Sau đây là trích dẫn 15 chú ý khi vạch tuyến, định tuyến trên Bình Đồ:

1/ Định tuyến phải bám sát đường chim bay giữa 2 điểm khống chế

2/ Thiết kế nền đường phải đảm bảo cho giao thông thuận lợi, đồng thời phải tuân theo mọi quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật của tuyến

3/ Khi định tuyến nên tránh đi qua những vị trí bất lợi về thổ nhưỡng, thủy văn, địa chất (như đầm lầy, khe xói, sụt lở, đá lăn...) đảm bảo cho nền đường được vuwangx chắc

4/ Không nên định tuyến qua khu đất đai đặc biệt quý, đất đai của vùng kinh tế đặc biệt, cố gắng ít làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người sử dụng đất.

5/ Khi tuyến giao nhau với đường sắt hoặc đi song song với đường sắt cần phải tuân theo quy trình của bộ GTVT về quan hệ giữa đường ô tô và đường sắt

6/ Khi chọn tuyến qua thành phố, thị trấn cần phải chú ý đến quy mô và đặc tính của giao thông trên đường, lưu lượng xe khu vực hay xe quá cảnh chiếm ưu thế, số dân và nghĩa về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của đường để định tuyến cho phù hợp nhất

7/ Khi qua vùng đồng bằng, cần vạch tuyến thẳng, ngắn nhất tuy nhiên tránh những đoạn quá dài (3-4km) có thể thay bằng các đường cong có bán kính >=1000m, trành dùng góc chuyển hướng nhỏ.

8/ Khi đường qua vùng đồi nên dùng các đường cong có bán kính lớn uốn lượn theo địa hình tự nhiên. Bỏ qua những uốn lượn nhỏ và tránh tuyến bị gãy khúc về bình đồ, trắc dọc.

 

9/ Khi tuyến địa hình đồi nhấp nhô nối tiếp nhau, tốt nhất nên  chọn tuyến là những đường cong nối tiếp hài hòa nhau, không nên có những đoạn thẳng chêm ngắn giữa những đường cong cùng chiều, các bán kính của các đường cong tiếp giáp nhau không vượt quá các giá trị cho phép.

10/Khi tuyến đi qua đường phân thủy, điều cần chú ý trước tiên là quan sát hướng của đường phân thủy chính và tìm cách nắn tuyến trên từng đoạn, chọn những sường đồi ổn định và thuận lợi cho việc đặt tuyến, tránh những mỏm cao và tìm những đỉnh đèo thấp để vượt.

11/ Khi đi tuyến trên sườn núi mà độ dốc và mức độ ổn định của sườn núi có ảnh hưởng đến vị trí đặt cánh tuyến thì cần nghiên cứu tổng hợp các điều kiện địa hình, địa chất, thủy văn để chọn tuyến thích hợp. Nếu tồn tại những đoạn sướng dốc bất lợi về địa chất, thủy văn như : sụt lở, trượt, nước ngầm...cần cho tuyến đi tránh hoặc cắt qua phía trên.

12/ Khi triển tuyến qua đèo thông thường chọn vị trí đèo thấp nhất, đồng thời phải dựa vào hướng chung của tuyến và đặc điểm của sườn núi để triển tuyến từ đỉnh đèo xuống 2 phía.

13/ Khi triển tuyến vào thung lũng, các sông suối nên: 

- Chọn 1 trong hai bờ thuận với hướng của tuyến, có sườn thoải ổn định, khối lượng công tác đào đắp ít

- Chọn tuyến đi trên mực nước lũ điều tra

- Chọn vị trí thuận lợi khi giao cắt các nhánh sông suối: nếu là thung lũng hẹp tuyến có thể đi 1 bên hoặc cả hai bên với một hoặc nhiều lần cắt qua khe suối. Lý do cắt qua nhiều lần 1 dòng suối thường là khi gặp sườn dốc lớn, vách đá cao, địa chất không ổn định.

14/ Vị trí cắt qua sông suối cần chọn nhữn đoạn suối thẳng có bờ và dòng ổn định, điều kiện địa chất thuận lợi

15/ Trường hợp làm đường cấp cao đi qua đầm hồ hoặc vịnh cần nghiên cứu phương án cắt thẳng bằng cách làm cầu hay kết hợp giữa cầu và nền đắp nhằm rút ngắn chiều dài tuyến.

Trên đây là những nguyên tắc cơ bản khi vạch tuyến, định tuyến công trình đường..Tuy nhiên trong các trường hợp thực tế có những tình huống không thể nói hết được (nhất là những đường điều kiện không cho phép như: đường tuần tra biên giới, đường cấp V, VI Miền Núi...) lúc này khi thiết kế công trình người kỹ sư vẫn phải đảm bảo các yếu tố kỹ thuật của tiêu chuẩn và phải chỉnh sửa tiêu chuẩn cho phù hợp với những tính toán các yếu tố cong.