MỤC 05500 - MẶT ĐƯỜNG BÊ TÔNG XI MĂNG

MỤC LỤC

1....... MÔ TẢ........................................................................................................................................................................... 1

2....... YÊU CẦU VỀ VẬT LIỆU.......................................................................................................................................... 1

2.1          NƯỚC                                                                                                                                                                        1

2.2          CỐT LIỆU............................................................................................................................................................... 1

2.3          XI MĂNG................................................................................................................................................................ 4

2.4          CỐT THÉP.............................................................................................................................................................. 5

2.5          VẬT LIỆU CHÈN KHE........................................................................................................................................ 6

2.6          VẬT LIỆU KHÁC.................................................................................................................................................. 7

2.7          PHỤ GIA.................................................................................................................................................................. 8

2.8          PHA TRỘN.............................................................................................................................................................. 8

2.9          NHỰA EPOXY....................................................................................................................................................... 8

2.10        NGHIỆM THU VẬT LIỆU................................................................................................................................... 8

2.11        Hỗn hợp bê tông..................................................................................................................................................... 9

3....... YÊU CẦU THI CÔNG............................................................................................................................................. 10

3.1          THIẾT BỊ TRỘN VÀ VẬN CHUYỂN BÊ TÔNG.......................................................................................... 10

3.1.1        KHÁI QUÁT........................................................................................................................................................... 10

3.1.2        THIẾT BỊ TRỘN TRUNG TÂM............................................................................................................................ 10

3.1.3        XE TRỘN BÊ TÔNG VÀ XE KHUẤY BÊ TÔNG.............................................................................................. 11

3.1.4        XE VẬN CHUYỂN BÊ TÔNG KHÔNG CÓ MÁY KHUẤY............................................................................. 11

3.2          THIẾT BỊ HOÀN THIỆN.................................................................................................................................. 11

3.3          THIẾT BỊ RUNG................................................................................................................................................. 11

3.4          THIẾT BỊ CẮT BÊ TÔNG................................................................................................................................. 11

3.5          KHUÔN DỌC....................................................................................................................................................... 11

3.5.1        THIẾT BỊ RẢI......................................................................................................................................................... 12

3.6          SỬA VÁN KHUÔN.............................................................................................................................................. 12

4....... CHUẨN BỊ LỚP DƯỚI MẶT ĐƯỜNG, DỰNG VÁN TRƯỢT...................................................................... 12

5....... ĐẶT KHUÔN............................................................................................................................................................. 13

6....... BỐC XẾP, XÁC ĐỊNH KHỐI LƯỢNG VÀ TRỘN VẬT LIỆU..................................................................... 13

7....... TRỘN BÊ TÔNG...................................................................................................................................................... 14

8....... CÁC HẠN CHẾ TRONG VIỆC TRỘN VÀ ĐỔ BÊ TÔNG............................................................................. 14

8.1          ĐIỀU KIỆN ÁNH SÁNG.................................................................................................................................... 14

8.2          THỜI TIẾT NÓNG.............................................................................................................................................. 15

9....... ĐỔ BÊ TÔNG............................................................................................................................................................ 15

9.1          PHƯƠNG PHÁP VÁN KHUÔN BÊN............................................................................................................... 15

9.2          PHƯƠNG PHÁP VÁN KHUÔN TRƯỢT......................................................................................................... 16

10..... CẮT TỈA BÊ TÔNG VÀ ĐẶT CỐT THÉP........................................................................................................ 17

11..... CÁC MỐI NỐI........................................................................................................................................................... 17

11.1        THI CÔNG MỐI NỐI.......................................................................................................................................... 17

11.2        KHE CO................................................................................................................................................................. 18

11.3        KHE GIÃN............................................................................................................................................................ 18

11.4        RÃNH THEN........................................................................................................................................................ 18

11.5        THANH NỐI......................................................................................................................................................... 19

11.6        THANH CHỐT.................................................................................................................................................... 19

11.7        LẮP ĐẶT MỐI NỐI............................................................................................................................................. 19

11.8        CƯA MỐI NỐI..................................................................................................................................................... 20

12..... CẮT TỈA, CỐ KẾT VÀ HOÀN THIỆN............................................................................................................... 20

12.1        TRÌNH TỰ  THỰC HIỆN.................................................................................................................................. 20

12.2        HOÀN THIỆN Ở CÁC MỐI NỐI...................................................................................................................... 21

12.3        THIẾT BỊ HOÀN THIỆN.................................................................................................................................. 21

12.4        HOÀN THIỆN BẰNG TAY............................................................................................................................... 21

12.5        LÀM PHẲNG BỀ MẶT...................................................................................................................................... 22

12.5.1       THỦ CÔNG............................................................................................................................................................ 22

12.5.2       BẰNG MÁY........................................................................................................................................................... 22

12.6        KIỂM TRA BẰNG THƯỚC THẲNG VÀ CHỈNH  SỬA BỀ MẶT............................................................ 22

13..... LÀM NHẴN BỀ MẶT.............................................................................................................................................. 23

14..... BẢO DƯỠNG BÊ TÔNG........................................................................................................................................ 23

14.1        PHƯƠNG PHÁP MÀNG CHỐNG THẤM...................................................................................................... 23

14.2        PHƯƠNG PHÁP TƯỚI NƯỚC.......................................................................................................................... 24

14.3        PHƯƠNG PHÁP PHỦ VẢI KHÔNG THẤM NƯỚC..................................................................................... 24

15..... THÁO VÁN KHUÔN............................................................................................................................................... 24

16..... BỊT KÍN MỐI NỐI................................................................................................................................................... 25

16.1        THỜI GIAN THI CÔNG..................................................................................................................................... 25

16.2        CHUẨN BỊ MỐI NỐI......................................................................................................................................... 25

16.3        ĐỔ VẬT LIỆU CHỐNG THẤM........................................................................................................................ 25

17..... BẢO VỆ MẶT ĐƯỜNG........................................................................................................................................... 25

18..... THÔNG XE................................................................................................................................................................ 26

19..... CÁC MẺ TRỘN BÊ TÔNG KHÔNG ĐƯỢC CHẤP NHẬN........................................................................... 26

20..... KIỂM TRA, NGHIỆM THU MẶT ĐƯỜNG...................................................................................................... 26

20.1        KIỂM TRA VẬT LIỆU TỎNG GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ THI CÔNG....................................................... 26

20.2        KIỂM TRA TRONG QUÁ TRÌNH THI CÔNG.............................................................................................. 28

20.3        NGHIỆM THU MẶT ĐƯỜNG BTXM............................................................................................................ 29

21..... DỠ BỎ VÀ THAY THẾ BÊ TÔNG...................................................................................................................... 31

22..... XÁC ĐỊNH KHỐI LƯỢNG VÀ THANH TOÁN............................................................................................... 31

22.1        XÁC ĐỊNH KHỐI LƯỢNG................................................................................................................................ 31

22.2        THANH TOÁN..................................................................................................................................................... 31

 

 

 

 

MỤC 05500 - MẶT ĐƯỜNG BÊ TÔNG XI MĂNG

1.        MÔ TẢ

Quy định thi công - nghiệm thu này bao gồm các yêu cầu về thi công mặt đường bê tông xi măng phù hợp các yêu cầu chỉ ra trong bản vẽ thiết kế.

2.        YÊU CẦU VỀ VẬT LIỆU

2.1        NƯỚC

Nước dùng chế tạo bê tông xi măng (BTXM) không được lẫn dầu mỡ, các tạp chất hữu cơ khác và phù hợp với TCXDVN 302 -2004. Phải kiểm tra các chỉ tiêu sau theo phương pháp thử quy định trong 22TCN69-84: Độ pH≥4, hàm lượng muối ≤0,005mg/mm3, hàm lượng ion SO4≤0,0027mg/mm3.

2.2        CỐT LIỆU

Cốt liệu dùng để chế tạo BTXM phải là cốt liệu sạch, bền chắc được khai thác từ thiên nhiên hoặc xay nghiền từ đá tảng và cuội sỏi.

Cốt liệu phải được thí nghiệm mẫu theo TCVN 7572 1÷20:2006 “Cốt liệu bê tông và vữa – Phương pháp thử”.

a.      Cốt liệu thô:

Cốt liệu thô có thể là sỏi cuội, sỏi cuội nghiền hoặc đá dăm, thỏa mãn c ác yêu cầu sau:

Bảng 1: Các chỉ tiêu yêu cầu đối với cốt liệu thô dùng làm mặt đường BTXM:

Chỉ tiêu

Mức

Phương pháp thử

Khối lượng thể tích, Kg/m3

≥1350

TCVN 7572-4:2006

Khối lượng riêng, Kg/m3

≥2500

TCVN 7572-4:2006

Độ hút nước (%)

≤2,5

TCVN 7572-4:2006

Hạt thoi dẹt (%)

-       Làm tầng móng

-       Làm tầng mặt đường cao tốc, cấp I, II, III

-       Làm tầng mặt từ đường cấp IV trở xuống

 

≤25

≤15

 

≤20

TCVN 7572-13:2006

Độ mài mòn LosAngeles (%)

-       Đường cao tốc, cấp I,II,III

-       Đường cấp IV trở xuống

 

≤30

≤35

TCVN 7572-12:2006

Cường độ chịu nén của đá gốc, MPa

-       Đá phún xuất

-       Đá biến chất

-       Đá trầm tích

 

≥100

≥80

≥60

TCVN 7572-10:2006

Hàm lượng các hạt mềm yếu, phong hóa (%)

≤1,0

TCVN 7572-17:2006

Hàm lượng bụi, bùn, sét (%)

≤0,3

TCVN 7572-8:2006

Hàm lượng muối sunfat và đá sunfat xác định theo hàm lượng SO3 (%)

≤1,0

TCVN 7572-16:2006

Khả năng phản ứng kiềm của cốt liệu

Sau thí nghiệm mẫu cốt liệu không nứt, không rạn, không phùi keo, độ trương nở ở thời gian quy định của thí nghiệm <0,1%

TCVN 7572-14:2006

Trường hợp cốt liệu được trộn từ 2 hoặc nhiều hơn 2 loại cốt liệu thô với nhau thì mỗi loại đều phải thỏa mãn các yêu cầu đã nêu trong bảng 1.

Cốt liệu thô không được trực tiếp dùng hỗn hợp không qua phân cỡ hạt mà phải dùng 2-4 cỡ hạt để trộn với nhau thành một hỗn hợp. Thành phần cấp phối hạt thô theo yêu cầu sau:

Bảng 2 – Yêu cầu thành phần cấp phối của cốt liệu thô:

Loại cấp phối cốt liệu thô danh định

Lượng lọt qua sang (%) theo bộ sàng lỗ vuông,mm

2,36

4,75

9,50

12,5

19,0

25,0

37,5

4,75 – 12,5

0–5

0–15

40–60

90–100

100

 

 

4,75 – 19,0

0–5

5–15

25–40

55–70

95–100

100

 

4,75 – 25,0

0–5

0–10

10–30

30–50

60–75

95–100

100

4,75 – 37,5

0–5

0–10

10–25

25–40

40–60

60–80

100

Bảng 3 – Yêu cầu thành phần mỗi loại cỡ hạt của cốt liệu thô:

Loại cấp phối cốt liệu thô danh định

Lượng lọt qua sang (%) theo bộ sàng lỗ vuông, mm

2,36

4,75

9,50

12,5

19,0

25,0

37,5

4,75 – 9,5

0–5

0–20

85–100

100

 

 

 

9,5 – 12,5

 

0–5

0–20

85–100

100

 

 

9,5 – 19,0

 

0–5

0–15

40–60

85–100

100

 

12,5 – 25,0

 

 

0–5

30–45

60–75

90–100

100

12,5 – 37,5

 

 

0–5

0–15

30–45

60–75

100

Cỡ hạt danh định của cốt liệu thô với cốt liệu là sỏi cuội không lớn hơn 19mm, với sỏi cuội nghiền không lớn hơn 25mm, với đá dăm không lớn hơn 37,5.

b.      Cốt liệu nhỏ:

Cốt liệu nhỏ dùng làm BTXM có thể là cát sông sạch, cát nghiền từ đá cứng hoặc trộn cát nghiền và cát sông sạch. Không được dùng các loại đá sát sét, diệp thạch để nghiền cát sử dụng làm cốt liệu cho BTXM. Cốt liệu nhỏ phải đạt được các chỉ tiêu sau:

Bảng 4- Các chỉ tiêu yêu cầu đối với cốt liệu nhỏ:

Chỉ tiêu

Dùng cho đường cao tốc, cấp I, II, III

Dùng cho đường cấp IV trở xuống

Phương pháp thử

Hàm lượng mica (%)

≤0,02

≤0,06

TCVN 4376

Hàm lượng bụi, sét (%)

≤2,0

≤3,0

TCVN 7572-8:2006

Hàm lượng bột đá (qua sàng 0,075mm) lẫn vào cát nghiền (%)

≤5,0

≤7,0

AASTO T – 11

Hàm lượng ion Cl (%)

≤0,02

≤0,06

TCVN 7572-15:2006

Hàm lượng ion SO3 (%)

≤5,0

TCVN 7572-16:2006

Hàm lượng hữu cơ

Đạt yêu cầu

TCVN 7572-9:2006

Cường độ kháng nén của đá  gốc dùng làm cát nghiền (MPa)

Đá phún xuất ≥100, đá biến chất≥80, đá trầm tích≥60

TCVN 7572-10:2006

Khối lượng thể tích ở trạng thái rời (Kg/m3)

1350

TCVN 7572-4:2006

Khối lượng riêng (Kg/m3)

2500

TCVN 7572-4:2006

Độ rỗng (%)

47

TCVN 7572-4:2006

Phản ứng kiềm của cát

Sau thí nghiệm mẫu cốt liệu không nứt, không rạn, không phùi keo, độ trương nở ở tuổi thí nghiệm <0,1%

TCVN 7572-14:2006

Thành phần cấp phối của cốt liệu nhỏ phải phù hợp với yêu cầu sau:

Bảng 5- Thành phần cấp phối yêu cầu đối với cốt liệu nhỏ:

Loại cát

Lượng lọt qua sang (%) theo bộ sàng lỗ vuông, mm

0,15

0,30

0,60

1,18

2,36

4,75

Cát to

0–10

5–20

15–29

35–65

65–95

90–100

Cát vừa

0–10

8–30

30–59

50–90

75–100

90–100

Cát nhỏ

0–10

15–45

60–84

74–100

85–100

90–100

Chỉ sử dụng cát nhỏ nếu thiết kế thành phần BTXM có thêm phụ gia giảm nước.

2.3        XI MĂNG

Xi măng dùng làm mặt đường BTXM có thể sử dụng các loại xi măng Poóc lăng thông thường theo TCVN2682:2009 hoặc xi măng Poóc lăng hỗn hợp theo TCVN6260:2009 và thỏa mãn các yêu cầu về cường độ nén và cường độ kéo khi uấn và các chỉ tiêu hóa, lý như sau:

Bảng 6 - Cường độ nén và cường độ kéo khi uấn của xi măng dùng làm mặt BTXM (phương pháp thử 6010:2011):

Cấp hạng đường

Đường cao tốc

Đường cấp I, II, IV

Đường từ cấp IV trở xuống

Tuổi mẫu thử

3 ngày

28 ngày

3 ngày

28 ngày

3 ngày

28 ngày

Cường độ nén, MPa

≥25,0

≥57,5

≥22

≥50,0

≥16,0

≥42,5

Cường độ kéo khi uốn, MPa

≥4,5

≥7,5

≥4

≥7,0

≥3,5

≥6,5

Bảng 7 - Các chỉ tiêu hóa, lý của xi măng:

Chỉ tiêu

Đường cao tốc, cấp I, II, III

Đường từ cấp IV trở xuống

Phương pháp thử

Ghi chú

Hàm lượng CaO (%)

≤1,0%

≤1,5%

TCVN 141:2008

 

Hàm lượng MgO (%)

≤5,0%

≤6,0%

 

Hàm lượng kiềm quy đổi (Na2O ÷ 0,658K2O), (%)

≤0,6%

≤0,6%

Khi có nghi ngại cốt liệu có phản ứng kiềm silic

≤1,0%

≤1,0%

Khi chắc chắn cốt liệu không có phản ứng kiềm silic

Hàm lượng SO3 (%)

≤3,5%

≤4,0%

 

Tổn thất khi nung (%)

≤3,0%

≤5,0%

 

Cặn không hòa tan (%)

≤0,75

≤1,0

 

Khoáng C3A (%)

≤7,0

≤9,0

Có cam kết của nhà sản xuất thì không cần thử nghiệm

Khoáng C3S (%)

≤35,0

≤55,0

Khoáng C2S (%)

≤40,0

Không yêu cầu

Độ mịn, % còn lại trên sang 0,09mm

≤10

TCVN 4030:2003

 

Bề mặt riêng (tỷ diện) cm2/g

3000 ÷ 4500

 

Thời gian đông kết:

-       Bắt đầu

-       Kết thúc

 

1,5h (3,0h*)

10h

6017:1995

(*): áp dụng khi thi công vào mùa hè

Độ nở Autoclave (%)

0,5 (0,8*)

TCVN 8877:2011

(*): áp dụng khi dùng xi măng hỗn hợp

Độ co Autoclave (%)

0,2

Chỉ yêu cầu nếu dùng xi măng hỗn hợp

2.4        CỐT THÉP

Cốt thép phải phù hợp với các yêu cầu thể hiện trong bản vẽ, tuân thủ các quy định trong Quy định thi công - nghiệm thu 07300 ‘Cốt thép thường’. Cốt thép phải thẳng, không được dính bẩn, dính dầu mỡ, không han rỉ, không được có vết nứt.

Lưới thép hàn dùng cho mặt đường bê tông phải được cung cấp dưới dạng tấm phẳng, phù hợp với yêu cầu thể hiện trong bản vẽ. Cốt thép dùng làm lưới thép là thép có gờ.

Thép dùng làm thanh liên kết chịu kéo của khe dọc là thép có gờ.

Cốt thép thanh truyền lực là thép tròn trơn không có gờ sắc cạnh hoặc bất cứ một chi tiết biến dạng nào làm hạn chế độ trơn trượt trong bê tông. Khi gia công phải dùng máy cắt nguội, không được dùng các phương pháp làm biến dạng đầu thanh. Mặt cắt thanh phải vuông góc và nên dùng máy mài để mài phàn bavia và gia công thành cạnh vát 2-3mm.Trước khi vận chuyển đến công trường, các thanh thép truyển lực phải được sơn một lớp sơn chống gỉ trên toàn bộ bề mặt, loại sơn chống gỉ phải được sự chấp thuận của Tư vấn giám sát. Nếu thanh truyền lực làm bằng nhựa hoặc thép phủ epoxi thì không cần phải có lớp sơn chống gỉ, trừ phi có quy định cụ thể cho một trường hợp đặc biệt trên bản vẽ. Các chốt được sơn phải tuân thủ các yêu cầu trong AASHTO M254.

Nếu có yêu cầu trên bản vẽ thì các thanh truyền lực phủ sơn phải được quét nhũ tương MC-70. Măng sông (đỉnh co giãn) của các thanh truyền lực dùng trong khe co giãn phải làm bằng kim loại hoặc các loại chất khác trong thiết kế đã được chấp thuận, phủ lên 50mm tới 75mm của thanh, có một đầu đóng và một chốt hãm thích hợp để giữ đầu của thanh cách xa đầu đóng của măng sông ít nhất là 25mm. Các đoạn măng sông phải được thiết kế sao cho không bị gẫy trong quá trình thi công.

2.5        VẬT LIỆU CHÈN KHE

a)        Vật liệu chèn khe bao gồm vật liệu dạng tầm chế tạo sẵn dùng cho khe dãn và mastic rót nóng dùng lấp đầy các loại khe.

b)       Vật liệu chèn khe dạng tấm phải thỏa mãn yêu cầu sau:

Bảng 8 – Yêu cầu kỹ thuật của tấm chèn khe dãn

Chỉ tiêu

Loại vật liệu

Phương pháp thử

Gỗ, li-e

Cao su xốp hoặc chất dẻo

Sợi

Tỷ lệ khôi phục đàn hồi (%)

≥55

≥90

≥65

AASHTO T42

Áp lực co (MPa)

5,0 – 20,0

0,2 – 0,6

2,0 – 10,0

Lượng đẩy trồi lên (mm)

5,5

5,0

3,0

Tải trọng uốn cong (N)

100 – 400

0 – 50

5 – 40

Các tấm vật liệu chèn khe áp lực ép co sau khi ngâm nước  ≥ khi không ngâm nước 90%;

Tấm chèn khe loại bằng gỗ li-e sau khi quét tấm bitum phải có bề dày là (20-25)±1mm;

Vật liệu gắn mối nối phải thích hợp với vật liệu bịt kín mối nối và phải được đục lỗ để đặt chốt.

Vật liệu lấp mối nối phải được làm thành từng tấm riêng khớp với chiều sâu và chiều rộng yêu cầu của từng mối nối cụ thể. Trong trường hợp cần nhiều tấm để lấp một mối nối thì các đầu tiếp giáp phải được gắn chặt với nhau một cách an toàn và phải đảm bảo giữ nguyên hình dạng bằng các đinh kẹp hoặc bằng các phương pháp gắn khác.

c)        Vật liệu chèn khe (khe dọc, khe co) loại rót nóng phải đảm bảo dính bám tốt với thành tấm BTXM, bảo đảm tính đàn hồi cao, không hòa tan trong nước, không thấm nước, ổn định nhiệt và bền. Vật liệu chèn khe đảm bảo các yêu cầu sau:

Các chỉ tiêu

Loại đàn hồi thấp

Loại đàn hồi cao

Phương pháp thử

Độ kim lún (0,01mm)

<50

<40

ASTM 3407

Tỷ lệ khôi phục đàn hồi (%)

≥30

≥60

Độ chảy (mm)

<5

<2

Độ dãn dài ở -100C (mm)

≥10

≥15

Cường độ dính kết với bê tông (MPa)

≥0,2

≥0,4

Có thể sử dụng vật liệu chèn khe phải tuân thủ đúng theo tiêu chuẩn ASTM D3405-97 - Vật liệu bịt kín mối nối, rải nóng, đối với mặt đường bê tông nhựa và bê tông ximăng hoặc AASHTO M301.

Mỗi đợt/lô vật liệu chèn khe được chuyển đến công trường phải còn nguyên trong container có niêm phong gốc của nhà sản xuất. Trên mỗi container phải ghi rõ tên của nhà sản xuất, số đợt/lô, nhiệt độ đun an toàn, và phải có kèm theo giấy chứng nhận của nhà sản xuất nêu rõ rằng vật liệu chứa trong các container đảm bảo các yêu cầu của Quy định thi công - nghiệm thu này.

2.6        VẬT LIỆU KHÁC

a.             Vật liệu làm lớp ngăn cách giữa lớp móng và lớp BTXM có thể là giấy dầu hoặc vải địa kỹ thuật được quy định cụ thể trong hồ sơ thiết kế. Giấy dầu phải thỏa mãn tiêu chuẩn TC01-2010, vải địa kỹ thuật là loại chống thấm nước theo TCVN 8871:2011.

b.             Ồng chụp đầu thanh truyền lực:

-         Ồng chụp đầu thanh truyền lực của khe dãn là ống tôn mạ kẽm hoặc bằng PVC, tuân thủ theo hồ sơ thiết kế.

-         Thi công lắp đặt thanh truyền lực bằng phương pháp tự động ấn thanh truyền lực vào hỗn hợp BTXM.

c.             Chất tạo màng, màng chất dẻo dùng bảo dưỡng mặt đường BTXM

-          Chất tạo màng là dạng lỏng, sau khi phun sương lên bề mặt đường tạo thành màng mỏng phải thỏa mãn quy định sau:

Chỉ tiêu

Mức

Phương pháp thử

Tỷ lệ giữ nước hữu hiệu (%) (*)

≥75

ASTM C156-11

Thời gian hình thành màng (h)

≤4

Tính hòa tan khi thấm nước sau khi tạo thành màng (**)

Phải ghi rõ là hòa tan hay không hòa tan

(*): Điều kiện thử nghiệm giữ nước hiện hữu: Nhiệt độ 380C±20C, độ ẩm towng đối 32%±3%, tốc độ gió 0,5±0,2m/s, thời gian mất nước 72h.

(**): Trên bề mặt lộ thiên phải sử dụng loại không hòa tan, trên bề mặt tiếp tục đổ b ê tông phải sử dụng loại hòa tan.

-         Màng chất dẻo dùng để bảo dưỡng BTXM phải có bề dày tối thiểu bằng 0,05mm và được sử dụng theo chỉ dẫn của nhà sản xuất.

2.7        PHỤ GIA

Phụ gia phải phù hợp với các yêu cầu quy định trong phần Chỉ dẫn kỹ thuật 07100 “Bê tông và các kết cấu bê tông”.

2.8        PHA TRỘN

Việc pha trộn phải phù hợp với các yêu cầu quy định trong Quy định thi công - nghiệm thu 07100 "Bê tông và các kết cấu bê tông".

2.9        NHỰA EPOXY

Nhựa epoxy dùng để giữ chặt các chốt và thanh nối trong kết cấu áo đường phải tuân thủ theo các yêu cầu trong ASTM C 881, loại I, cấp 3, hạng C.

2.10    NGHIỆM THU VẬT LIỆU

Đối với các loại vật liệu đề xuất sử dụng trong suốt quá trình thi công, trước khi sử dụng vật liệu Nhà thầu phải trình các báo cáo thí nghiệm có chứng nhận cho Tư vấn giám sát. Chứng nhận này phải trình bày các thí nghiệm ASTM thích hợp đối với từng loại vật liệu, các kết quả thí nghiệm, và kết luận vật liệu đó có thể sử dụng hay không sử dụng được. Tư vấn giám sát có thể yêu cầu cấp các mẫu vật liệu để thí nghiệm trước và trong khi sản xuất vật liệu nhằm xác định chất lượng của vật liệu và đảm bảo tính phù hợp với các quy định kỹ thuật.

2.11    Hỗn hợp bê tông

Bê tông sử dụng phải là loại quy định trong Quy định thi công - nghiệm thu 07100 "Bê tông và các kết cấu bê tông". Hỗn hợp bê tông làm mặt đường BTXM phải thỏa mãn các yêu cầu sau:

Bảng 9 – Yêu cầu của hỗn hợp bê tông làm mặt đường BTXM:

Các chỉ tiêu

Trị số yêu cầu

Phương pháp thử

Ván khuôn trượt (tốc độ rải 0,5÷2,0m/s)

Ván khuôn cố định

Ván khuôn ray, thi công liên hợp

Thi công đơn giản

Cường độ kéo khi uốn ở 28 ngày (MPa)

≥5,0 với đường cao tốc, cấp I, cấp II

≥4,5 với đường từ cấp III trở xuống

TCVN 3015-3119: 1993

Độ mài mòn (g/cm2)

≤0,3 với đường cao tốc, cấp I, cấp II, cấp III

≤0,6 với đường từ cấp IV trở xuống

TCVN 3114: 1993

Độ sụt (mm)

10 – 20

20 – 30

20 – 40

TCVN 3015-3106: 1993

1.   Tất cả các mẫu đã thí nghiệm phải đạt yêu cầu trên và trung bình của 6 mẫu chế thử phải đảm bảo cường độ chịu nén khi uấn ít nhất phải cao hơn cường độ thiết kế yêu cầu 20% vơi đường cao tốc, cấp I, cấp II và cao hơn cường độ thiết kế yêu cầu 15% với đường từ cấp III trở xuống.

2.   Phải chế bị mẫu nén và thí nghiệm cường độ nén theo tuổi trong thi công để phục vụ yêu cầu bảo dưỡng, tháo dỡ ván khuôn, cắt bê tông.

a)        Trước khi bắt đầu đổ bê tông và sau khi tất cả các vật liệu dự định sử dụng để trộn bê tông đã được chấp thuận, Nhà thầu phải trình nộp một quy trình thiết kế trộn bê tông trong đó nêu rõ tỷ trọng thành phần và cường độ uốn đạt được của bê tông sau 7 ngày và 28 ngày. Bảng thiết kế trộn bê tông phải bao gồm cả các bản sao báo cáo thí nghiệm, kể cả ngày tháng tiến hành thí nghiệm, và một bản liệt kê hoàn chỉnh các loại vật liệu trong đó nêu rõ loại, hãng sản xuất, nguồn và khối lượng của xi măng, cốt liệu thô, cốt liệu mịn, nước, và các hỗn hợp. Mức độ mịn của cốt liệu mịn cũng phải được thể hiện. Các bản thiết kế trộn bê tông phải được trình lên Tư vấn giám sát ít nhất là 30 ngày trước ngày bắt đầu thi công. Việc sản xuất bê tông sẽ không được thực hiện chừng nào Tư vấn giám sát chưa phê chuẩn bằng văn bản quy trình thiết kế trộn bê tông mà Nhà thầu đệ trình. Nếu có sự thay đổi về các nguồn hoặc thêm bớt một số chất vào hỗn hợp trộn thì quy trình thiết kế mới phải được trình lên Tư vấn giám sát để thông qua.

b)       Hỗn hợp trộn: Không được phép sử dụng các phụ gia giảm nước, các chất dẻo khi chưa có văn bản đồng ý của Tư vấn giám sát. Khi trộn phải kiểm tra thành phần các hỗn hợp đã được thông qua, nếu bổ xung thêm phụ gia khác như: tăng nhanh cường độ...  thì phải được sự được sự đồng ý của kỹ sư Tư vấn giám sát và trộn theo hướng dẫn của nhà sản xuất với khối lượng cần thiết để đảm bảo đúng các yêu cầu kỹ thuật. Các thí nghiệm phải được tiến hành trên các hỗn hợp trộn thử; hỗn hợp trộn thử này phải sử dụng vật liệu đề xuất dùng để trộn bê tông cho công trình, tuân thủ đúng ASTM C 494.

c)        Phòng thí nghiệm: Phòng thí nghiệm được sử dụng để phân tích quy trình thiết kế trộn bê tông phải đảm bảo các yêu cầu của ASTM C 1077.

3.        YÊU CẦU THI CÔNG

Nhà thầu phải cung cấp tất cả các thiết bị và dụng cụ cần thiết để bốc xếp vật liệu và thi công các hạng mục của công trình.

Máy móc và thiết bị trộn bê tông: Máy móc và thiết bị trộn bê tông phải tuân thủ đúng các yêu cầu của ASTM C 94. Nếu sử dụng phương pháp ván khuôn di động lát mặt thì phải dùng thiết bị trộn trung tâm.

3.1        THIẾT BỊ TRỘN VÀ VẬN CHUYỂN BÊ TÔNG

3.1.1      KHÁI QUÁT 

Bê tông có thể được trộn tại nhà máy hoặc có thể được trộn toàn bộ hay một phần bằng xe trộn bê tông. Trên mỗi thiết bị trộn bê tông phải bố trí một tấm nhãn của nhà sản xuất ở chỗ dễ nhận thấy, trên đó thể hiện công suất của thùng trộn, nghĩa là khối lượng của bê tông được trộn và tốc độ quay của thùng trộn hay cánh trộn.

3.1.2      THIẾT BỊ TRỘN TRUNG TÂM

Thiết bị trộn trung tâm phải phù hợp với các quy định trong ASTM C94. Thiết bị trộn phải được kiểm tra hàng ngày để phát hiện kịp thời các thay đổi về điều kiện làm việc của thiết bị do bê tông cứng hoặc vữa bị đọng lại hoặc do cánh trộn bị mòn. Khi các cánh trộn bị mòn đến 19mm hoặc hơn thì phải được tháo bỏ và thay thế bằng các cánh khác. Nhà thầu phải có trong tay bản sao thiết kế của nhà sản xuất trong đó thể hiện các kích thước và sơ đồ bố trí các cánh trộn để biết được chiều cao và độ sâu ban đầu của các cánh.

Phải tiến hành vận hành thử thiết bị trộn và thí nghiệm độ đồng đều của hỗn hợp trộn cho từng loại hỗn hợp ở thời điểm bắt đầu dự án và lặp lại sau 30.000m3 hỗn hợp bê tông đối với trạm trộn cố định.

3.1.3      XE TRỘN BÊ TÔNG VÀ XE KHUẤY BÊ TÔNG

Xe trộn bê tông dùng để trộn và vận chuyển bê tông, và xe khuấy bê tông dùng để vận chuyển bê tông từ trạm trộn trung tâm đến công trường phải phù hợp với các yêu cầu của ASTM C94.

3.1.4      XE VẬN CHUYỂN BÊ TÔNG KHÔNG CÓ MÁY KHUẤY 

Xe vận chuyển bê tông không có máy khuấy phải phù hợp với các yêu cầu của ASTM C94.

3.2        THIẾT BỊ HOÀN THIỆN

Thiết bị hoàn thiện phải đảm bảo đủ trọng lượng và công suất để hoàn thiện bê tông một cách hoàn hảo. Thiết bị hoàn thiện phải được thiết kế và vận hành để gạt, san, và gia cố lớp bê tông sao cho độ dày lớp vụn vữa trên bề mặt của bê tông phải nhỏ hơn 3mm.

3.3        THIẾT BỊ RUNG

Thiết bị rung có thể là loại máy đầm trong có ống chìm hoặc đầm dùi, hoặc có thể là loại đầm bàn, hoặc thanh san nền. Thiết bị đầm có thể được gắn vào thiết bị rải bê tông hoặc thiết bị hoàn thiện, hoặc có thể gắn vào một xe riêng. Tần số hoạt động của thiết bị đầm phải dao động trong khoảng 8.000 tới 12000 lần rung/phút. Biên độ trung bình của thiết bị rung là  0,06 ‑ 0,13 cm.

Đối với mặt đường có độ dày nhỏ hơn 20cm thì cho phép sử dụng loại thiết bị đầm bàn hoặc đầm san. Tần suất hoạt động của thiết bị rung bề mặt dao động trong khoảng 3.000 - 6.000 lần rung/phút. Phải thiết kế số lần, bước và tần suất rung cần thiết để đảm bảo mặt đường chặt và đồng đều. Phải đảm bảo đủ điện năng để vận hành tất cả các thiết bị đầm trên diện tích cần hoàn thiện. Các thiết bị đầm phải được điều khiển tự động, có khả năng dừng lại khi gặp chướng ngại vật phía trước. Có thể sử dụng máy đầm cầm tay ở những khu vực đặc biệt.

3.4        THIẾT BỊ CẮT BÊ TÔNG

Nhà thầu phải cung cấp đủ thiết bị cắt bê tông về cả số lượng và công suất để hoàn tất công tác cắt, đảm bảo kích thước khối bê tông yêu cầu.

Nhà thầu phải cung cấp ít nhất là 1 cưa dự phòng có khả năng vận hành tốt và lưỡi cưa dự phòng tại công trường trong suốt thời gian thi công cắt.

3.5        KHUÔN DỌC

(a)         Ván khuôn thẳng phải được làm bằng thép và có độ dài mỗi đoạn không nhỏ hơn 3m. Khuôn phải có độ sâu tương đương với chiều dày lớp mặt đường tại lề đường. Các khuôn cong hoặc dễ uốn có bán kính thích hợp sẽ được sử dụng cho các đoạn cong có bán kính 31m hoặc nhỏ hơn. Các khuôn phải được định vị chặt nhằm giữ vững hình dạng của bê tông sao cho khi đặt xuống vị trí thiết kế, khối bê tông sẽ có thể chịu được độ rung của các thiết bị gia cố hay thiết bị hoàn thiện mà không xảy ra hiện tượng co ngót hoặc lún có thể nhìn thấy bằng mắt.

(b)         Các khuôn có bề mặt trên vát, bị vỡ, vặn hoặc cong sẽ không được sử dụng. Các ván khuôn ghép sẽ không được sử dụng. Mặt trên của khuôn phải đảm bảo trên một mặt phẳng không chênh nhau quá 3mm trên 3m, và chân cố định không chênh nhau quá 6mm. Các khuôn phải thiết kế dư một đoạn để khớp chặt các đoạn tiếp giáp với nhau đảm bảo hình dạng khuôn cố định.

(c)         Không được sử dụng khuôn gỗ.

3.5.1  THIẾT BỊ RẢI

Thiết bị rải phải có đủ công suất, là loại tự hành, và được thiết kế cho các mục đích rải, gia cố và hoàn thiện mặt đường bê tông, phù hợp với cao độ, độ dốc mặt cắt ngang thiết kế. Thiết bị rải phải có đủ trọng lượng và công suất để thi công hết chiều rộng tối đa làn đường thiết kế được thể hiện trên bản vẽ, thiết bị phải đảm bảo tốc độ thiết kế, không bị mất ổn định cả về phương ngang, phương dọc và phương đứng, hoặc không bị xộc xệch. Thiết bị rải phải được lắp đặt các thiết bị điều khiển ngang và đứng bằng thuỷ lực hoặc điện tử.   

3.6        SỬA VÁN KHUÔN

(a)         Phải dựng đủ ván khuôn trước khi đổ bê tông để đảm bảo công tác đổ được liên tục. Sau khi các ván khuôn đã được chuẩn bị đúng cao độ, bề mặt bên dưới sẽ được đầm kỹ bằng đầm cơ khí hoặc bằng đầm tay ở cả bên trong và bên ngoài lề của đáy ván khuôn.

(b)         Ván khuôn phải được cố định tại chỗ đảm bảo giữ đúng vị trí của ván khuôn phù hợp với phương pháp đổ bê tông. Các đoạn của ván khuôn phải được khớp chặt với nhau và không được xê dịch theo bất cứ hướng nào. Tại các điểm nối, các đoạn ván khuôn không được lệch nhau quá 3mm. Ván khuôn phải được chỉnh sửa sao cho có thể chịu được tác động và độ rung của các thiết bị gia cố hay thiết bị hoàn thiện mà không xảy ra hiện tượng co ngót hay lún có thể nhận thấy. Ván khuôn phải được làm sạch và bôi trơn trước khi đổ bê tông. Ngay trước khi đổ bê tông, Nhà thầu phải kiểm tra và chỉnh sửa hướng cũng như cao độ của các ván khuôn.

4.        CHUẨN BỊ LỚP DƯỚI MẶT ĐƯỜNG, DỰNG VÁN TRƯỢT

(a)         Sau khi lớp mặt bên dưới được đầm nén đến độ chặt yêu cầu, các khu vực phục vụ cho thiết bị rải và các khu vực sắp được lát phải được chỉnh sửa tới cao độ mặt bằng và trắc dọc thiết kế bằng các máy móc thích hợp. Cao độ của lớp mặt bên dưới phải được kiểm soát bằng một hệ thống khống chế cao độ chính xác sử dụng tia laze, dây đo hoặc các dây dẫn hướng.

(b)         Nếu độ chặt của lớp mặt bên dưới bị ảnh hưởng do tác động của các hoạt động chỉnh sửa thì phải tiến hành đầm bổ sung và thí nghiệm lại theo yêu cầu của Tư vấn giám sát trước khi đổ bê tông. Nếu xe cộ được phép đi lại trên bề mặt đã chuẩn bị thì bề mặt này phải được kiểm tra và chỉnh sửa lại ngay trước khi đổ bê tông. Bề mặt được chuẩn bị trước này phải được làm ẩm, nhưng không được sũng nước, ngay trước khi đổ bê tông để tránh tình trạng thất thoát độ ẩm nhanh của bê tông.

(c)         Bề mặt được chuẩn bị trước này phải được làm ẩm, nhưng không được sũng nước, ngay trước khi đổ bê tông để tránh tình trạng thất thoát độ ẩm nhanh của bê tông.

(d)         Các hư hại do việc vận chuyển hoặc sử dụng các thiết bị khác gây ra sẽ phải được chỉnh sửa và kiểm tra lại. Nếu lớp móng trên hay lớp móng dưới bị hư hại thì Nhà thầu phải có trách nhiệm chỉnh sửa các lớp này trên toàn bộ chiều sâu của lớp.

(e)         Một khuôn mẫu sẽ được cung cấp và đặt trên ván khuôn ngay trước khi đổ bê tông. Khuôn mẫu này chỉ được vận hành bằng tay và không được gắn với máy kéo hay máy móc nào khác. Phải điều chỉnh khuôn mẫu sao cho có thể giữ khuôn mẫu cùng cao độ của lớp mặt bên dưới. Việc điều chỉnh và vận hành khuôn mẫu phải đảm bảo kiểm tra các cao độ chính xác trước khi đổ bê tông trên khuôn. Tất cả các vật liệu thừa phải được dọn và thải đi. Những chỗ trũng phải được lấp đầy và đầm nén kỹ đảm bảo cao độ bằng với cao độ xung quanh.

(f)          Nhà thầu phải đảm bảo rằng khuôn mẫu luôn được giữ ở tư thế điều chỉnh chính xác và phải kiểm tra hàng ngày.

5.        ĐẶT KHUÔN

(a)     Ván khuôn phải được dựng đầy đủ trước khi đổ bê tông để đảm bảo công tác đổ được liên tục.  Sau khi các ván khuôn đã được chuẩn bị đúng cao độ, bề mặt bên dưới sẽ được đầm kỹ bằng đầm cơ khí hoặc bằng đầm tay ở cả bên trong và bên ngoài lề của đáy ván khuôn.  Ván khuôn phải được cố định tại chỗ đảm bảo giữ đúng vị trí của ván khuôn phù hợp với phương pháp đổ bê tông.  Các đoạn của ván khuôn phải được khớp chặt với nhau và không được xê dịch theo bất cứ hướng nào.

(b)     Tại các điểm nối, các đoạn ván khuôn không được lệch nhau quá 3mm.  Ván khuôn phải được chỉnh sửa sao cho có thể chịu được tác động và độ rung của các thiết bị gia cố hay thiết bị hoàn thiện mà không xảy ra hiện tượng co ngót hay lún có thể nhận thấy.  Ván khuôn phải được làm sạch và bôi trơn trước khi đổ bê tông.  Ngay trước khi đổ bê tông, Nhà thầu phải kiểm tra và chỉnh sửa hướng cũng như cao độ của các ván khuôn

6.        BỐC XẾP, XÁC ĐỊNH KHỐI LƯỢNG VÀ TRỘN VẬT LIỆU

(a)         Khu vực trạm trộn, mặt bằng thi công, thiết bị, và các điều kiện vận chuyển vật liệu phải đảm bảo rằng vật liệu phải được chuyển liên tục tới công trường. Vật liệu dự trữ phải được bảo quản sao cho không xảy ra tình trạng phân tầng vật liệu hay bị lẫn với các vật liệu thải khác.

(b)         Các cốt liệu bị phân tầng hoặc trộn lẫn với đất hoặc các chất khác sẽ không được sử dụng. Tất cả các cốt liệu được sản xuất hoặc bốc xếp bằng các phương pháp thuỷ lực hay các cốt liệu được rửa sạch bằng cách xối nước phải được đánh đống hoặc đổ vào thùng để cho ráo nước ít nhất là 12 tiếng trước khi trộn. Thời gian vận chuyển vật liệu mất hơn 12 tiếng sẽ được chấp nhận là đủ thời gian để ráo nước nếu như phương tiện vận chuyển đó được thiết kế để nước thoát tự do.

(c)         Các trạm trộn phải được lắp thiết bị tự động xác định tỉ lệ cốt liệu và xi măng rời dựa trên trọng lượng, loại thiết bị này phải được chấp thuận từ trước. Trong trường hợp sử dụng xi măng rời, Nhà thầu phải sử dụng một phương pháp bốc xếp thích hợp từ phễu cân sang container vận chuyển hoặc sang thùng trộn để chuyển tới các thiết bị trộn như băng chuyền, thùng trộn hay các thiết bị khác để tránh sự thất thoát xi măng. Thiết bị trộn này phải được bố trí để đảm bảo hàm lượng xi măng quy định trong mỗi mẻ trộn.

7.        TRỘN BÊ TÔNG

(a)         Bê tông có thể được trộn ngay tại công trường bằng một trạm trộn trung tâm hoặc bằng các xe trộn. Thiết bị trộn bê tông phải là loại có công suất được chấp thuận. Thời gian trộn tính từ thời điểm mà tất cả các vật liệu, trừ nước, được đổ vào trống/thùng trộn. Tất cả bê tông phải được trộn và chuyển đến công trường phù hợp với các yêu cầu của ASTM C 94.

(b)         Bê tông đã trộn từ trạm trộn trung tâm phải được vận chuyển bằng xe chở bê tông có thiết bị trộn, thiết bị khuấy hoặc không có thiết bị khuấy. Khoảng thời gian từ khi thêm vật liệu kết dính vào hỗn hợp bê tông cho đến khi bê tông được đổ xuống vị trí thiết kế tại công trường không được quá 60 phút nếu hỗn hợp bê tông được vận chuyển bằng xe không có thiết bị khuấy và không quá 90 phút nếu bê tông được vận chuyển bằng xe có thiết bị trộn hoặc xe có thiết bị khuấy.

(c)         Không được phép trộn lại hỗn hợp bằng cách bổ sung thêm nước hoặc bằng các cách khác, trừ khi bê tông được vận chuyển bằng thiết bị trộn có chuyển đổi. Đối với thiết bị trộn bê tông có chuyển đổi thì có thể bổ sung thêm nước vào từng mẻ vật liệu và trộn thêm để tăng độ sụt cho bê tông nhằm đáp ứng các yêu cầu quy định, với điều kiện là việc bổ sung nước phải được thực hiện trong vòng 45 phút sau hoạt động trộn đầu tiên và không vượt quá tỉ lệ nước/xi măng quy định trong quy trình trộn thiết kế.

8.        CÁC HẠN CHẾ TRONG VIỆC TRỘN VÀ ĐỔ BÊ TÔNG

8.1        ĐIỀU KIỆN ÁNH SÁNG

Không được tiến hành trộn, đổ hay hoàn thiện bê tông khi không đủ ánh sáng tự nhiên, trừ phi có một hệ thống chiếu sáng nhân tạo đảm bảo đủ ánh sáng đã được Tư vấn giám sát thông qua.

8.2        THỜI TIẾT NÓNG

Trong điều kiện thời tiết nóng, nhiệt độ cao nhất trong ngày lên tới hơn 30 độ C thì cần phải tiến hành các biện pháp phòng ngừa sau đây:

(a)         Các ván khuôn và/hoặc lớp mặt bên dưới phải được phun nước ngay trước khi đổ bê tông. Bê tông phải được đổ trong điều kiện nhiệt độ càng thấp càng tốt, và trong bất cứ trường hợp nào cũng không được phép đổ bê tông trong điều kiện nhiệt độ lớn hơn 35 độ C. Các cốt liệu và/hoặc nước trộn phải được làm lạnh đến mức cần thiết để đảm bảo nhiệt độ bê tông ở mức hoặc không được vượt quá mức nhiệt độ tối đa quy định.

(b)         Các bề mặt hoàn thiện của lớp áo đường mới rải phải được giữ ẩm bằng cách tạo một lớp bụi nước bằng thiết bị phun nước đã được chấp thuận cho đến khi lớp áo đường này được phủ một lớp chất xúc tác bảo vệ. Nếu cần thiết thì sử dụng các lớp màn gió để tốc độ bay hơi của bê tông không vượt quá 0.2 psf / giờ như quy định trong Hình 2.1.5 trong ACI 305R, Đổ bê tông trong điều kiện thời tiết nóng, trong đó có xét đến độ ẩm tương đối, vận tốc gió, và nhiệt độ không khí.

(c)         Trong điều kiện có thể xảy ra nứt dẻo, và đặc biệt là khi bắt đầu xảy ra hiện tượng nứt thì Nhà thầu phải ngay lập tức tiến hành những biện pháp bổ sung cần thiết để bảo vệ bề mặt bê tông. Những biện pháp bảo vệ này có thể là màn gió, các thiết bị phun hơi nước hiệu quả hơn, và các biện pháp tương tự được thực hiện ngay đằng sau Thiết bị rải đường. Nếu những biện pháp này không tỏ ra có hiệu quả trong việc ngăn ngừa nứt thì phải dừng ngay việc rải mặt.

9.        ĐỔ BÊ TÔNG

(a)         Bề mặt lớp base được chuẩn bị trước này phải được làm ẩm, nhưng không được sũng nước, ngay trước khi đổ bê tông để tránh tình trạng thất thoát độ ẩm nhanh của bê tông.

(b)         Nhà thầu được quyền lựa chọn đổ bê tông bằng ván khuôn cạnh (cố định) hoặc ván khuôn trượt. Dù đổ bê tông ở bất cứ điểm nào thì khoảng cách để bê tông rơi tự do từ điểm này sang điểm khác hoặc xuống lớp mặt bên dưới không được vượt quá 1 mét.

(c)         Thiết bị vận chuyển hoặc các thiết bị cơ khí khác có thể được phép hoạt động trên khu vực tiếp giáp với phần mặt đường đã thi công trước  nếu cường độ bê tông đạt tới cường độ uốn 3.800kPa. Tương tự như vậy, các máy san lớp móng trên và lớp móng dưới, máy rải bê tông, và các thiết bị hoàn thiện bê tông có thể được phép hoạt động bên lề áo đường đã thi công nếu bê tông đạt tới cường độ uốn tối thiểu là 2.750 kPa.

9.1        PHƯƠNG PHÁP VÁN KHUÔN BÊN

(a)         Trong phương pháp ván khuôn dọc, bê tông phải được đổ xuống trên nền ẩm yêu cầu và càng ít sửa chữa càng tốt. Trừ phi các xe trộn bê tông, xe khuấy bê tông, hoặc các thiết bị vận chuyển không có thiết bị khuấy khác được trang bị các phương tiện để đổ bê tông mà không làm phân tầng vật liệu, bê tông phải được đổ và rải bằng các phương tiện rải cơ khí đã được phê chuẩn để ngăn ngừa tình trạng phân tầng vật liệu. Bê tông phải được đổ liên tục giữa các khe ngang mà không sử dụng các vách ngăn trung gian. Việc rải bê tông yêu cầu làm bằng tay có thể dùng xẻng nhưng không được dùng cào. Công nhân không được phép đi trên lớp bê tông mới trộn bằng ủng hoặc giầy có lẫn đất hoặc các chất khác.

(b)         Bê tông phải được đổ càng gần các khe co giãn càng tốt nhưng không làm ảnh hưởng tới các khe co giãn này; không được đổ bê tông từ gầu đổ hay phễu đổ vào khe trừ phi phễu đã được đặt ở điểm chính giữa bên trên khe.

(c)         Bê tông phải được cố kết hoàn toàn trên và dọc theo các mặt của tất cả ván khuôn và lớp bê tông đã đổ từ trước, dọc theo toàn bộ chiều dài và ở cả hai cạnh của tất cả các khe co giãn bằng thiết bị đầm trong bê tông. Máy đầm không được phép tiếp xúc với khớp nối khe, sàn hay thành ván khuôn. Trong bất cứ trường hợp nào thiết bị đầm cũng không được phép hoạt động tại một vị trí quá 20 giây, và cũng không được phép sử dụng thiết bị đầm để di chuyển bê tông.

9.2        PHƯƠNG PHÁP VÁN KHUÔN TRƯỢT

(a)                   Trong phương pháp ván khuôn trượt, bê tông sẽ được đổ bằng một thiết bị rải gắn ván khuôn trượt được thiết kế để rải, cố kết và định hình khối bê tông mới đổ chỉ trong một lần hoạt động của thiết bị, vì vậy cần phải có công tác hoàn thiện bằng tay để đảm bảo lớp bê tông đổ có độ chặt và đồng đều theo đúng yêu cầu nêu trong bản vẽ và Quy định thi công - nghiệm thu. Bê tông sẽ được đổ trực tiếp lên đỉnh các khớp nối để tránh làm các khớp nối này bị dịch chuyển khi thiết bị rải đi qua. Ván khuôn cạnh và thanh san nền hoàn thiện sẽ được điều chỉnh theo yêu cầu để đảm bảo dung sai bề mặt và lề quy định của khối bê tông đổ. Ván khuôn cạnh phải có kích thước, hình dạng và cường độ để đỡ khối bê tông trong một khoảng thời gian đủ để độ sụt mép không vượt quá quy định trong mục 21.4.2(e). Công tác hoàn thiện cuối cùng phải làm xong trong khi bê tông còn trong trạng thái dẻo.

(b)                  Trong trường hợp xảy ra hiện tượng bê tông bị sụt hay đọng thành vũng đằng sau thiết bị rải hoặc nếu có các sai sót về kết cấu hay bề mặt không thể khắc phục được trong khoảng dung sai cho phép thì phải dừng ngay việc rải cho đến khi điều chỉnh được thiết bị hoặc quy trình rải một cách thích hợp. Nếu không đạt được quy trình hay chất lượng yêu cầu của lớp bê tông đổ sau khi rải một làn đơn 600m dọc theo tuyến thì Nhà thầu phải tiếp tục hoàn thành công việc còn lại bằng ván khuôn chuẩn bằng kim loại, sử dụng phương pháp đổ và dưỡng bê tông  theo khuôn. Bất cứ một mẻ bê tông đổ nào không nằm trong khoảng dung sai cho phép đều phải dỡ bỏ và thay thế bằng một lớp bê tông khác, chi phí do Nhà thầu chịu.

10.    CẮT TỈA BÊ TÔNG VÀ ĐẶT CỐT THÉP

(a)                   Sau khi đổ, bê tông phải được cắt tỉa để đảm bảo mặt cắt ngang yêu cầu thể hiện trong bản vẽ và đảm bảo cao độ mà khi bê tông được hoàn thiện và cố kết hoàn toàn, bề mặt của lớp bê tông đổ sẽ có cao độ theo yêu cầu trong bản vẽ. Trong trường hợp mặt đường bê tông cốt thép được đổ thành hai lớp thì lớp bên dưới phải được cắt tỉa sao cho chiều dài và chiều sâu đảm bảo đủ để chứa hết chiều dài của các tấm hay thanh cốt thép được đặt bên trên lớp bê tông tại vị trí thiết kế mà không cần phải có thêm các thao tác bằng tay. Cốt thép sẽ được đặt trực tiếp lên trên lớp bê tông, sau đó tiến hành đổ lớp bê tông bên trên, cắt tỉa và san mặt. Nếu có một phần nào đó của lớp bê tông bên dưới được đổ xong quá 30 phút mà chưa được phủ lớp bê tông bên trên hoặc nếu đã hình thành lớp vữa ngoài thì phần bê tông này phải được dỡ bỏ và thay thế bằng lớp bê tông mới trộn khác, chi phí do Nhà thầu chịu. Trong trường hợp bê tông cốt thép được đổ thành một lớp thì cốt thép phải được đặt trước khi đổ bê tông hoặc có thể đặt cốt thép vào khối bê tông sau khi rải khi bê tông còn trong trạng thái dẻo bằng các thiết bị rung hay cơ khí.

(b)                  Khi đổ bê tông thì cốt thép phải được làm sạch hết bùn, dầu, hay các chất hữu cơ khác có thể gây ra những ảnh hưởng có hại hoặc làm giảm độ liên kết. Cốt thép có lẫn gỉ hoặc vảy sắt hoặc có lẫn cả hai chất này vẫn được coi là đảm bảo yêu cầu nếu kích thước, trọng lượng và các tính năng kéo tối thiểu của các vảy sắt thu được khi dùng bàn chải sắt để chải bằng tay không thấp hơn các yêu cầu trong Quy định thi công - nghiệm thu được áp dụng ASTM.

11.    CÁC MỐI NỐI

(a)                   Các mối nối phải được xây dựng như hướng dẫn trong bản vẽ và theo đúng các yêu cầu trong Quy định thi công - nghiệm thu này. Tất cả các mối nối phải được xây dựng có các mặt vuông góc với mặt của lớp bê tông đổ, được hoàn thiện và gọt cạnh theo chỉ dẫn trong bản vẽ. Vị trí các mối nối không được sai lệch quá 13mm so với vị trí thiết kế và phải nằm trên cùng một đường thẳng không lệch nhau quá 6mm trên một đoạn thẳng dài 3m.

(b)                  Bề mặt cắt ngang qua các mối nối phải được kiểm tra bằng thước thẳng 3m khi các mối nối được hoàn thiện, và bất cứ một lỗi lệch chuẩn nào vượt quá 6mm cũng phải được hiệu chỉnh trước khi bê tông đông cứng lại. Tất cả các mối nối phải được chuẩn bị, hoàn thiện hoặc cắt tỉa để tạo một đường rãnh có chiều rộng và chiều sâu đồng đều như chỉ dẫn trong bản vẽ.

11.1    THI CÔNG MỐI NỐI

Các mối nối thi công dọc phải theo khuôn trượt hoặc theo khuôn tựa trên ván khuôn cạnh có hoặc không có rãnh then như chỉ dẫn trong bản vẽ.

Các mối nối thi công ngang phải được lắp đặt sau các hoạt động đổ bê tông cuối cùng trong ngày và tại các điểm trong khu vực rải bê tông có xảy ra tình trạng việc đổ bê tông bị ngắt quãng quá 30 phút hoặc bê tông có hiện tượng đông cứng lớp vữa ngoài trước khi tiếp tục đổ bê tông tươi. Mối nối phải được lắp đặt ở khe co giãn đã thiết kế từ trước. Nếu dừng việc đổ bê tông thì Nhà thầu phải chuyển hết số bê tông thừa về lại mối nối thiết kế ban đầu.   

11.2    KHE CO

(a)         Các khe co phải được lắp đặt ở những điểm quy định và đặt cách nhau một khoảng theo chỉ dẫn trong bản vẽ. Các khe co phải được lắp đặt đúng kích thước yêu cầu bằng cách tạo một đường rãnh hoặc khe trên đỉnh của tấm bê tông trong khi bê tông vẫn còn dẻo hoặc bằng cách cưa một đường rãnh vào bề mặt của bê tông sau khi bê tông đã đông cứng.

(b)         Khi tạo rãnh trên bê tông dẻo thì các cạnh của rãnh phải được hoàn thiện đều và bằng phẳng bằng một dụng cụ viền bờ. Nếu sử dụng vật liệu chèn thì việc lắp đặt và hoàn thiện lề phải theo chỉ dẫn của nhà sản xuất. Đường rãnh phải được hoàn thiện hoặc gọt tỉa sạch để tránh hiện tượng nứt vỡ tại điểm giao với các khe khác. Các rãnh, khe phải có chiều rộng ít nhất là 3mm và có chiều sâu theo chỉ dẫn trong bản vẽ.

11.3    KHE GIÃN

(a)         Các khe giãn phải được lắp đặt theo chỉ dẫn trong bản vẽ. Các miếng đệm đúc sẵn có độ dày theo quy định trong bản vẽ phải trùm hết chiều sâu và chiều rộng của tấm bê tông tại mối nối, trừ phần khoảng trống để đổ chất bịt kín lên đỉnh của tấm bê tông. Miếng đệm phải được buộc chặt vào vị trí vuông góc với mặt phẳng hoàn thiện thiết kế.

(b)         Phải thiết kế một nắp đậy để bảo vệ lề mép của miếng đệm và cho phép đổ cũng như hoàn thiện bê tông. Sau khi đổ và cắt tỉa xong bê tông, nắp đậy này phải được dỡ bỏ một cách cẩn thận, tạo khoảng trống bên trên miếng đệm đúc sẵn. Các lề của khe phải được hoàn thiện và tạo hình khi bê tông còn trong trạng thái dẻo. Phần bê tông lấp khoảng trống trong các khe phải được dỡ bỏ hoàn toàn đến hết chiều rộng và chiều sâu của khe.

11.4    RÃNH THEN

(a)         Rãnh then phải được tạo hình khi bê tông còn trong trạng thái dẻo bằng ván khuôn bên hoặc sử dụng các đường rãnh then, rãnh then được chèn vào trong quá trình thi công ván khuôn trượt. Các kích thước của khuôn rãnh then không được vượt quá dung sai 6mm và phải có đủ độ cứng để đỡ mép trên của rãnh then bên trên mà không làm biến dạng hoặc làm sụt đỉnh đường gờ.

(b)         Kích thước của các khuôn rãnh then không được khác nhau quá 6mm so với độ sâu trung bình của mặt đường. Các thanh tạo rãnh còn lại vĩnh viễn và trở thành một phần của khe đóng chốt phải được phủ các tấm đồng mạ kẽm hoặc các vật liệu chống gỉ tương tự thích hợp với bê tông dẻo và bê tông đông cứng, và không gây trở ngại cho việc cưa và hàn các mối nối.

11.5    THANH NỐI 

Thanh nối là các thanh biến dạng được lắp đặt trong các mối nối theo chỉ dẫn trong bản vẽ. Các thanh nối phải được đặt vuông góc với đường tim tuyến của tấm bê tông và phải đặt cách nhau một khoảng quy định trong bản vẽ. Các thanh nối này được giữ ở vị trí song song với bề mặt áo đường và ở giữa chiều sâu của tấm bê tông.

Khi các thanh nối kéo dài đến làn đường chưa lát, chúng có thể được bẻ cong theo khuôn tại các mối nối thi công dọc, trừ phi có quy định dùng bu lông hoặc các thanh nối khác. Những thanh nối này sẽ không được sơn, tra dầu mỡ hay bọc các đoạn măng sông.

Nếu việc thi công ván khuôn trượt cần phải có thanh nối thì có thể lắp bu lông có móc 2 mảnh ở bên có lỗ mộng của khe ghép nối với điều kiện là việc lắp đặt không làm biến dạng các kích thước của khe ghép nối hoặc làm sụt mép. Nếu sử dụng thanh nối cong thì các thanh nối sẽ được chèn vào đường rãnh then bên phía lỗ mộng của mối nối. Trong bất cứ trường hợp nào cũng không được phép lắp đặt thanh nối cong cho bên rãnh then có khoá mộng.

11.6    THANH CHỐT

(a)         Các thanh chốt hoặc các bộ phận chuyển tải khác phải được đặt ngang qua các mối nối theo quy định trong bản vẽ. Các thanh chốt phải có kích thước và khoảng cách đúng quy định và phải được giữ cố định ở giữa độ sâu của tấm bê tông theo chiều ngang và đứng thích hợp bằng một thiết bị lắp ráp đã được chấp thuận được giữ vĩnh viễn tại chỗ.

(b)         Chốt hoặc các thiết bị mối nối và chuyển tải phải đủ cứng để làm một bộ phận lắp ráp hoàn chỉnh có thể nhấc lên và đặt vào vị trí thiết kế. Mỗi một thanh chốt sử dụng với các khe giãn sẽ được trang bị một nắp đậy giãn chốt bằng kim loại hoặc một đoạn măng sông.

(c)         Những nắp đậy này phải đủ chắc để tránh bị sập và phải được đặt ở cuối các chốt như chỉ dẫn trong bản vẽ. Các nắp đậy hoặc các măng sông phải vừa khít với thanh chốt và đầu khoá phải kín nước. Các thanh chốt phải được sơn bằng sơn chống gỉ. ở phần nắp đậy, nửa thanh nối phải được bọc kỹ bằng nhũ tương MC-70 để ngăn ngừa bê tông có thể bám vào phần đó của chốt.

11.7    LẮP ĐẶT MỐI NỐI

Tất cả các thiết bị sử dụng để lắp đặt khe co giãn phải được quy định rõ.

(a)         Đỉnh của một thiết bị nối lắp ghép phải được đặt cách bên dưới lớp áo đường một khoảng thích hợp và cao độ này phải được kiểm tra. Những dụng cụ này phải được đặt vào vị trí và đường thẳng yêu cầu, và phải được cố định bằng cọc hoặc các phương tiện khác, đảm bảo dung sai tối đa cho phép trong quá trình đổ và hoàn thiện bê tông. Vật liệu mối nối đúc sẵn phải được đặt và giữ ở tư thế thẳng đứng; nếu được thi công từng đoạn thì các đoạn nối tiếp không được chệch nhau.

(b)         Vị trí và hướng của các thanh chốt và bộ phận lắp ráp phải được kiểm tra. Trong quá trình thi công đổ bê tông nên đổ bê tông dẻo trực tiếp lên các bộ phận lắp ráp của chốt ngay trước khi Thiết bị rải nền đi qua để giữ cho vị trí và hướng của chốt nằm trong khoảng dung sai tối đa cho phép.

(c)         Khi đổ bê tông bằng các Thiết bị rải nền ván khuôn trượt, chốt và các thanh nối phải được đặt trong các mối nối thi công dọc bằng cách dính các chốt hoặc thanh chốt vào các hố được khoan đến lớp bê tông đã đông cứng. Các hố có đường kính lớn hơn chốt hoặc thanh nối khoảng 3 - 6mm phải được khoan bằng khoan có lõi quay, khoan này phải được giữ cố định để khoan vuông góc vào bề mặt của tấm bê tông. Có thể sử dụng khoan gõ kiểu quay miễn là không xảy ra hiện tượng nứt bê tông. Nhà thầu phải sửa chữa mọi hư hại của bê tông. Chốt hoặc thanh nối phải được giữ trong hố khoan bằng vật liệu nhựa dính epoxi. Quy trình lắp đặt phải đầy đủ để đảm bảo khu vực xung quanh chốt được hoàn toàn lấp vữa epoxi. Epoxi được bơm vào đằng sau hố và sau đó thanh chốt được cắm chèn vào. Các thanh nối hay thanh chốt phải được cắm cố định vào hố, không được rút ra hay cắm lại để tránh tạo ra các túi khí trong phần vữa epoxi xung quanh thanh nối.      

(d)         Nhà thầu phải cung cấp một khuôn mẫu để kiểm tra đối chiếu vị trí và hướng tuyến của các chốt. Thanh chốt không được cách mối nối ngang quá 10 inches (25cm) và không được chạm vào chốt theo phương ngang.

11.8    CƯA MỐI NỐI

(a)         Các mối nối phải được cắt theo chỉ dẫn trong bản vẽ. Thiết bị sử dụng phải tuân thủ đúng các yêu cầu trong mục 4.4. Thiết bị cắt tròn phải có khả năng cắt đường rãnh theo một đường thẳng và tạo thành một rãnh có chiều rộng ít nhất là 3mm và có chiều sâu theo quy định trong bản vẽ.

(b)         Phần đỉnh của rãnh phải được mở rộng bằng cách cưa để tạo đủ chỗ đổ chất bịt mối nối như thể hiện trong bản vẽ. Công tác cưa phải bắt đầu ngay sau khi bê tông đủ cứng để chịu cắt mà không bị sứt mẻ, nứt rạn hay vỡ và trước khi xảy ra hiện tượng mặt đường bị nứt do co ngót không kiểm soát được. Công tác cưa phải tiến hành vào cả ban ngày và ban đêm nếu cần thiết.

(c)         Các mối nối phải được cưa cách nhau một khoảng quy định và tiến hành liên tục theo trình tự đổ bê tông. 

12.    CẮT TỈA, CỐ KẾT VÀ HOÀN THIỆN

12.1    TRÌNH TỰ  THỰC HIỆN

Trình tự thực hiện công việc là cắt tỉa, thả nổi và di dời các vụn vữa, tạo gờ thẳng và hoàn thiện bề mặt cuối cùng. Không cho phép bổ sung thêm nước vào bề mặt lớp bê tông để dễ thực hiện công tác hoàn thiện.

12.2    HOÀN THIỆN Ở CÁC MỐI NỐI

(a)         Phần bê tông gần các mỗi nối phải được đầm nén chặt đảm bảo không còn các lỗ rỗng hay phân tầng vật liệu mối nối; phần bê tông này phải được đầm chặt không còn các lỗ rỗng hay hiện tượng phân tầng vật liệu bên dưới và các vị trí có khả năng kéo dài mặt đường trong tương lai. Phần bê tông gần các mối nối phải được đầm rung bằng thiết bị cơ khí.

(b)         Sau khi đổ và đầm bê tông gần các mối nối sẽ cho vận hành thiết bị hoàn thiện, điều kiện vận hành phải đảm bảo tránh làm hư hại hoặc làm lệch các mối nối. Nếu các hoạt động liên tục của thiết bị hoàn thiện tới, vượt qua và ở bên kia mối nối gây ra hiện tượng bê tông bị phân tầng, gây hư hại hoặc làm chệnh hướng các mối nối thì phải dừng ngay hoạt động của thiết bị hoàn thiện khi thanh gạt cách mối nối khoảng 20cm. Phần bê tông bị phân tầng phải được di dời khỏi mối nối và khỏi phần trước của mối nối; và thiết bị hoàn thiện lại có thể tiếp tục di chuyển lên phía trước. Về sau thiết bị hoàn thiện có thể chạy qua mối nối mà không cần phải tháo bỏ thanh san nền, miễn là không có bê tông bị phân tầng nằm ngay giữa mối nối và thanh gạt hoặc nằm trên đỉnh của mối nối.

12.3    THIẾT BỊ HOÀN THIỆN

(a)         Bê tông sẽ được san ngay sau khi đổ xuống, và phải được gọt tỉa và san đều bằng thiết bị hoàn thiện. Số lần và khoảng thời gian cách quãng mà thiết bị này phải đi lại trên một diện tích bề mặt không hạn chế, thiết bị phải hoạt động cho đến khi nào đạt được độ cố kết thích hợp và bề mặt bằng phẳng đồng đều.

(b)         Nên tránh vận hành thiết bị không cần thiết trên một khu vực đã quy định. Trong trường hợp sử dụng ván khuôn bên thì đỉnh của ván khuôn phải được giữ sạch bằng một phương tiện hữu hiệu có gắn vào thiết bị hoàn thiện, và việc di chuyển thiết bị hoàn thiện trên ván khuôn phải được duy trì sao cho không xảy ra hiện tượng bị nhấc lên, rung, hay các biến động khác có thể làm ảnh hưởng tới việc hoàn thiện chính xác.

(c)         Thiết bị hoàn thiện trong lượt vận hành đầu tiên phải tạo được một bề mặt bê tông đồng đều trên toàn bộ chiều dài của lớp bê tông để thanh gạt có thể hoạt động. Khi hoạt động, thanh gạt phải di chuyển lên phía trước theo chuyển động cắt kết hợp cả phương dọc và phương ngang, luôn luôn chuyển động theo hướng bê tông đang được đổ, và điều khiển sao cho không có đầu mút nào bị nâng lên từ phía khuôn cạnh trong quá trình cắt tỉa bê tông. Nếu cần thiết thanh san bằng phải hoạt động lặp đi lặp lại cho đến khi bề mặt bê tông đồng đều, đúng độ dốc và mặt cắt ngang thiết kế và không còn những chỗ bị rỗ.

12.4    HOÀN THIỆN BẰNG TAY

Không cho phép sử dụng phương pháp hoàn thiện bằng tay trừ phi trong các điều kiện sau đây:

(a)          Trong trường hợp thiết bị cơ khí bị hỏng thì có thể sử dụng phương pháp hoàn thiện bằng tay để hoàn thiện phần bê tông đã được đổ xuống nền;

(b)         Ở những khu vực có bề rộng quá hẹp hoặc có kích thước không bình thường không thể vận hành các thiết bị cơ khí;

(c)          Bê tông phải được cắt tỉa và san bằng ngay sau khi đổ. Có thể sử dụng một thanh san bằng đã được chấp thuận. Phải cung cấp một thanh san bằng khác để cắt tỉa tầng đáy của bê tông khi sử dụng cốt thép. Thanh san bằng dùng để san bề mặt phải dài hơn chiều rộng tối đa của tấm bê tông được cắt tỉa ít nhất là 0.6m. Thanh san bằng này phải có thiết kế đã được chấp thuận, đủ cứng để giữ đúng hình dạng, và phải được làm bằng hoặc là kim loại hoặc là một chất liệu phù hợp khác có bọc kim loại. Phải sử dụng những thiết bị rung thích hợp để đạt được độ cố kết yêu cầu.

12.5    LÀM PHẲNG BỀ MẶT 

Sau khi bê tông đã được cắt tỉa và cố kết, phải tiến hành làm phẳng thêm bề mặt bê tông bằng thanh gạt dọc, có thể dùng một trong các phương pháp sau đây:

12.5.1  THỦ CÔNG

Thanh gạt cán dài không được ngắn hơn 3.6m và rộng không nhỏ hơn 15cm và phải đủ cứng để không bị cong hay uốn. Thanh gạt được di chuyển dần dần từ phía này sang phía kia của mặt đường. Các bước di chuyển liên tục của thanh gạt dọc theo tim đường không được vượt quá 1/2 chiều dài của thanh gạt. Nếu có nước hoặc vụn vữa thừa có độ dày vượt quá 3mm thì phải quét hay lau sạch.

12.5.2  BẰNG MÁY

Nhà thầu có thể sử dụng một máy có các thanh gạt cắt và làm phẳng được treo và hướng bằng khung cứng liên tục tiếp xúc với ván khuôn hoặc mặt móng đường. Nếu cần thiết có thể sử dụng các thanh gạt cán dài có các lưỡi có chiều dài không ngắn hơn 1,5 mét và chiều rộng không nhỏ hơn 15cm để làm phẳng và lấp đầy các chỗ lồi lõm trên mặt đường. Nếu đỉnh mui luyện của mặt đường không cho phép sử dụng thanh gạt cơ khí thì bề mặt sẽ được làm phẳng theo phương ngang bằng thanh gạt cán dài. Phải lưu ý sao cho trong quá trình thi công không làm cho sống đường lộ hẳn ra ngoài mặt đường. Sau khi làm mặt, phần nước và vụn vữa thừa có độ dày quá 3mm phải được lau quét sạch. Các bước liên tiếp của lưỡi gạt cách nhau khoảng 1/2 chiều dài lưỡi gạt.

12.6    KIỂM TRA BẰNG THƯỚC THẲNG VÀ CHỈNH  SỬA BỀ MẶT  

(a)          Sau khi mặt đường đã được cắt tỉa và trong khi bê tông còn đang trong trạng thái dẻo, mặt đường sẽ được kiểm tra độ chính xác bằng thước thẳng dài 3 mét.

(b)         Thước thẳng phải tiếp xúc toàn diện với mặt đường, song song với tim đường và trên toàn bộ diện tích từ cạnh này tới cạnh kia của bản khi cần thiết. Các bước đo liên tiếp không dài quá 1/2 chiều dài của thước thẳng. Nước và vụn vữa thừa có chiều dày quá 3mm phải được quét sạch khỏi mặt đường.

(c)          Các chỗ trũng phải được lấp đầy ngay lập tức bằng bê tông mới trộn, san bằng mặt, cố kết và hoàn thiện lại. Các chỗ gồ ghề cũng phải được san bằng và hoàn thiện lại. Phải đặc biệt lưu ý để đảm bảo rằng các mối nối ngang trên bề mặt thoả mãn các yêu cầu về độ bằng phẳng quy định trong mục 3.16.5(c).

(d)         Phải tiếp tục kiểm tra bằng thước thẳng và sửa chữa bề mặt cho đến khi toàn bộ bề mặt không còn những chỗ lồi lõm có thể nhận thấy khi đo bằng thước thẳng và cho đến khi tấm bản thoả mãn được các yêu cầu thiết kế về mặt cắt ngang và độ dốc.

(e)          Nên hạn chế sử dụng thanh gạt cán dài bằng gỗ; chỉ nên sử dụng thanh gạt loại này trong trường hợp khẩn cấp và ở những khu vực mà thiết bị hoàn thiện không thể tiếp cận được.

(f)            Tại vị trí xuất phát từ mặt cắt ngang được sửa chữa vượt quá 13mm, mặt đường phải được tháo dỡ và thay thế với chi phí của Nhà thầu khi Kỹ sư chỉ thị.

13.    LÀM NHẴN BỀ MẶT

(a)         Bề mặt áo đường phải được hoàn thiện bằng bàn xoa hoặc chổi cho đến khi gần như không còn ánh nước.

(b)         Thiết bị làm nhẵn bề mặt phải vận hành theo phương ngang ngang qua bề mặt lớp áo đường với điều kiện là các nếp gấp phải đồng bộ và có chiều sâu xấp xỉ 2mm.

(c)         Điều quan trọng là trong khi vận hành, thiết bị làm nhẵn bề mặt không được cào sâu hay làm gồ ghề bề mặt áo đường một cách quá mức. Bất cứ một sự không hoàn hảo nào do việc vận hành thiết bị làm nhẵn bề mặt gây ra đều phải được sửa chữa.   

14.    BẢO DƯỠNG BÊ TÔNG

Việc bảo dưỡng bê tông phải phù hợp với các yêu cầu quy định trong Quy định thi công - nghiệm thu 07100 "Bê tông và các kết cấu bê tông" và các yêu cầu sau:

Ngay sau khi kết thúc các công việc hoàn thiện và đảm bảo rằng sẽ không xảy ra hiện tượng nứt bê tông, toàn bộ diện tích phần bê tông mới được đổ phải được dưỡng bằng các phương pháp dưới đây. Nếu không cung cấp đủ vật liệu phủ hoặc các loại vật liệu khác mà Nhà thầu lựa chọn sử dụng, hoặc nếu thiếu nước để phục vụ việc dưỡng bê tông hay các mục đích sử dụng khác thì phải tạm dừng ngay các hoạt động đổ bê tông. Bê tông không được để phơi trần quá một giờ đồng hồ trong thời kỳ dưỡng bê tông.

Nhà thầu phải sử dụng một trong các phương pháp dưỡng bê tông sau đây.

14.1    PHƯƠNG PHÁP MÀNG CHỐNG THẤM

(a)         Toàn bộ bề mặt áo đường phải được phun đều một hợp chất dưỡng bê tông mầu trắng ngay sau khi hoàn thiện bề mặt và trước khi xảy ra hiện tượng lớp vữa ngoài của bê tông bắt đầu đông cứng.

(b)         Không tiến hành phun hợp chất dưỡng bê tông này khi trời mưa. Hợp chất dưỡng bê tông phải được phun bằng thiết bị phun cơ khí dưới áp lực với tỉ lệ 4 lít cho tối đa là 14 mét vuông. Thiết bị phun phải là loại phun toàn bộ có gắn một thùng chứa. Trong thời gian sử dụng, hợp chất này phải luôn trong điều kiện được trộn kỹ và có độ tán sắc đồng đều.

(c)         Trong quá trình phun, hợp chất phải được khuấy liên tục bằng thiết bị cơ khí. Cho phép sử dụng thiết bị phun bằng tay có chiều rộng hoặc hình dạng đặc biệt đối với các bề mặt bê tông lộ ra khi tháo ván khuôn.

(d)         Hợp chất dưỡng bê tông phải có tính năng là lớp màng sẽ đông cứng lại trong vòng 30 phút sau khi phun. Nếu lớp màng này bị hư hại vì bất cứ lý do gì, kể cả do hoạt động cưa bê tông, trong thời gian dưỡng bê tông yêu cầu thì những phần bị hư hại phải được sửa chữa ngay bằng cách phun thêm hợp chất dưỡng bê tông hoặc bằng các phương pháp được chấp thuận khác.

(e)         Khi tháo ván khuôn cạnh, các mặt lộ ra của khối bê tông phải được bảo vệ ngay để phun chất dưỡng bê tông tương tự như đối với lớp bề mặt bê tông.

14.2    PHƯƠNG PHÁP TƯỚI NƯỚC

Giữ cho lớp bề mặt bê tông luôn luôn ẩm bằng cách tạo vũng, phun nước, hoặc phủ một lớp vật liệu giữ ẩm đều và liên tục. Lớp vật liệu phủ có thể là vải cotton, nhiều lớp vải bao bì hoặc các loại vật liệu được chấp thuận khác không làm đổi mầu hay phá hoại bê tông. Bao phủ toàn bộ lớp bề mặt của áo đường cũng như các lề của khối bê tông bằng các tấm vải ướt. Phải phủ trùm vải ướt qua lề của tấm bê tông ít nhất gấp hai lần chiều dày của lớp áo đường. Đặt các tấm vải ướt tiếp xúc hoàn toàn với bề mặt bê tông. Dùng phương pháp trọng lượng hoặc các phương pháp được phê chuẩn khác để duy trì sự tiếp xúc.

14.3    PHƯƠNG PHÁP PHỦ VẢI KHÔNG THẤM NƯỚC

Giữ độ ẩm đều cho bề mặt bằng một thiết bị phun hơi nước. Phủ toàn bộ bề mặt áo đường bằng vải không thấm nước. Các lớp vải phủ phải chồng lên nhau ít nhất là 18 inch (460mm). Phủ trùm vải qua lề của tấm bê tông ít nhất gấp hai lần chiều dày của lớp áo đường. Đặt các tấm vải tiếp xúc hoàn toàn với bề mặt bê tông.

15.    THÁO VÁN KHUÔN

Trừ phi được quy định khác đi, các ván khuôn sẽ không được tháo khỏi khối bê tông mới đổ cho đến khi khối bê tông đủ chắc để tháo ván khuôn mà không gây ra sứt mẻ, rạn nứt hay vỡ bê tông. Sau khi tháo ván khuôn, nếu các cạnh của khối bê tông có các phần bị rỗ thì phần bê tông đó phải được dỡ bỏ và thay thế theo quy định trong mục 22.

16.    BỊT KÍN MỐI NỐI

16.1    THỜI GIAN THI CÔNG

Các mối nối phải được bịt kín ngay sau khi kết thúc thời gian dưỡng bê tông và trước khi thông xe trên đoạn đường đó, kể cả thông đường cho các thiết bị xây dựng.

16.2    CHUẨN BỊ MỐI NỐI

Ngay trước khi được bịt kín, các mối nối phải được quét sạch hết tất cả các vụn vữa, chất dưỡng bê tông hay các vụn vật liệu khác. Thổi cát và/hoặc quét dây phải hoàn thành sạch sẽ. Khi kết thúc việc quét dọn, dùng khí nén để thổi các mối nối. Các mặt của mối nối phải có bề mặt khô ráo khi đổ chất bịt kín vào. Trước khi bịt lại các mối nối phải dỡ bỏ hết các vật liệu hiện có trong mối nối.

16.3    ĐỔ VẬT LIỆU CHỐNG THẤM

Tư vấn giám sát phải kiểm tra và thông qua các mối nối về chiều rộng, chiều sâu, hướng, và công tác chuẩn bị mối nối trước khi tiến hành đổ vật liệu chống thấm. Việc đổ vật liệu chống thấm phải tuân thủ theo các yêu cầu sau đây:

a)        Vật liệu chống thấm đổ nóng phải được đổ chặt từ đáy tới đỉnh và phải được đổ đầy, không có các lỗ khí hay lỗ rỗng.

b)       Thùng đun nóng phải là loại thùng đun gián tiếp được thiết kế là loại nồi hơi kép. Phải cung cấp một thiết bị kiểm tra nhiệt độ và thiết bị trộn.

c)        Vật liệu chống thấm phải được đun nóng không thấp hơn nhiệt độ đun nóng an toàn.

d)       Nhiệt độ đun nóng an toàn được chỉ dẫn trên container chứa vật liệu của nhà sản xuất.

e)        Phải cung cấp một thiết bị có vòi rót áp lực tiếp xúc trực tiếp, vòi rót của thiết bị này phải có hình dạng thích hợp để có thể chèn vào các mối nối.

f)         Phần vật liệu chống thấm nào bị tràn ra trên bề mặt của áo đường phải ngay lập tức được lau sạch.

17.    BẢO VỆ MẶT ĐƯỜNG

(a)     Nhà thầu phải có trách nhiệm bảo vệ mặt đường và các bộ phận phụ thuộc của mặt đường sao cho không bị ảnh hưởng do giao thông công cộng hoặc do người và xe cộ của Nhà thầu hay các thầu phụ đi lại. Phải có nhân viên bảo vệ để điều khiển giao thông và lắp đặt, bảo dưỡng các biển báo, đèn chiếu sáng, mặt cầu, cầu vượt, và bảo vệ các mối nối chưa bịt không bị các vật liệu khác rơi vào, v.v...

(b)    Bất cứ một hư hại nào đối với mặt đường xảy ra trước khi nghiệm thu cuối cùng đều phải được sửa chữa và phần mặt đường đó phải được thay thế, mọi chi phí do Nhà thầu chịu.

(c)     Đối với các phần mặt đường không được che phủ, Nhà thầu phải luôn luôn có sẵn các vật liệu để bảo vệ lề cũng như bề mặt của lớp bê tông chưa đông cứng.

(d)    Những vật liệu bảo vệ này có thể là các tấm politen cuộn có độ dày ít nhất là 0.1mm, có đủ chiều dài và chiều rộng để để bao trùm toàn bộ bề mặt và các lề của tấm bê tông.

(e)     Các tấm politen này có thể được gắn vào hoặc là Thiết bị rải hoặc là một cầu di động riêng, sử dụng thiết bị này có thể trải cuộn politen mà không phải kéo lê trên bề mặt lớp bê tông.

(f)      Trong các khu vực không được che phủ, khi trời sắp mưa phải dừng ngay các công việc lát mặt đường và toàn bộ nhân lực có mặt phải cùng bắt đầu che đậy bề mặt lớp bê tông chưa đông cứng bằng các lớp vải bảo vệ.

18.    THÔNG XE

Mặt đường chỉ được thông xe khi nào các mẫu thí nghiệm được đúc và bảo dưỡng theo quy định trong ASTM C31 đạt được cường độ uốn 3.790 kPa khi được thí nghiệm theo ASTM C78. Nếu những thí nghiệm này không được tiến hành thì mặt đường không được thông xe cho đến ngày thứ 14 sau ngày đổ bê tông. Trước khi thông xe phải quét dọn sạch mặt đường.

19.    CÁC MẺ TRỘN BÊ TÔNG KHÔNG ĐƯỢC CHẤP NHẬN

Bất cứ lúc nào Tư vấn giám sát cũng có thể bác bỏ và yêu cầu Nhà thầu loại bỏ một mẻ bê tông trộn nào đó không thích hợp để sử dụng do bị nhiễm bẩn, phân tầng hoặc không đảm bảo độ sụt thích hợp, kể cả khi mẻ bê tông này đã được nghiệm thu từ trước ở trạm trộn. Tư vấn giám sát có quyền không chấp nhận một số mẻ bê tông nào đó khi kiểm tra bằng mắt thường. Trong trường hợp không chấp nhận như vậy, Nhà thầu có thể lấy một mẫu đại diện của phần vật liệu bị bác bỏ với sự có mặt của Tư vấn giám sát, và nếu có thể chứng minh trong phòng thí nghiệm rằng, với sự có mặt của Tư vấn giám sát, những vật liệu đó bị bác bỏ là sai thì những vật liệu này vẫn được thanh toán theo đơn giá hợp đồng của loại vật liệu đó.

20.    KIỂM TRA, NGHIỆM THU MẶT ĐƯỜNG

20.1    KIỂM TRA VẬT LIỆU TRONG GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ THI CÔNG

Vật liệu chế tạo BTXM phải được kiểm tra đạt được các chỉ tiêu đã nêu trong mục 2 “Yêu cầu vật liệu”. Các vật liệu không đạt yêu cầu không được đưa vào công trường. Tất cả việc nhập hoặc đưa vật liệu ra khỏi công trường đều pahri được cân, đo, đăng ký lưu giữ hoặc ký xuất.

Tần suất và nội dung kiểm tra vật liệu cụ thể như sau:

Vật liệu

Nội dung kiểm tra

Tần suất kiểm tra

Tiêu chuẩn kiểm tra

Xi măng phải thỏa mãn yêu cầu ở bảng 6 và bảng 7

Cường độ kéo khi uốn, cường độ nén, độ ổn định thể tích

1500 tấn/lần

TCVN 6016:2011

Thành phần hóa học (bảng 7)

1 lần trước khi vào công trường và 03 lần nữa trong quá trình thi công liên tục

TCVN 141:2008

Thời gian đông kết

2000 tấn/lần

TCVN 6017:95

Độ nghiền mịn

TCVN 4030:03

Cốt liệu thô phải thỏa mãn các yêu cầu ở bảng 1, bảng 2, bảng 3

Thành phần hạt, hàm lượng thoi dẹt, khối lượng riêng, khối lượng thể tích

2500 tấn/lần

TCVN 7572 1÷20 : 2006

Hàm lượng bụi, bùn, sét, hàm lượng hạt mịn

1000 tấn/lần

Độ mài mòn, cường độ chịu nén của đá gốc

2 lần đối với mỗi đoạn thi công

Độ ẩm

Trời mưa hoặc độ ẩm thay đỏi theo thời tiết

Cốt liệu nhỏ phải thỏa mãn các yêu cầu ở bảng 4, bảng 5

Thành phần hạt, mô dun độ lớn, khối lượng thể tích ở trạng thái rời, độ rỗng

2000 m3/lần

TCVN 7572-4 : 2006

Hàm lượng bụi, bùn, sứt, hàm lượng hạt mịn (bột đá)

1000 m3/lần

TCVN 7572-8 : 2006

Hàm lượng mi ca, hàm lượng hữu cơ

Thường xuyên bằng mắt

 

Hàm lượng ion SO3, ion Cl

3 lần cho mỗi đoạn thi công

TCVN 7572

Độ ẩm

Khi trời mưa hoặc độ ẩm thay đổi

TCVN 7572

Các loại phụ gia

 

5 tấn/lần

TCVN 8826:2011, TCVN 8827:2011,

Chất tạo màng bảo dưỡng

Tỷ lệ giữ nước hữu hiệu, thời gian hình thành màng

5 tấn/lần và đoạn thử nghiệm

 

Nước

Độ pH, hàm lượng muối, hàm lượng tạp chất và ion SO4.

Kiểm tra nguồn nước trước khi thi công và mỗi khi thay đổi nguồn nước sử dụng

 

Nếu khối lượng vật liệu sử dụng ít hơn số lượng quy định ở cột tần suất kiểm tra thì phải thí nghiệm kiểm tra ít nhất 01 lần.

20.2    KIỂM TRA TRONG QUÁ TRÌNH THI CÔNG

Trong quá trình thi công, Nhà thầu phải tuân thủ theo các quy định thi công và nghiệm thu được yêu cầu, nội dung và tần suất kiểm tra. Với mỗi đoạn thi công từ khâu trộn, vật chuyển hỗn hợp, lắp đặt ván khuôn, cốt thép đến rải, san, đầm nén, tạo nhám, bảo dưỡng, … đều phải tuân thủ các quy định trong các mục tương ứng.

Nội dung kiểm tra trong quá trình thi công:

Nội dung kiểm tra (tiêu chuẩn)

Phương pháp và tần suất kiểm tra

Mặt đường cao tốc, đường cấp I, cấp II, cấp III

Mặt đường từ cấp IV trở xuống

Cường độ kéo khi uốn (TCVN 3119:1993)

Cứ 2÷4 tổ mẫu mỗi ca (Mỗi tổ bao gồm cả mẫu uấn dầm và mẫu ép chẻ). Chiều dài thi công một ngày <500m lấy 2 tổ, ≥500m láy 3 tổ, ≥1000m lấy 4 tổ, xác định cường độ kéo khi uấn

Cứ 1÷3 tổ mẫu mỗi ca (Mỗi tổ bao gồm cả mẫu uấn dầm và mẫu ép chẻ). Chiều dài thi công một ngày <500m lấy 1 tổ, ≥500m láy 2 tổ, ≥1000m lấy 3 tổ, xác định cường độ kéo khi uấn

Chiều dày tấm

Cứ khoảng 100m trong bề rộng rải kiểm tra 2 điểm (khoan lấy lõi để kiểm tra bề dày)

Cứ khoảng 100m trong bề rộng rải kiểm tra 1 điểm (khoan lấy lõi để kiểm tra bề dày)

Độ bằng phẳng (TCVN 8864:2011)

Mỗi 100m2 của mỗi nửa làn xe đo 2 chỗ

Mỗi 200m2 của mỗi nửa làn xe đo 2 chỗ

Độ ghồ ghề quốc tế IRI (22TCN 277:01)

Kiểm tra liên tục cho toàn bộ các làn xe

Kiểm tra liên tục cho toàn bộ các làn xe

Độ nhám bề mặt (TCVN 8866:2011)

2 chỗ/200m2

1 chỗ/200m2

Độ chênh cao tấm liền kề

Mỗi 200m khe ngang, khe dọc kiểm tra bằng thước 2 khe, mỗi khe 3 vị trí

Mỗi 200m khe ngang, khe dọc kiểm tra bằng thước 2 khe, mỗi khe 3 vị trí

Độ thẳng của khe

Kéo dây 20m: 6 chỗ/200m

Kéo dây 20m: 4 chỗ/200m

Độ lệch tim đường trên mặt bằng

Máy kinh vĩ: 6 điểm/200m

Máy kinh vĩ: 6 điểm/200m

Chiều rộng mặt đường

Thước: 6 điểm/200m

Thước: 6 điểm/200m

Cao độ trên trắc dọc

Máy thủy bình: 6 mặt cắt/200m

Máy thủy bình: 4 mặt cắt/200m

Độ dốc ngang

Máy thủy bình: 6 mặt cắt/200m

Máy thủy bình: 4 mặt cắt/200m

Bong tróc, nứt, hở đá, khuyết cạnh, sứt góc

Đo diện tích thực và tính tỷ lệ so với tổng số diện tích

Đo diện tích thực và tính tỷ lệ so với tổng số diện tích

Độ thẳng và cao độ đá vỉa hai bên mặt đường

Kéo dây 20m: 4 chỗ/200m

Kéo dây 20m: 2 chỗ/200m

Độ dày khi rót vật liệu chèn khe (đo chiều sâu chưa rót đầy)

Thước: 6 điểm/200m khe

Thước: 6 điểm/200m khe

Chiều sâu cắt khe

Thước: 6 điểm/200m

Thước: 4 điểm/200m

Khiếm khuyết trên bề mặt khe dãn

Quan sát từng khe và chỗ sứt mép, chỗ bị đứt đoạn

Quan sát từng khe và chỗ sứt mép, chỗ bị đứt đoạn

Dính vữa trên tấm chèn khe dãn

Kiểm tra khi lắp đặt với từng khe

Kiểm tra khi lắp đặt với từng khe

Độ nghiêng của tấm chèn khe dãn

Đo 2 chỗ trên mỗi tấm chèn khe bằng thước

Đo 2 chỗ trên mỗi tấm chèn khe bằng thước

Độ cong vênh và dịch chuyển của tấm chèn khe dãn bằng thước

Đo 3 chỗ trên mỗi tấm 3 khe dãn bằng thước

Đo 3 chỗ trên mỗi tấm 3 khe dãn bằng thước

Độ nghiêng của thanh truyền lực

Dùng máy đo chiều dày của lớp bảo vệ cốt thép: Đo 4 thanh/mỗi làn xe

Dùng mày đo chiều dày của lớp bảo vệ cốt thép: Đo 4 thanh/mỗi làn xe

20.3    NGHIỆM THU MẶT ĐƯỜNG BTXM

Sau khi thi công hoàn thiện, mặt đường BTXM sẽ được kiểm tra nghiệm thu trên từng 1Km đường theo các chỉ tiêu sau:

Nội dung kiểm tra

Sai số cho phép đối với mặt đường BTXM

Đường cao tốc, cấp I, cấp II, cấp III

Đường từ cấp IV trở xuống

Cường độ kéo khi uấn của mẫu dầm (MPa)

100% thỏa mãn yêu cầu ở bảng 9.

Cường độ ép chẻ/bửa của mẫu khoan hiện trường (TCVN 3120:1993)

Cứ 3km của mỗi làn đường khoan lấy lõi 1 mẫu, lề đường cứng tính là một làn đường, xác định cường độ ép chẻ và chiều dày tấm

Chiều dày tấm (mm)

Giá trị trung bình ≥-5, cát biệt ≥-10

Độ bằng phẳng: thước 3m (TCVN 8864:2011)

Đạt yêu cầu

Đạt yêu cầu

Độ bằng phẳng: chỉ số IRI, m/km (TCVN 8865:2011)

≤2

≤3,2

Chiều sâu rãnh chống trượt thông qua độ nhám trung bình bề mặt (TCVN 8866:2011)

-       Đoạn đường bình thường

-       Đoạn đường đặc biệt

 

 

 

0,7÷1,10

 

0,8÷1,20

 

 

 

0,5÷0,9

 

0,6÷1,00

Độ chênh cao tấm liền kề (mm)

≤2

 

≤3

 

Độ chên cao giữa 2 mép khe dọc liền kề (mm)

Giá trị trung bình ≤3

Giá trị cực đại ≤5

Giá trị trung bình ≤5

Giá trị cực đại ≤7

Độ thẳng của khe (mm)

≤10

Độ lẹch tim đường trên mặt bằng (mm)

≤20

Chiều rộng mặt đường (mm)

≤±20

Cao độ trên trắc dọc (mm)

±10

±15

Độ dốc ngang (%)

±0,15

±0,05

Bong tróc, nứt, hở đá, khuyết cạnh, sứt góc 9%)

≤2

≤3

Độ thẳng và cao độ đá vỉa hai bên mặt đường (mm)

≤20

≤20

Độ dày khi rót vật liệu chèn khe (mm)

≤2

≤3

Chiều sâu cắt khe (mm)

≥50

≥50

Khiếm khuyết trên bề mặt khe dãn

Không nên có

Không nên có

Độ nghiêng của tấm chèn khe dãn (mm)

≤20

≤15

Độ cong vênh và dịch chuyển của tấm chèn khe dãn (mm)

≤10

≤10

Độ nghiêng của thanh truyền lực (mm)

≤10

≤13

 

21.    DỠ BỎ VÀ THAY THẾ BÊ TÔNG  

Bất cứ phần hay đoạn bê tông nào bị dỡ bỏ và thay thế đều phải được dỡ bỏ và thay thế lại đến tận chỗ các mối nối. Nhà thầu phải thay thế các thép truyền lực, thép liên kết bị hỏng và các các yêu cầu cho tất cả các khe co giãn bị lộ ra khi dỡ bỏ phần bê tông không đạt tiêu chuẩn.

22.    XÁC ĐỊNH KHỐI LƯỢNG VÀ THANH TOÁN

22.1    XÁC ĐỊNH KHỐI LƯỢNG

Mặt đường bê tông xi măng (đối với từng độ dày áo đường yêu cầu khác nhau) phải được đo bằng mét vuông (m2) theo các đường thẳng thể hiện trên bản vẽ.

22.2    THANH TOÁN

Việc xác định khối lượng và thanh toán phải phù hợp với cơ cấu của bảng giá trong hợp đồng giữa Chủ đầu tư và Nhà thầu thi công.

Chỉ tiến hành đo đạc, xác định khối lượng để nghiệm thu đối với các hạng mục công việc có trong hồ sơ Thiết kế bản vẽ thi công được duyệt (trừ trường hợp các khối lượng phát sinh được chấp thuận của Chủ đầu tư).

Thanh toán: Căn cứ trên khối lượng thực tế thi công đã được nghiệm thu. Khối lượng này phải phù hợp với khối lượng trong Bản vẽ thi công đã được duyệt & khối lượng trong Tiên lượng mời thầu. Thanh toán theo đơn giá trúng thầu đã được duyệt và căn cứ vào Hợp đồng giữa Chủ đầu tư với Nhà thầu thi công trên một đơn vị đo đối với từng lô mặt đường, được điều chỉnh theo Bảng 10 dựa trên độ dày trung bình của lô mặt đường được tính. Tiền thanh toán bao gồm toàn bộ các công việc được mô tả trong phần này bao gồm các mối nối, vật liệu chống thấm mối nối và vật liệu lấp mối nối, nhân công, vật liệu, dụng cụ, thiết bị và các phụ tùng khác để hoàn thiện mặt đường bê tông xi măng, đổ và hoàn thiện bê tông, chốt khoá (kể cả việc sơn và tra dầu mỡ cho các thanh nối trơn và chốt khoá), phụt vữa epoxi cho chốt khoá, đỡ chốt khoá, khe co giãn, ván khuôn, cưa mối nối, bảo dưỡng mặt đường, chuẩn bị lớp móng, khảo sát, thí nghiệm và lấy mẫu.

Bảng 10. Điều chỉnh đơn giá thanh toán thi công mặt đường tính theo lô dựa trên phần trăm độ dày yêu cầu theo bản vẽ

Phần trăm độ dày mặt đường yêu cầu (T)

Phần trăm đơn giá

Tá100%

100%

100%$T á95%

90%

95% $T á80%

50%

Phần mặt đường có độ dày nhỏ hơn 80% độ dày yêu cầu sẽ không được chấp nhận.

Khối lượng phát sinh được xử lý theo các qui định hiện hành.

 

Hạng mục thanh toán

Đơn vị

 

Mặt đường bê tông xi măng

m2