CHƯƠNG 1

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ DỰ ÁN VỀ CHÁT LƯỢNG XÂY DỰNG CÁC CÔNG TRÌNH Ở BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN  -SỞ GIAO THÔNG VẬN XXX

1.1. Tổng quan về Ban quản lý các dự án giao thông vốn nước ngoài:

1.1.1. Giới thiệu chung:

1.1.2. Tổ chức bộ máy của Ban quản lý các dự án giao thông vốn nước ngoài – Sở GTVT 

1.2. Phân tích, đánh giá về chất lượng xây dựng công trình cầu  đường trong những năm vừa qua tại Ban Quản lý dự án vốn nước ngoài– Sở GTVT 

1.2.1. Kết quả xây dựng các công trình tại XXX  trong những năm gần đây

1.2.2. Các dự án đã triển khai thi công và hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng

1.2.3. Các dự án đang triển khai đầu tư thi công:

1.3. Thực trạng công tác Quản lý dự án về chất lượng công trình các dự án của Ban quản lý các dự án giao thông vốn nước ngoài – Sở GTVT XXX

1.3.1. Về công tác giải phóng mặt bằng

1.3.2. Về công tác Quản lý thực hiện dự án

1.3.3. Các hạn chế cần khắc phục và nguyên nhân

Kết luận chương 1

 

CHƯƠNG 2

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN TRONG QUẢN LÝ DỰ ÁN NHẰM ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG

1.1. Lý thuyết chung về dự án và quản lý dự án

1.1.1. Khái niệm dự án

1.1.2. Các đặc trưng cơ bản của dự án

1.1.3. Phân loại dự án

1.1.4. Một số khái niệm cơ bản của quản lý dự án

1.1.5. Quản lý theo vòng đời dự án

1.1.6. Quản lý dự án nhìn từ góc độ của các chủ thể tham gia

1.2. Các vấn đề về kinh tế, chính sách và quản lý trong các dự án xây dựng công trình

1.3. Lý thuyết chung về quản lý dự án xây dựng công trình giao thông

1.3.1. Khái niệm dự án xây dựng công trình giao thông

1.3.2. Các đặc trưng cơ bản của dự án xây dựng công trình giao thông

1.3.3. So sánh đặc trưng của dự án xây dựng công trình giao thông với các dự án thuộc lĩnh vực khác

1.3.4. Phân loại dự án xây dựng công trình giao thông

1.3.5. Quản lý dự án xây dựng công trình giao thông

1.4. Các nguyên nhân cơ bản ảnh hưởng đến thực hiện dự án và chất lượng công trình

1.4.1. Nguyên nhân khách quan

1.4.2. Nguyên nhân chủ quan

1.5. Thực trạng và hoạt động của các chủ thể tham gia công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông.

1.5.1. Hệ thống các văn bản pháp lý

1.5.2. Thực tế hoạt động và những vấn đề còn tồn tại của các chủ thể trực tiếp tham gia hoạt động quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.

1.6. Đánh giá những vẫn đề liên quan đến chất lượng công trình

1.6.1. Quy chuẩn, tiêu chuẩn thiết kế và tiêu chuẩn thi công, nghiệm thu công trình

1.6.2. Nguyên nhân của các vấn đề tồn tại

Kết luận chương 2

CHƯƠNG 3

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG Ở BAN QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN – SỞ GTVT XXX. ÁP DỤNG CHO DỰ ÁN NÂNG CẤP, CẢI TẠO QUỐC LỘ 10 ĐOẠN NINH PHÚC – CẦU ĐIỀN HỘ (KM144+200÷ KM187+250) TỈNH XXX

3.1.           Dự án xây dựng công trình giao thông trong Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 10 đoạn Ninh Phúc - cầu Điền Hộ (Km144+200÷Km187+250) tỉnh Ninh Bình

3.1.1. Tổng quan dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 10 đoạn Ninh Phúc - cầu Điền Hộ (Km144+200÷Km187+250) tỉnh XXX

3.1.2. Các giai đoạn công tác quản lý dự án đảm bảo chất lượng công trình dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 10 đoạn Ninh Phúc - cầu Điền Hộ (Km144+200÷ Km187+250) tỉnh XXX

3.2. Đề xuất các giải pháp quản lý dự án nâng cao chất lượng xây dựng công trình giao thông ở dự án xây dựng công trình giao thông trong Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 10 đoạn Ninh Phúc - cầu Điền Hộ (Km144+200÷Km187+250) tỉnh XXX

3.2.1. Nhóm giải pháp thứ nhất: nâng cao hiệu quả quản lý đầu tư xây dựng công trình giao thông của các cơ quan Quản lý Nhà nước

3.2.2. Nhóm giải pháp thứ hai: Nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng công trình giao thông của chủ đầu tư  

3.2.3. Nhóm giải pháp thứ ba: nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng công trình giao thông của Nhà thầu

3.2.4. Nhóm giải pháp thứ tư: nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng công trình giao thông của chủ sử dụng công trình

3.2.5. Nhóm giải pháp thứ năm: tăng cường giám sát cộng đồng về chất lượng công trình giao thông

Kết luận chương 3

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1.        Kết luận

Ø   Nội dung đề tài

Thực hiện đường lối mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo, trong những năm qua ngành Giao thông vận tải tỉnh XXX đã có những chuyển biến lớn và tiến bộ rõ rệt, đã đạt được những thành tựu đáng kể, đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu đi lại của nhân dân và lưu thông hàng hóa, góp phần tích cực vào quá trình thực hiện công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước

Đóng góp vào những thành công đó có vai trò đáng kể của công tác Quản lý dự án. Thực tế đã chứng minh, chất lượng công trình, hiệu quả đầu tư của dự án phụ thuộc rất nhiều vào công tác quản lý dự án. Quản lý dự án là quá trình lập kế hoạch, điều phối thời gian, nguồn lực và giám sát quá trình phát triển của dự án nhằm đảm bảo cho dự án hoàn thành đúng thời hạn, trong phạm vi ngân sách được duyệt và đạt được các yêu cầu đã định về kỹ thuật và chất lượng sản phẩm, dịch vụ bằng những phương pháp và điều kiện tốt nhất cho phép. Các nội dung của quản lý dự án hình thành một chu trình năng động, bao gồm: Lập kế hoạch tổng quan; quản lý phạm vi; quản lý thời gian; quản lý chi phí; quản lý chất lượng; quản lý nhân lực; quản lý thông tin; quản lý rủi ro và quản lý hoạt động cung ứng.

Quản lý dự án phải đáp ứng mục tiêu công việc được hoàn thành theo yêu cầu, bảo đảm chất lượng, trong phạm vi chi phí được phép, đúng thời gian và giữ cho phạm vi dự án không thay đổi.

Để thực hiện được mục tiêu đó cần thiết phải xây dựng cơ cấu tổ chức quản lý dự dựa trên các nguyên tắc cơ bản sau:

- Sự phù hợp của cơ cấu tổ chức dự án với hệ thống các mối quan hệ của các thành viên dự án;

- Sự phù hợp của cơ cấu tổ chức với nội dung dự án;

- Sự phù hợp của cơ cấu tổ chức với yêu cầu của môi trường bên ngoài.

Thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước và của tỉnh, hệ thống hạ tầng giao thông của tỉnh Ninh Bình đang tiếp tục xây dựng và phát triển.

Làm rõ các nội dung trên, đề tài: “Nghiên cứu góp phần nâng cao chất lượng công trình giao thông ở Ban Quản lý dự án - Sở Giao thông vận tải Ninh Bình - Áp dụng cho dự án nâng cấp, cải tạo Quốc lộ 10 đoạn Ninh Phúc – cầu Điền Hộ (Km144+200÷ Km187+250) tỉnh Ninh Bình thực sự là cần thiết, nhằm tìm ra hướng hạn chế tối đa các thất thoát, lãng phí và tạo hiệu quả tối đa của dự án trong hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản nói chung và trong các dự án công trình cầu, đường bộ nói riêng ở Ban Quản lý dự án - Sở Giao thông vận tải Ninh Bình cũng như là ở các Ban QLDA khác trong cả nước.

Ø   Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

Đề tài: Nghiên cứu góp phần nâng cao chất lượng công trình giao thông ở Ban Quản lý dự án - Sở Giao thông vận tải Ninh Bình - Áp dụng cho dự án nâng cấp, cải tạo Quốc lộ 10 đoạn Ninh Phúc – cầu Điền Hộ (Km144+200÷ Km187+250) tỉnh Ninh Bình” đã làm sáng tỏ một số vấn đề sau:

- Đánh giá thực trạng công tác Quản lý dự án về chất lượng xây dựng các công trình giao thông ở Ban Quản lý dự án - Sở GTVT Ninh Bình.

- Nghiên cứu các vấn đề cơ bản trong quản lý dự án nhằm đảm bảo chất lượng xây dựng công trình giao thông.

- Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao chất lượng công trình giao thông ở Ban Quản lý các dự án – Sở GTVT Ninh Bình. Áp dụng cho dự án nâng cấp, cải tạo Quốc lộ 10 đoạn Ninh Phúc – cầu Điền Hộ (Km144+200÷ Km187+250) tỉnh Ninh Bình và chất lượng công trình các dự án xây dựng công trình sẽ được thực hiện tiếp theo ở Ban Quản lý dự án – Sở GTVT Ninh Bình.

Ø   Ưu, nhược điểm

Đề tài đã phân tích dựa trên các số liệu thu thập của dự án nâng cấp, cải tạo Quốc lộ 10 đoạn Ninh Phúc – cầu Điền Hộ (Km144+200÷ Km187+250) tỉnh Ninh Bình sau đó phân tích đánh giá và có kết luận phù hợp cho mục tiêu nghiên cứu.

 

 Do điều kiện hạn chế về thời gian và điều kiện vật chất của một luận văn thạc sĩ; đề tài mới chỉ đề cập đến các nhóm giải pháp chung mà chưa thể đi sâu nghiên cứu các giải pháp cụ thể. Tương lai cần đi sâu nghiên cứu sâu sắc từng giải pháp riêng.

2.        Kiến nghị

Tham chiếu những nhiệm vụ quản lý dự án với thực trạng công tác quản lý dự án xây dựng các công trình giao thông tại dự án Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 10 đoạn Ninh Phúc - cầu Điền Hộ (Km144+200÷Km187+250) tỉnh Ninh Bình cho thấy cần có các giải pháp đồng bộ trong quản lý dự án nhằm nâng cao chất lượng xây dựng công trình.

Luận văn kiến nghị 5 nhóm giải pháp trong công tác quản lý dự án nhằm nâng cao chất lượng xây dựng các công trình cầu và hiệu quả đầu tư, bao gồm:

- Nhóm giải pháp thứ nhất: nâng cao hiệu quả quản lý đầu tư xây dựng công trình giao thông của các cơ quan Quản lý Nhà nước

- Nhóm giải pháp thứ hai: Nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng công trình giao thông của chủ đầu tư  

- Nhóm giải pháp thứ ba: nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng công trình giao thông của Nhà thầu 

- Nhóm giải pháp thứ tư: nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng công trình giao thông của chủ sử dụng công trình

- Nhóm giải pháp thứ năm: tăng cường giám sát cộng đồng về chất lượng công trình giao thông