ lệ lớn nhất trong giá thành công trình. Vì thế, việc cung cấp và dự trữ vật tư hợp lý cần phải được coi trọng. Do thời gian có hạn, nên đồ án chỉ tiến hành lập kế hoạch vận chuyển và tính toán dự trữ vật tư cho 1 loại vật tư sử dụng khá lớn trong công trình, đó là vật liệu gạch chỉ cho công tác xây. Kết quả tính toán được thể hiện trên bản vẽ .....

Sau khi lập được tổng tiến độ thi công công trình, đồ án tính toán giá thành thi công theo phương án tổ chức đã lựa chọn để đánh giá phương án tổ chức thi công và dự trù vốn lưu động cho thi công. Đồ án chia thời gian thi công công trình thành 3 giai đoạn. Giai đoạn 1 có công việc chủ yếu là phần ngầm. Giai đoạn 2 từ có công việc chủ yếu là thi công phần khung sàn BTCT. Giai đoạn 3 chủ yếu là thời gian thực hiện các công tác xây và hoàn thiện công trình. Đồ án đã tính toán giá thành thi công cho mỗi giai đoạn, sau đó vẽ biểu đồ phát triển giá thành dự toán thi công theo nguyên tắc cộng dồn. (Chỉ bản vẽ tương ứng).

Để đánh giá toàn diện việc tổ chức thi công công trình, em đã tính một số chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, được trình bày trong bản vẽ (chỉ bản vẽ). 

 Có thể giải thích thêm một số chỉ tiêu như tỷ lệ % nhân công nhỏ do vật liệu hoàn thiện đắt tiền, hay do mức cơ giới hoá cao.... Một số chỉ tiêu còn được sử dụng cho công tác lập kế hoạch của doanh nghiệp về sau, ví dụ, chỉ tiêu về mức hao phí vật tư chính cho 1 m2 sàn 1.4 triêu/m2 sàn. Dựa trên các chỉ tiêu này, nhất là các chỉ tiêu chính, thấy phương án tổ chức thi công mà đồ án đã lập là chấp nhận được.

Kính thưa các thầy cô, thưa các bạn.

Đó là những nội dung chính mà đồ án của em đã thực hiện. Vì thời gian có hạn, kinh nghiệm còn chưa nhiều, nên khó tránh khỏi những sai sót. Rất mong các thầy cô chỉ bảo và các bạn quan tâm góp ý kiến, để em có thể thực hiện tốt hơn công việc sau này của mình. Xin chân thành cảm ơn.

Phần trình bày của em đến đây là hết. Em xin nhận sự góp ý của Thầy (cô) và các bạn!