MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: THUYẾT MINH CHUNG.. 3
1.1. Cơ sở lập biện pháp tổ chức thi công. 3
1.2.1. Hầm chính được thi công từ hướng Cửa nhận nước. 3
1.2.2. Hầm chính được thi công từ hướng Hầm phụ số 1. 6
1.2.3. Hầm chính được thi công từ hướng Hầm phụ số 2. 9
1.2.3. Hầm chính được thi công từ hướng Hầm phụ số 3. 15
1.2.3. Hầm chính được thi công từ hướng Hầm phụ số 4. 16
1.3. Mô tả sơ bộ địa chất khu vực thi công: 19
CHƯƠNG 2: BIỆN PHÁP THI CÔNG CHI TIẾT.. 22
2.1. Công tác chuẩn bị phụ trợ. 22
2.1.1. Phương pháp đo đạc định vị tuyến hầm:. 22
2.1.3. Chuẩn bị kho chứa vật liệu nổ và VLNCN.. 22
2.1.4. Công tác điện thi công. 23
2.1.6. Hệ thống cấp và thoát nước thi công. 24
2.1.6.1. Hệ thống cấp nước. 24
2.1.6.2. Hệ thống thoát nước hầm.. 25
2.1.6.3. Hệ thống thoát nước cửa hầm.. 25
2.1.7. Thông tin liên lạc:. 25
2.2. Huy động thiết bị phục vụ thi công. 26
2.3. Trù bị vật tư thi công chủ yếu. 26
2.4. Phương án thi công mặt cắt gia cố thông thường. 26
2.4.2. Các bước thi công chi tiết 29
2.4.2.1. Phương án khoan nổ. 29
2.4.2.2. Thông gió, cào, chọc om. 31
2.4.2.3. Phương án bốc xúc vận chuyển. 32
2.4.2.4. Công tác khoan neo gia cố hầm. 32
2.4.2.5. Rải lưới thép F4, a=10x10 cm hoặc lưới B40. 34
2.5. Phương án thi công tại vùng có địa chất xấu. 37
2.5.1. Các yêu cầu chung về vật liệu. 37
2.5.2. Các yêu cầu xây dựng. 38
2.5.3. Công tác gia cố trước khi đào. 38
2.6. Phương án thi công mặt cắt gia cố dựng vòm.. 41
2.6.2. Các bước thi công chi tiết 41
2.6.3. Các bước thi công gia cố mở cửa hầm cửa nhận nước. 43
2.6.3.1. Công tác gia cố đỉnh hầm.. 43
2.6.3.2. Công tác dựng vòm cửa hầm.. 45
CHƯƠNG 3: QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH.. 49
CHƯƠNG 4. AN TOÀN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG.. 50
4.1.1. Phương pháp tổ chức thi công. 50
4.2. Công tác cho người an toàn lao động. 50
4.3. Công tác an toàn cho máy và thiết bị 51
4.4. Công tác phòng chống cháy nổ. 51
4.5. Biện pháp an toàn giao thông. 51
4.7. Công tác bảo vệ môi trường. 52
CHƯƠNG 1: THUYẾT MINH CHUNG
1.1. Cơ sở lập biện pháp tổ chức thi công
- Căn cứ hồ sơ thiết kế kỹ thuật giai đoạn II dự án thủy điện A Lưới.
- Căn cứ hợp đồng kinh tế số 60/XL-AL ngày 19/06/2007 giữa công ty TNHH CAVICO Việt Nam và Công ty cổ phần thuỷ điện Miền Trung.
- Căn cứ bản vẽ thi công tuyến năng lượng, tập 9 về công tác đào và gia cố tạm hầm dẫn nước từ Km0+00 ÷ Km0+660 do công ty Tư vấn xây dựng điện 1 lập tháng 6 năm 2008 và được Công ty cổ phần thuỷ điện Miền Trung phê duyệt ngày 28/6/2008.
- Căn cứ bản vẽ thi công tuyến năng lượng, tập 10 về công tác đào và gia cố tạm hầm dẫn nước từ Km5+410 ÷ Km9+513 do công ty Tư vấn xây dựng điện 1 lập tháng 7 năm 2008 và được Công ty cổ phần thuỷ điện Miền Trung phê duyệt ngày 22/8/2008.
- Căn cứ bản vẽ thi công tuyến năng lượng, tập 5 về công tác đào và gia cố tạm hầm dẫn nước từ Km9+513 ÷ Km11+625.81 do công ty Tư vấn xây dựng điện 1 lập tháng 4 năm 2008 và được Công ty cổ phần thuỷ điện Miền Trung phê duyệt ngày 05/5/2008.
- Căn cứ tiến độ tổng thể công trình được chủ đầu tư phê duyệt tháng 12/2007.
Các Biện pháp tổ chức thi công mà Nhà thầu lập dưới đây phù hợp hoàn toàn với Hồ sơ thiết kế được duyệt, chưa bao gồm các biện pháp thi công hiệu chỉnh cho phù hợp với điều kiện địa chất thực tế.
1.2. Quy mô hạng mục
Tuyến năng lượng hạng mục cửa nhận nước tạm tính cho đoạn 1 từ K0+00 ¸K0+660. Tuyến đi qua 3 đoạn cong với các góc ngoặt lần lượt là 7024’46”, 72039’34” và 51032’21”. Tuyến hầm cũng đi qua vị trí chuyển hướng tại tháp điều áp với góc ngoặt 304’50” (vị trí này không bố trí đường cong). Hầm nằm trên tuyến địa chất khá phức tạp cho công tác thi công. Theo hồ sơ thiết kế, tuyến hầm đi qua nhiều vị trí đứt gãy địa chất. Thiết kế hầm bao gồm các loại mặt cắt hầm cơ bản như sau:
1.2.1. Hầm chính được thi công từ hướng Cửa nhận nước
- Mặt cắt kiểu 1: (Km0+181.4 - Km0+191.4, Km0+307.5 - Km0+317.5, Km0+345.0 - Km0+445.0, Km0+527.3 - Km0+537.3)
Được thiết kế theo dạng gia cố gồm neo vượt trước phần vòm, ống thép f50 có dục lỗ, Lneo = 6.0m, bước neo 30cm, bước dọc trục hầm a=2m, vòm chống I200, a = 1m, và phun bê tông chènM30 dày 10cm, đổ bê tông M20 dày 20cm.
- Mặt cắt kiểu 2: (Km0+00 - Km0+30)
Đoạn cửa hầm được thiết kế theo dạng gia cố gồm neo vượt trước thanh neo f32, Lneo = 6.0m, vòm chống I200, phun bê tông chèn M30 dày 10cm, đổ bê tông chèn M20 dày 20cm, lỗ khoan thoát nước f45, L=1m, a=3m.
- Mặt cắt kiểu 3: (Km0+30 - Km0+181.4, Km0+191.4 - Km0+307.5, Km0+317.5 - Km0+345.0)
Được thiết kế gồm 7/8 neo BTCT f25CIII, Lneo=2.2m, bước dọc trục hầm a=1.3m. lưới thép D4, a=10x10cm, và phun bê tông chèn M30 dày 12cm.
- Mặt cắt kiểu 4: (Km0+445.0 - Km0+527.3, Km0+537.3 - Km0+701.84, Km0+711.84 - Km0+937.48, Km0+947.48- Km1+357.75, Km1+367.75 - Km1+600)
Được thiết kế gồm 6/7 neo BTCT f25CIII, Lneo=2.2m, bước dọc trục hầm a=1.5m và phun bê tông chèn M30 dày 7cm.
- Mặt cắt kiểu 2-1: (Km0+701.8-Km0+711.84, Km0+937.48-Km0+947.48, Km1+357.75 - Km1+376.75)
Đoạn thiết kế vòm chống I200, a=1m, đổ bê tông chèn M20 dày 20cm. Bê tông phun M30 dày 10cm. Lỗ khoan thoát nước f45, L=1m, a=3m.
1.2.2. Hầm chính được thi công từ hướng Hầm phụ số 1
- Hạng mục hầm dẫn thuộc gói thầu số 60/XL-AL được thi công từ nghách thi công hầm phụ số 1 có tổng chiều dài 2258.0mm (Từ Km1+534.5 -:- Km3+792.5). Trong đó từ nghách thi công hầm phụ số 01 về hướng nghách thi công Cửa nhận nước dài 1615.5m và từ ngách thi công hầm phụ số 012 về hướng Nhà Máy dài 642.5m. Trong đoạn hầm dẫn nước này có 05 kiểu mặt cắt gia cố với các thông số kỹ thuật cơ bản sau:
- Mặt cắt kiểu 2 (Km3+138,30÷Km3+148,30; Km3+266,27÷Km3+276,27)
Tiết diện hầm: 23,486 m2 (tính theo mặt cắt thiết kế).
Bán kính đào: R=2,65 m
Hình thức gia cố: Khoan cắm neo vượt trước phần vòm (29 neo), thép Φ32, Lneo=6m, bước neo 30 cm, bước dọc trục hầm a=2 m. Phun bê tông M30 dày 10cm. Đổ bê tông chèn vòm M20, dày 20cm. Lỗ khoan thoát nước Φ45, L=1m, a=3m.
- Mặt cắt kiểu 2-1 (Km3+504,30÷Km3+514,30; Km3+663,68÷Km3+673,68; Km3+885,94÷Km3+895,94 )
Tiết diện hầm: 23,486 m2 (tính theo mặt cắt thiết kế).
Bán kính đào: R=2,65 m
Hình thức gia cố: Gia thép I20, a=1 m, bê tông phun M30 dày 10cm. Đổ bê tông chèn M20, dày 20 cm. Lỗ khoan thoát nước Φ45, L=1.0m, a=3 m.
- Mặt cắt kiểu 2-2 (Km2+175,15÷Km2+185,15; Km2+609,88÷Km2+619,88)
Tiết diện hầm: 21,486 m2 (tính theo mặt cắt thiết kế).
Bán kính đào: R=2,50 m
Vòm thép I20, a = 1m, bê tông phun M30 dày 10cm. Đổ bê tông lấp đầy M20 dày 20cm. Lỗ khoan thoát nước F45, L = 1,0m, a = 3m.
- Mặt cắt kiểu 3 (Km4+860,00÷Km4+941,45; Km5+041,45÷Km5+280,92; Km5+290,92 ÷ Km5+385,02; Km5+395,02 ÷ Km5+410,00).
Tiết diện hầm: 20,744 m2 (tính theo mặt cắt thiết kế).
Bán kính đào: 2,47 m
Hình thức gia cố: 7/8 neo BTCT F 25CIII, L=2,2 m, bước dọc trục hầm a=1,3 m. Rải lưới thép F4, a = 10 cm, phun bê tông M30 dày 12 cm.
- Mặt cắt kiểu 4 (Km3+992,50 ÷ Km4+201,02; Km4+211,02÷Km4+519,21; Km4+529,21 ÷ Km4+810,20).
Tiết diện hầm: 20,232 m2 (tính theo mặt cắt thiết kế).
Bán kính đào: 2,42 m
Hình thức gia cố: 6/7 neo BTCT F25CIII, L=2,2 m, bước dọc trục hầm a=1,5 m. Bê tông phun M30 dày 7 cm,
Khối lượng đào hầm dẫn nước từ nghách thi công hầm phụ số 01 lớn, địa chất phức tạp nên nó sẽ có ảnh hưởng rất nhiều đến tiến độ chung của đường hầm dẫn nước nói riêng và tiến độ phát điện của dự án nói chung. Do đó việc đưa ra biện pháp thi công phù hợp là một việc rất cần thiết để đảm bảo tiến độ cũng như chất lượng của dự án.
1.2.3. Hầm chính được thi công từ hướng Hầm phụ số 2
- Hạng mục hầm dẫn thuộc gói thầu số 60/XL-AL được thi công từ nghách thi công hầm phụ số 2 có tổng chiều dài 3543.1m (Từ Km3+792,5 -:- Km7+335.6). Trong đó từ nghách thi công hầm phụ số 02 về hướng nghách thi công hầm phụ số 01 dài 1037.5 m và từ ngách thi công hầm phụ số 02 về hướng Nhà Máy dài 2235.6 m. Trong đoạn hầm dẫn nước này có 09 kiểu mặt cắt gia cố với các thông số kỹ thuật cơ bản sau:
- Mặt cắt kiểu 1 (Km4+810,20÷Km4+850,20; Km4+941,45÷Km5+041,45)
Tiết diện hầm: 23.486 m2 (tính theo mặt cắt thiết kế).
Bán kính đào R=2,65 m
Hình thức gia cố: Khoan cắm neo vượt trước phần vòm, ống thép Φ50 có đục lỗ, Lneo= 6m, bước neo 30 cm, bước dọc trục hầm a = 2m. Gia cố vòm thép I20, a = 1m. Phun bê tông M30 dày 10 cm. Đổ bê tông chèn vòm M20, dày 20 cm.
- Mặt cắt kiểu 2 (Km5+280,92÷Km5+290,92; Km5+385,02÷Km5+395,02)
Tiết diện hầm: 23,486 m2 (tính theo mặt cắt thiết kế).
Bán kính đào: R=2,65 m
Hình thức gia cố: Khoan cắm neo vượt trước phần vòm (29 neo), thép Φ32, Lneo=6m, bước neo 30cm, bước dọc trục hầm a=2m. Phun bê tông M30 dày 10cm. Đổ bê tông chèn vòm M20, dày 20cm. Lỗ khoan thoát nước Φ45, L=1m, a=3m.
- Mặt cắt kiểu 2-1 (Km4+201,02÷Km4+211,02;Km4+519,21÷Km4+529,21)
Tiết diện hầm: 23,486 m2 (tính theo mặt cắt thiết kế).
Bán kính đào: R=2,65 m
Hình thức gia cố: Gia thép I20, a=1 m, bê tông phun M30 dày 10cm. Đổ bê tông chèn M20, dày 20 cm. Lỗ khoan thoát nước Φ45, L=1.0m, a=3 m.
-
Mặt cắt kiểu 3 (Km4+860,00 ÷ Km4+941,45; Km5+041,45 ÷ Km5+280,92;Km5+290,92 ÷ Km5+385,02; Km5+395,02 ÷ Km5+410,00).
Tiết diện hầm: 20,744 m2 (tính theo mặt cắt thiết kế).
Bán kính đào: 2,47 m
Hình thức gia cố: 7/8 neo BTCT F 25CIII, L=2,2 m, bước dọc trục hầm a=1,3 m. Rải lưới thép F4, a = 10 cm, phun bê tông M30 dày 12 cm.
- Mặt cắt kiểu 4 (Km3+992,50 ÷ Km4+201,02; Km4+211,02÷Km4+519,21; Km4+529,21 ÷ Km4+810,20).
Tiết diện hầm: 20,232 m2 (tính theo mặt cắt thiết kế).
Bán kính đào: 2,42 m
Hình thức gia cố: 6/7 neo BTCT F25CIII, L=2,2 m, bước dọc trục hầm a=1,5 m. Bê tông phun M30 dày 7 cm,
- Mặt cắt kiểu 5 (Km5+410 ÷ Km5+612; Km5+622 ÷ Km5+883,5; Km5+903,5 ÷ Km6+684,7; Km6+355,00 ÷ Km6+414,50; Km6+429,50 ÷ Km6+510,00; Km6+525,00 ÷ Km7+494.50)
Tiết diện hầm: 39,0165 m2 (tính theo mặt cắt thiết kế).
Bán kính đào: 3,25 m
Hình thức gia cố: Neo điểm BTCT Ф25CIII, L=2,5 m tính bình quân 4 neo/m dọc trục hầm. Bê tông phun cục bộ dày 10 cm, lưới Ф4, a=(10x10) cm, tính bình quân 5m2/m dọc trục hầm. BT M20 san phẳng nền trung bình dày 20 cm.
- Mặt cắt kiểu 6 (Km6+215,00 ÷ Km6+355,00)
Tiết diện hầm: 39,0165 m2 (tính theo mặt cắt thiết kế).
Bán kính đào: 3,37 m
Hình thức gia cố: 11/12 neo BTCT Ф25CIII, L=2,5 m, bước dọc trục hầm a = 1,3m. Rải lưới thép Ф4, a=10cm, phun bê tông dày 12 cm. BT M20 san phẳng nền trung bình dày 20 cm.
- Mặt cắt kiểu 7-1 (Km5+612,00 ÷ Km5+622,00; Km6+414,50 ÷Km6+429,50; Km6+510,00 ÷ Km6+525,00 )
Tiết diện hầm: 53,343 m2 (tính theo mặt cắt thiết kế)
Bán kính đào: 3,95 m
Hình thức gia cố: Vòm thép I20, bước dọc trục hầm a=0,75 m, bê tông chèn M20 dày 20cm, bê tông phun dày 10cm. Lỗ khoan thoát nước Ф45, L=1,0m, a=3m.
- Mặt cắt kiểu 7-2 (Km5+833,50÷Km5+903,50)
Tiết diện hầm: 53,343 m2 (tính theo mặt cắt thiết kế)
Bán kính đào: 3.95 m
Hình thức gia cố: Vòm thép I20, bước dọc trục hầm a=0,75 m, bê tông chèn M20 dày 20 cm, bê tông phun dày 10 cm. 40 neo vượt trước phần vòm, ống thép Ф50 có đục lỗ Lneo=6 m, bước neo 30 cm, bước dọc trục hầm a= 1,5 m, lỗ khoan thoát nước Ф45, L=1m, a=3 m.
Khối lượng đào hầm dẫn nước từ nghách thi công hầm phụ số 2 lớn nên nó sẽ có ảnh hưởng rất nhiều đến tiến độ chung của đường hầm dẫn nước nói riêng và tiến độ phát điện của dự án nói chung. Do đó việc đưa ra biện pháp thi công phù hợp là một việc rất cần thiết để đảm bảo tiến độ cũng như chất lượng của dự án.
1.2.3. Hầm chính được thi công từ hướng Hầm phụ số 3
-Mặt cắt gia cố kiểu 5 ( Km7+761.0-Km8+54.0, Km 8+069.0-Km8+164.0, Áp dụng cho kiểu mặt cắt thông thường)
Tiết diện hầm 39.02m2 ( Tính theo tiết diện hầm thiết kế)
Neo bê tông cốt thép điểm Φ25CIII, L=2,5m tính bình quân 4neo/m dọc trục hầm. Bê tông phun cục bộ dày 10cm, lưới thép Φ4, a=10x10cm tính bình quân 5m2/m dọc trục hầm.
- Mặt cắt kiểu 6 (Km7+509.5÷ Km7+536.0, Km7+546.0-Km7+751.0, Km8+362.0-Km8+427.0, Km8+442.0-Km8+572.0)
Tiết diện hầm 41.09m2 ( Tính theo tiết diện hầm thiết kế)
Hình thức gia cố: Neo 11/12 neo bê tông cốt thép Φ25 CIII. L=2.5m bước dọc trục hầm 1,3m. Lưới thép Φ4, a=10cm bê tông phun dày 12cm.
-Mặt cắt gia cố kiểu 7-1 (Km7+494.5-Km5+509.5, Km7+536.0- Km7+546.0, Km8+54.00-Km8+69.00, Km8+164.00-Km8+179.00, Km9+145.00-Km9+160.00, Km9+170.0-Km9+185.0)
Tiết diện hầm 53.34m2 (Tính theo tiết diện hầm thiết kế)
Vòm thép I20 bước dọc trục hầm a=0.75m bê tông chèn vòm mác 200, bê tông phun dày 10cm. lỗ khoan thoát nước Φ45, l=1.0m a=3m.
-Mặt cắt gia cố kiểu 7-2 (Km7+751.0-Km7+761.0, Km 8+427.0-Km8+442.0)
Tiết diện hầm 53.34m2 ( Tính theo tiết diện hầm thiết kế)
Vòm thép I20, bước dọc trục hầm a=0.75m, bê tông chèn M200 dày 20cm. Bê tông phun dày 10cm.
40 neo vượt trước phần vòm, ống thép Φ50 có đục lỗ Lneo=6m, bước neo 30cm, bước dọc trục hầm a=1,5m. Lỗ khoan thoát nước Φ45 L=1.0m, a=3m.
1.2.3. Hầm chính được thi công từ hướng Hầm phụ số 4
Hạng mục hầm dẫn thuộc gói thầu số 61/XL-AL được thi công từ ngách thi công hầm phụ số 04 có tổng chiều dài là 960,72 m. Trong đó từ ngách thi công hầm phụ số 04 về hướng giếng đứng số 2 dài 56,4 m và từ ngách thi công hầm phụ số 04 về hướng giếng đứng số 1 dài 904,32 m. Trong đó đoạn hầm dẫn nước này có 04 kiểu mặt cắt gia cố với các thông số kỹ thuật cơ bản sau:
Mặt cắt kiểu 2.1. (Km10+45.38 ÷ Km10+55.38, Km10+232.83÷K10+242.83)
Tiết diện hầm: 23,486 m2 (tính theo mặt cắt thiết kế).
Bán kính đào: R=2,65 m
Hình thức gia cố: Gia cố vòm I200 bước a=1 m, bê tông đổ chèn M20, dày 20 cm. Bê tông phun M30 dày 10 cm. Lỗ khoan thoát nước Φ45, L=1.0m, a=3 m.
Mặt cắt kiểu3. (Km10+10.84 ÷ Km10+46.14, Km10+56.14 ÷ Km10+232.17, Km10+242.17 ÷ Km10+302.74)
Tiết diện hầm: 20,744 m2 (tính theo mặt cắt thiết kế)
Bán kính đào: 2,47 m
Hình thức gia cố: Gia cố bằng lưới thép F4, a=10 cm. Bê tông phun M30 dày 12 cm, 7/8 neo BTCT F25CIII, L=2,2 m, bước dọc trục hầm a=1,3 m.
Mặt cắt kiểu 4. (Km9+789.14÷Km10+10.84)
Tiết diện hầm: 20,232 m2 (tính theo mặt cắt thiết kế)
Bán kính đào: 2,42 m
Hình thức gia cố: Bê tông phun M30 dày 7 cm, 6/7 neo BTCT F25CIII, L=2,2 m, bước dọc trục hầm a=1,5 m.
Mặt cắt kiểu 8. (Km10+303.14÷Km10+736.17)
Tiết diện hầm: (tính theo mặt cắt thiết kế)
Bán kính đào: 2,32 m
Hình thức gia cố: Bê tông phun M30 dày 12 cm, 7/8 neo BTCT F25CIII, L=2,2 m, bước dọc trục hầm a=1,3 m.
Hình thức gia cố: Vòm thép I20, bước dọc trục hầm a=0,75 m, bê tông chèn M20 dày 20cm, bê tông phun dày 10cm. Lỗ khoan thoát nước Ф45, L=1,0m, a=3m.
Khối lượng đào hầm dẫn nước từ nghách thi công hầm phụ số 04 lớn nên nó sẽ có ảnh hưởng rất nhiều đến tiến độ chung của đường hầm dẫn nước nói riêng và tiến độ phát điện của dự án nói chung. Do đó việc đưa ra biện pháp thi công phù hợp là một việc rất cần thiết để đảm bảo tiến độ cũng như chất lượng của dự án.
1.3. Mô tả sơ bộ địa chất khu vực thi công:
Từ km0+00 đến km6+834,7: Địa chất khu vực này khá phức tạp, qua nhiều vùng địa hình khác nhau. Theo tài liệu thăm dò địa chất do công ty Tư vấn xây dựng điện 3 lập trong năm 2005 (giai đoạn báo cáo dự án đầu tư xây dựng công trình, còn giai đoạn thiết kế kỹ thuật thì do công ty Tư vấn xây dựng điện 1 lập) thì tuyến đường hầm qua 2 đoạn địa chất đặc trưng sau:
Đoạn 1: Từ CNN đến điểm ngoặt đầu của hầm (điểm đầu vùng trũng - khoảng KM3+600): hầm nằm cách mặt đất tự nhiên từ 50-350m, đá trầm tích biến chất hoặc granít dạng gneis. Đá gốc bị phong hoá, nứt nẻ mạnh do đứt gẫy Rào Quán - A Lưới. Cách CNN khoảng 300m có đứt gẫy bậc III (đứt gẫy số III.2) có thế nằm đổ về Tây Nam, góc dốc 70-800, bề rộng đới ảnh hưởng của đứt gẫy này khoảng 80-100m. Ngoài ra đoạn này có 12 đứt gẫy bậc IV, cùng thế nằm với đứt gẫy bậc III, chiều rộng đới phá huỷ từ 5-10m.
Đoạn hầm từ khoảng KM2+250 đến KM2+580 và KM3+450 đến KM3+480 sẽ bị biến đổi, lèn ép, vò nhàu, nứt nẻ mạnh do giao nhau giữa lớp đá trầm tích và lớp đá xâm nhập granit.
Đoạn 2: Từ khoảng Km3+600 đến Km5+150 (điểm ngoặt cuối): hầm nằm cách mặt đất tự nhiên từ 110-140m, nằm trong đá trầm tích và đá xâm nhập granit. Phần giao nhau giữa 2 lớp đá này nằm trong khoảng KM4+750, đá tại đây bị biến đổi, nèn ép, vò nhàu, nứt nẻ mạnh. Đứt gãy lớn III.3 cắt qua điểm ngoặt cuối (KM5+150), thế nằm đổ hướng Đông Bắc, góc dốc 65-750, chiều rộng đới phá huỷ từ 50-80m. Có 9 đứt gẫy bậc IV trong đoạn này, bề rộng đới phá huỷ khoảng 2-10m.
Qua điều kiện địa chất như trên, có thể nhận xét rằng, địa chất của tuyến đường hầm dẫn nước là vô cùng phức tạp đặc biệt là phần CNN (300-400m đầu) và 02 đứt gẫy bậc III (tổng bề rộng ảnh hưởng của 02 đứt gẫy này là từ 130-200m).
Từ km6+834,7 đến nhà máy thuỷ điện: Địa chất chủ yếu là đá xâm nhập granit, hầm nằm dưới mặt đất tự nhiên trung bình khoảng 300m. Tổng đoạn hầm này có khoảng 20 đứt gẫy bậc IV, bề rộng đới phá huỷ từ 5-10m (không có đứt gẫy bậc III).
Nói chung địa chất đoạn hầm này tương đối thuận lợi cho công tác thi công, ngoại trừ các đứt gẫy bậc IV.
Khu vực cửa nhận nước: Địa chất cửa nhận nước nằm trên nền địa chất rất phức tạp, nó đi qua nhiều đới địa chất khác nhau và biến đổi liên tục. Gồm các đới: IA2, IIA, IB, IIB, nên rất khó khăn cho công tác thi công.
Từ những đặc điểm nêu trên, sau khi xem xét nghiên cứu hiện trường cùng với thực tế thi công ở các công trình hầm tương tự (như Đa Mi, Hàm Thuận, Đại Ninh, Buôn Kuốp, Bảo Lộc, Sông Tranh và đặc biệt thử nghiệm mở cửa HP1, HP2, HP4 của DA A Lưới) nhà thầu đề ra trình tự các bước thi công gia cố và mở cửa hầm như dưới đây.
CHƯƠNG 2: BIỆN PHÁP THI CÔNG CHI TIẾT
2.1. Công tác chuẩn bị phụ trợ
2.1.1. Phương pháp đo đạc định vị tuyến hầm:
Từ hệ thống lưới tam giác thuỷ công và thuỷ chuẩn thuỷ công được Chủ đầu tư bàn giao, nhà thầu tiến hành lập các mốc phụ phục vụ thi công (các mốc này được lưu vào hồ sơ nghiệm thu mốc phụ và được tư vấn giám sát kiểm tra, xác nhận đủ điều kiện để phục vụ cho công tác thi công) bằng máy toàn đạc điện tử và máy thuỷ bình.
Từ các mốc phụ, dùng máy toàn đạc điện tử xác định tim hầm và vẽ đường bao thiết kế của hầm trên gương hầm.
Căn cứ vào hộ chiếu khoan đã được tính toán và xác định, cán bộ trắc đạc của Nhà thầu sẽ tiến hành đo vẽ hộ chiếu khoan trên gương hầm (được đánh dấu bằng sơn đỏ).
2.1.2. Chuẩn bị bãi thải
Bãi thải của hầm chính được sự theo quy hoạch của CHP và đã được sự dụng khi thi công các hầm phụ và phần hở. Đá thải theo các lớp, trình tự từ dưới lên trên. Đối với vùng biên của bãi thải, đất đá được đánh mái taluy theo độ dốc 1:1 và thải đến đúng cao độ quy định.
2.1.3. Chuẩn bị kho chứa vật liệu nổ và VLNCN
Vị trí đặt kho chứa vật liệu nổ được chỉ rõ trong bản vẽ do nhà thầu thiết lập đã được Phòng cảnh sát phòng cháy chữa cháy PC 23, Phòng cảnh sát trật tự PC 13 thoả thuận bằng văn bản chấp thuận vị trí đặt kho chứa vật liệu nỗ của nhà thầu sẽ có bản vẽ kèm theo (đã được chủ đầu tư chấp thuận).
Nhà cung cấp vật liệu nổ: Nhà thầu đã ký hợp đồng nguyên tắc với nhà cung cấp là Công ty công nghiệp hoá chất mỏ Trung Trung Bộ.
Nhà thầu đã tiến hành đầy đủ các thủ tục và được Bộ Công thương cấp giấy phép sử dụng vật liệu nổ trong công trình.
Vật liệu nổ bao gồm:
Thuốc: P113
Kíp: Kíp phi điện EXEL có bước vi sai từ 1 - 36. Sử dụng kíp này sẽ đảm bảo độ an toàn cao đối với các tác động thường có trong hầm như: tĩnh điện, sóng điện lạc, sóng vô tuyến (bộ đàm). Kíp EXEL được kích nổ trực tiếp bằng kíp điện K8.
2.1.4. Công tác điện thi công
Hệ thống điện phục vụ thi công phần đào hầm chính và gia cố được nhà thầu lấy từ mạng trung thế 6 kV của chủ đầu tư đặt tại cửa hầm và được dẫn vào trạm biến áp các trạm biến áp theo các vị trí thi công.
Công suất của hệ thống điện trong hầm được đảm bảo đủ điện chiếu sáng, điện phục vụ thi công qua trạm biến áp trên.
Tủ phân phối điện được đặt ngay sau trạm biến áp, tủ điện cấp ánh sáng được treo trên vách hầm, tủ cấp điện cho máy khoan được di chuyển theo máy khoan. Ngoài ra nhà thầu còn bố trí một tủ lưu động khác nhằm khi hai công tác phun bê tông và khoan gương tiến hành cùng một lúc. Các tủ điện được bố trí để đảm bảo công tác thi công theo bốn hướng của hai hầm chính được thuận tiện.
Cứ 500 m hầm nhà thầu sẽ bố trí một hốc để đặt máy biến áp khô 0,6kVA nhằm tránh sự tụt áp của dòng điện đảm bảo cho công tác thi công được hiệu quả.
Thi công hệ thống điện theo tỷ lệ thuận với chiều dài hầm, dây cáp điện được treo bên trái đường cách nền hầm khoảng 1 ¸ 1,5 m để dễ thi công, sửa chữa. Dây cáp điện được gắn chắc trên các giá treo được khoan và cắm ngàm vào vách hầm.
Hệ thống chiếu sáng đường hầm bằng đèn tuýt công suất 40W/đèn với khoảng cách 5 ¸ 7 m một đèn, dùng 02 đèn halozen chiếu sáng gương hầm phục vụ thi công, công suất 1000W/đèn. Ngoài ra tại các vị trí ngã ba giao giữa hầm phụ và hầm chính, các vị trí tránh xe và các vị trí cần thiết khác được bố trí tối thiểu 01 đèn halozen công suất 500-1000W.
Nhà thầu sẽ dự phòng đủ vật tư thiết bị thay thế trong trường hợp cần thiết.
2.1.5. Hệ thống thông gió
Nhà thầu sử dụng quạt thông gió 65kW và có thể gá tối đa 03 động cơ trên một giá. Quạt gió được điều khiển và bảo vệ bằng tủ điện đồng bộ đảm bảo tránh được các sự cố quá tải, mất pha
Quạt thông gió được lắp đặt trước các cửa hầm có đường kính D=1m. Khi vào hầm chính nhà thầu sẽ lắp đặt thêm ở hướng thi công Hầm phụ số 3, 4 về phía thượng lưu 01 quạt thông gió (phía hạ lưu do khoảng cách thi công hầm ngắn (từ Hầm phụ số 3 là 150m, từ hầm phụ số 4 là 68m nên sẽ không bố trí thêm quạt thông gió); các vị trí Hầm phụ số 1, 2 sẽ lắp thêm 02 quạt thông gió cho hai hướng thi công về thượng lưu và hạ lưu đảm bảo thông gió cho toàn bộ hai hướng của hầm chính. Tuy nhiên, trong quá trình thi công, nếu hệ thống quạt thông gió như trên không đảm bảo thông gió thì nhà thầu sẽ bổ sung thêm hệ thống thông gió (hoặc theo yêu cầu của giám sát Chủ đầu tư).
Ống thông gió sử dụng đường kính D=1,0 m được lắp đặt trên đỉnh hầm bằng hệ thống đai neo được gắn vào đỉnh hầm.
Khoảng cách từ gương hầm tới miệng ống thông gió khoảng từ 25 m¸30 m để đảm bảo thông gió được tốt đẩy nhanh chu kỳ đào hầm.
Thi công ống thông gió được tiến hành tỷ lệ thuận với công tác khoan nổ bốc xúc gương hầm.
Áp lực gió được lấy từ quạt gió đẩy vào theo hệ thống ống thông gió neo trên đỉnh hầm, gió được đưa vào tận trong gương hầm để đẩy khói bụi từ trong ra ngoài theo đường hầm.
Ngoài ra, trong quá trình thi công hầm nếu hệ thống thông gió không đủ cung cấp gió thì nhà thầu sẽ đặt quạt đẩy cố định trên nền hầm (loại quạt không có ống thông gió).
2.1.6. Hệ thống cấp và thoát nước thi công
Hệ thống ống nước được thi công cùng với hệ thống điện để đảm bảo cấp nước cho máy khoan hoạt động và thoát nước trong đường hầm ra ngoài.
2.1.6.1. Hệ thống cấp nước
Hệ thống cấp nước thi công của nhà thầu đã được chủ đầu tư phê duyệt bao gồm 3 bơm nước lên các téc nước có tổng thể tích V=40m3 để cung cấp cho máy khoan tại mỗi vị trí cửa hầm. Các téc chứa nước được đặt trên các cửa hầm đảm bảo đủ nước cung cấp cho máy móc thi công .
Hệ thống ống dẫn nước thi công được làm bằng ống thép Φ114cm treo lên vách hầm ở độ cao 1m phía bên phải hầm.
Cứ 50 m hầm nhà thầu bố trí một van chia để thuận cho các công tác khác được tiến hành sau như: phun bê tông, khoan cắm anke hoặc các công tác gia cố bổ sung khác.
Đường nước được lắp đặt tỷ lệ thuận với chiều tiến của hầm.
2.1.6.2. Hệ thống thoát nước hầm
Hướng thi công lên thượng lưu: Do hướng thi công này có độ dốc xuôi ra ngoài theo hướng hầm phụ nên thoát nước theo hướng thi công này là thoát nước tự nhiên.
Hướng thi công về hạ lưu: Do hầm có độ dốc ngược nên nhà thầu sử dụng sơ đồ thoát nước hai giai đoạn. Nước thi công và nước ngầm được đưa về gương hầm bằng hệ thống rãnh dọc tiết diện 0,5 x 0,5 m2 phía bên phải hầm, sau đó nước từ gương hầm được đưa về các hố thu (kích thước hố thu rộng x dài x cao=2x2,5x1 m) các hố thu được bố trí tại các vị trí ngách tránh xe, cách nhau khoảng 250 m. Từ các hố thu này nước được bơm ra ngoài bằng bơm chìm công suất 5,5 KW. Tới vị trí ngã ba giao giữa hầm phụ và hầm chính nước sẽ được tự chảy ra ngoài cửa hầm qua hệ thống rãnh thoát nước.
2.1.6.3. Hệ thống thoát nước cửa hầm
Ngoài hầm tại vị trí phía trái cửa hầm nhà thầu thi công 01 bể lắng có dung tích 25 m3 (có bản vẽ kèm theo) và đặt 01 bơm chìm công suất 7,5 kW (trong trường hợp thoát bình thường), 01 bơm chìm công suất 22,5 kW (trong trường hợp có mưa hoặc nước ngầm đột biến). Nước được thoát bằng hệ thống rãnh dọc ra suối trước các cửa hầm.
2.1.7. Thông tin liên lạc:
Tại vị trí mỗi cửa hầm phụ, nhà thầu đặt một tổng đài liên lạc nội bộ. Nhằm đảm bảo thi công liên lạc giữa các bộ phận thi công trong hầm.
Các kỹ sư, ca trưởng được trang bị bộ đàm để dễ dàng liên lạc và điều khiển công việc của mình.
2.2. Huy động thiết bị phục vụ thi công
Các thiết bị thi công hầm phụ tiếp tục được sử dụng cho hầm chính và dựa vào khối lượng công tác chính năm 2008 cũng như năng lực của nhà thầu, nhà thầu sẽ tiến hành huy động thiết bị đủ để đáp ứng yêu cầu thi công và tiến độ đề ra.
2.3. Trù bị vật tư thi công chủ yếu
Nhà thầu đã ký hợp đồng chuẩn bị các loại vật tư cung cấp theo tiến độ thi công:
- Thép neo anke Ф25CIII + mặt bản bích.
- Ống thép Ф50 đục lỗ phục vụ gia cố neo vượt trước.
- Thép F32 phục vụ gia cố neo vượt trước.
- Xi măng PC 40 (Kim Đỉnh và Hoàng Mai)
- Phụ gia Sika và Mapei.
- Các loại cấp phối vữa bê tông.
- Lưới thép d4, a=10x10 cm, lưới B40.
- Vòm chống I200.
- Thép gờ Ф12, thanh giằng Ф18, ống thoát nước Ф114 nhựa PVC…
- Cát, đá phục vụ thi công.
…
2.4. Phương án thi công mặt cắt gia cố thông thường
2.4.1. Các bước thi công
Các bước thi công cơ bản đối với mặt cắt gia cố thông thường có địa chất ổn định (khoan neo anke, rải lưới thép, phun bê tông) được tóm tắt theo sơ đồ sau:
NỘI DUNG CÔNG VIỆC THIẾT BỊ NHÂN LỰC CHÍNH
Chu trình thi công một gương hầm được tóm tắt theo trình tự sau:
1. Máy khoan hầm tiến vào vị trí đã được đo đạc chính và tiến hành khoan tạo lỗ theo hộ chiếu nổ đã được đánh dấu trên gương hầm.
2. Kỹ sư nổ mìn cùng thợ nổ mìn chuyên nghiệp (có chứng chỉ hành nghề) tiến hành nhồi mìn dây dẫn, lấp bua, đấu mạng…và tiến hành nổ phá. Hộ chiếu cơ bản được trình tư vấn chấp thuận trước khi thi công.
3. Sau khi nổ mìn, hệ thống thông gió hầm sẽ tiến hành thổi hết khí thải, khói ra khỏi hầm.
4. Tiến hành chọc om gương hầm để đảm bảo an toàn cho người và thíêt bị trong quá trình làm việc.
5. Tiến hành bốc xúc, tổ hợp các thiết bị gồm: xúc lật, xe hầm, máy xúc…sẽ vận chuyển đất đá ra khỏi hầm.
6. Kỹ sư mô tả địa chất mô tả địa chất gương hầm. Trên cơ sở đó Giám sát tác giả, TVGS đưa ra biện pháp gia cố thích hợp cho gương hiện tại và đề ra phương án thi công gương tiếp.
7. Trên cơ sở đánh giá địa chất và biện pháp gia cố được Giám sát tác giả, TVGS đề ra, Nhà thầu tiến hành thi công theo đúng biện pháp gia cố (tuỳ theo điều kiện địa chất của từng gương) và tiến hành gia cố cho gương đào kế tiếp
8. Lặp lại chu trình trên (các bước từ 1 - 6 nếu địa chất ổn định và các bước từ 1 - 7 nếu địa chất không ổn định).
Trong quá trình thi công, trắc đạc thường xuyên dùng máy toàn đạc điện tử, máy thuỷ bình kiểm tra đảm bảo tính chính xác về hướng tuyến và cao độ.
Sau mỗi chu trình khoan nổ, trắc đạc tiến hành đo đạc biên đào thực tế, xác định những vị trí cần khoan nổ tẩy. Kiểm tra chiều dày lẹm thực tế để có phương án kiểm soát chiều dày lẹm cho gương đào tiếp theo. Kiểm tra chiều dài hầm nổ được để đưa vào báo cáo tiến độ và xác định vị trí cho gương nổ tiếp theo.
Toàn bộ số liệu đo đạc cho một chu kỳ khoan nổ được kỹ sư trắc đạc lưu trữ vào máy tính, phục vụ công tác hoàn công cũng như công tác đổ bê tông sau này.
2.4.2. Các bước thi công chi tiết
2.4.2.1. Phương án khoan nổ
a. Công tác khoan hầm
Hộ chiếu khoan nổ được thiết kế cho địa chất có fk: 3 - 6 (có hộ chiếu kèm theo). Trong trường hợp địa chất thay đổi, hộ chiếu khoan nổ sẽ được tính toán lại và trình TVGS chấp thuận.
Sau khi vẽ xong các lỗ khoan theo hộ chiếu thiết kế lên gương hầm, tiến hành công tác khoan bằng máy khoan hầm chuyên dụng.
Đây là công tác rất quan trọng, ảnh hưởng lớn đến hiệu quả nổ và do đó ảnh hưởng đến tiến độ thi công chung của dự án. Dự án đã được sử dụng hệ thống khoan hiện đại song không vì đó mà chúng ta phó mặc công tác khoan cho máy tự hoạt động mà kỹ sư khoan nổ, ca trưởng (phối hợp cùng bộ phận kỹ thuật, thiết bị) phải phụ trách trực tiếp điều khiển hướng khoan, góc khoan để đúng theo hộ chiếu. Một điều quan trọng khác của công tác khoan nổ là góc mở tối thiểu của cần khoan (mà từ nay về sau gọi tắt là góc mở) khi khoan biên. Góc mở của cần khoan ảnh hưởng rất lớn đến nổ quá, nổ lẹm hay phải đục tẩy. Đây là đặc trưng của hệ khoan mà chúng ta buộc phải căn chỉnh để giảm tối đa việc phải bù bê tông (bê tông vỏ hầm) hoặc phải đục tẩy để đạt được đường biên thiết kế. Sau đây là hình vẽ sơ hoạ phương án khoan:
Phương án nổ lẹm phải đổ bê tông bù
b. Công tác nạp mìn lấp bua
Sau khi kết thúc công tác khoan được TVGS cùng kỹ thuật nhà thầu xác nhận hộ chiếu khoan là phù hợp với thiết kế thì tiến hành công tác nạp mìn. Nguyên tắc chung và cơ bản nhất của công tác nạp mìn là thuốc nổ trong lỗ phải được nổ hết (đối với nạp phân đoạn hay không phân đoạn thì kíp điện phải kích hoạt được tất cả các thỏi thuốc đều nổ) để đảm bảo an toàn cho người và thiết bị vào làm các công tác tiếp theo sau khi nổ.
Mìn được nạp theo thứ tự từng số kíp dự định nổ cho từng vành nổ và được nạp từ trên xuống dưới bắt đầu từ hàng nổ viền (trên cùng).
Tuyệt đối không được tiến hành xen kẽ khoan và nạp mìn.
Công nhân nạp mìn phải có chứng chỉ được cấp có thẩm quyền về thi công trong lĩnh vực nổ phá bằng mìn.
Công nhân nạp mìn trên sàn công tác của máy khoan và trên giàn giáo xây dựng.
Sau khi kết thúc công đoạn nạp thuốc, tiến hành lấp bua. Mục đích của công tác này nhằm không để cho không khí nổ thoát ra ngoài, tạo ra như môi trường đất đá đồng nhất trong lỗ khoan để đảm bảo cho phản ứng phân huỷ thuốc xảy ra được hoàn toàn, tăng thời gian tác dụng cho sản phẩm nổ, giảm sóng va đập (thực tế cho thấy nếu lấp bua tốt sẽ tăng hiệu quả nổ phá nên từ 10 - 20%).
Chiều sâu bua nên tuân theo chỉ dẫn của nhà sản xuất dao động trong khoảng 10 - 30 D ( D là đường kính lỗ khoan).
c. Công tác nổ mìn
Trước khi thi công công tác phá đá, đào hầm bằng nổ phá nhà thầu đã được cấp giấy phép sử dụng vật liệu nổ do Uỷ ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế cấp.
Trước khi đưa vật liệu nổ đến gương hầm phải kiểm tra và dọn sạch đá treo trên vòm hầm, gương hầm, đưa các thiết bị ra khỏi khu vực nạp mìn, tắt toàn bộ hệ thống. Chỉ cho phép đèn lò chiếu sáng trong khu vực nạp mìn.
Không được sử dụng lửa trong khu vực nạp mìn. Các thiết bị gây sóng điện từ (bộ đàm, điện thoại di động…), các thiết bị gây tĩnh điện không được sử dụng .
Phải sử dụng dao cắt dây kích nổ, cấm dùng đá hay sắt chặt dây kích nổ.
Người và thiết bị phải di chuyển đến vị trí an toàn, theo quy định bán kính an toàn của hộ chiếu R an toàn500m.
Chỉ huy nổ mìn là người cuối cùng kiểm tra các điều kiện an toàn và nối mạng nổ.
Công tác an toàn trong hầm được đặt lên hàng đầu nên trong hầm tuyệt đối không được tiến hành xen kẽ khoan và nạp mìn.
Sau khi đấu mạng nổ (các thiết bị lúc đó đã di chuyển đến khu vực an toàn) các thiết bị điện chiếu sáng, thông gió được tắt hết và tiến hành điểm hoả nổ mìn.
Nổ mìn xong chỉ huy nổ mìn kiểm tra lại gương nổ, thông gió, chiếu sáng trước khi các công việc khác được tiến hành.
d. Biện pháp an toàn
Bảo quản vật liệu nổ
Nhà thầu sẽ thực hiện nghiêm túc những quy định về bảo quản, vận chuyển và sử dụng vật liệu nổ TCVN 4586:1997.
Kho chứa vật liệu nổ được xây dựng theo đúng thiết kế của nhà thầu đã được cơ quan chức năng thẩm định và phê duyệt.
Các gian chứa thuốc nổ, các khối thuốc nổ, vật liệu nổ được bố trí theo đúng các cự ly an toàn tính toán, giữa chúng với nhau và giữa kho với các công trình lân cận.
Có biện pháp gia cố chống hút ẩm đề phòng hoả hoạn úng nghập kho chứa.
Bố trí đầy đủ nhân lực và hệ thống liên lạc tại kho chứa, làm công tác xuất nhập thuốc nổ, cảnh giới canh gác, hướng dẫn kiểm soát việc thực hiện các nội quy ra vào kho thuốc nổ.
Vận chuyển vật liệu nổ.
Nhà thầu sẽ sử dụng xe ô tô chuyên dụng để vận chuyển thuốc nổ và vật liệu nổ. Lái xe, nhân công vận chuyển vật liệu nổ là đội ngũ chuyên nghiệp, được tập huấn theo định kỳ.
Trước khi tiến hành công tác vận chuyển tập kết thuốc nổ, nhà thầu sẽ làm các thủ tục xin phép cơ quan công an.
Xe ô tô vận chuyển thuốc nổ đảm bảo chạy theo đúng tuyến đường, đúng vận tốc quy định. Trước mỗi cầu phà, công trình quan trọng 500 m, phải dừng lại thực hiện công tác kiểm tra.
2.4.2.2. Thông gió, cào, chọc om.
Thiết bị: Nhà thầu sử dụng máy đào để tiến hành chọc om
Ngay sau khi nổ mìn, hệ thống chiếu sáng được hoạt động trở lại và bật quạt để thông gió trong hầm. Nếu hầm đào càng xa thi thời gian thông gió càng lâu và trung bình khoảng 30 phút.
Khi đã có sự đảm bảo an toàn về mặt an toàn của kỹ sư địa chất, tiến hành chọc om sơ bộ lần 1 với mục đích chọc tất cả các hòn đá lay rời có khả năng rơi ngay sau khi nổ mìn.
Sau khi kết thúc công tác bốc xúc vận chuyển sẽ tiến hành chọc om lần 2 với mục đích chọc tất cả những hòn đá còn khả năng rơi và chọc om gương hầm chuẩn bị cho công tác tiếp theo
2.4.2.3. Phương án bốc xúc vận chuyển
Thiết bị bao gồm xúc lật, xe hầm, xe Kamaz
Sau khi nổ mìn, thông gió và chọc om thì tổ hợp xúc lật, xe hầm tiến hành bốc xúc vận chuyển ra vị trí bãi thải theo quy định.
Trước khi tiến hành công tác bốc xúc để đảm bảo vệ sinh không khí khu vực được trong lành, không bụi thì cần phải tiến hành tưới nước đống đá vừa đổ. Trong quá trình bốc xúc khi hết lớp đá ẩm thì phải tiến hành tưới nước tiếp để đảm bảo hàm lượng bụi không vượt quá cho phép trong khi thi công.
Sau khi bốc xúc xong, thì kỹ sư trắc đạc sẽ kiểm tra biên đào. Nếu có sự sai khác phải đục tẩy thì tiến hành cạy dọn, đục tẩy tất cả các hòn đá nằm vào trong biên đào. Công tác này được tiến hành và phải tính đến khả năng các hòn đá nhô ra sẽ bị đục tẩy quá gây mất tính ổn định của khối đào và phải bù bê tông quá nhiều. Ngoài ra sẽ tiến hành cào chân gương làm nền hầm bằng lớp đá hầm dày 30 cm.
2.4.2.4. Công tác khoan neo gia cố hầm.
a. Khoan tạo lỗ
Công tác khoan néo gia cố được tiến hành theo đúng dạng mặt cắt gia cố thiết kế hoặc theo đúng thoả thuận giữa TVGS, Giám sát tác giả và Nhà thầu và được thực hiện ngay sau khi kết thúc chu trình bốc xúc vận chuyển.
Theo chỉ định của TVGS, kỹ sư trắc đạc nhà thầu tiến hành xác định vị trí lỗ khoan neo bằng máy toàn đạc, đánh dấu vị trí lỗ khoan neo bằng sơn sáng màu, khô nhanh.
Hướng của neo đá phải vuông góc với các lớp đá cần phải gia cố tại những vùng mà sự phân tầng, phân lớp rõ ràng, còn tại những vùng địa chất không rõ ràng hoặc liền khối thì hướng của neo theo phương bán kính của vòm hầm.
Các lỗ khoan được thực hiện với chiều sâu, vị trí và hướng như đã được chỉ ra trong bản vẽ thi công, theo chỉ dẫn trực tiếp hoặc sự đồng ý của TVGS.
Thiết bị khoan neo gia cố được dùng ngay máy khoan hầm hiện có và khoan theo thiết kế quy định.
Trước khi lắp đặt neo lỗ khoan phải được phun nước và làm sạch các bụi khoan và các mảnh vụn theo quy định.
Vật liệu làm neo không rỉ và không bị bẩn. Các cây neo anke trong hầm phải được để trên giá cao, tránh bị vấy bẩn. Trong trường hợp nếu bị vấy bẩn thì sử dụng nước để phụt rửa trước khi cắm néo.
b. Lắp đặt neo, bơm vữa lấp đầy
Công tác lắp đặt neo gia cố được thao tác trên sàn công tác máy khoan.
Sau khi lắp đặt neo xong tiến hành dùng máy phụt vữa xi măng vào lỗ neo ngay, đảm bảo đúng áp lực theo thiết kế.
tiến hành phụt vữa xi măng vào lỗ neo, ống dùng để phụt được nhét vào đến cuối lỗ khoan, ống sẽ được rút ra từ từ khi vữa đã được bơm vào. Vữa sẽ được đẩy vào trong lỗ khoan cho đến khi nào lấp đầy khoảng trống xung quanh thân neo.
Không để vữa chảy ra ngoài và không để cho neo dịch chuyển khỏi vị trí đã định quá mức cho phép.
Sau 28 ngày phải tiến hành kéo căng neo để kiểm tra cường độ theo “Điều kiện kỹ thuật” do Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 1 lập tháng 5 năm 2008.
c. Biện pháp kỹ thuật an toàn khi khoan và cắm neo.
Không đứng hoặc tiến hành công việc dưới tay máy hoặc sàn nâng thủy lực đang làm việc.
Xếp đặt các cần khoan chắc chắn gọn gàng thuận lợi cho việc nối dài khi cần thiết và không ảnh hưởng tới các công việc khác. Không đứng thẳng hướng của lỗ khoan để phòng trường hợp tụt neo hoặc vữa phun bắn ra ngoài.
phải cố định thanh neo bằng nêm chắc chắn, không để thanh neo tụt ra khỏi lỗ khoan trong suốt quá trình bơm vữa cho đến khi vữa đông cứng.
trước khi bơm vữa cần phải tiến hành kiểm tra đồng hồ áp suất của máy bơm, độ kín của tất cả các đường ống, xiết chặt các mối nối của đường ống dẫn vữa, khắc phục các hư hỏng của toàn bộ hệ thống rồi mới đưa vào làm việc.
Khi kiểm tra chất lượng neo phải chằng giữ thiết bị kiểm tra đề phòng trường hợp neo tụt khỏi lỗ khoan.
Khi sử dụng máy hàn điện để cắt đầu bu lông neo phải tuyệt đối tuân thủ theo các quy trình, quy phạm an toàn trong hàn điện.
2.4.2.5. Rải lưới thép F4, a=10x10 cm hoặc lưới B40.
Công tác rải lưới thép quyết định rất lớn đến kết quả phun bê tông. Nếu lưới thép không áp sát mặt lưới hoặc bị bong bật trong quá trình phun thì lượng bê tông rơi vãi cũng như chiều dày bê tông là rất lớn. Vì vậy công tác rải lưới thép phải tuân theo các bước sau:
Chuẩn bị khoan tay đường kính mũi khoan 14, 16, 18 hoặc máy khoan hầm đường kính lỗ khoan D45 mm.
Thanh ghim lưới thép hình chữ T. Có hai dạng thanh ghim sử dụng thép Φ12 hoặc Φ14. Thanh chữ T có hình dạng và kích thước như sau:
Phần nhô ra trên thanh ngang dài 10 cm là nhằm kiểm soát chiều dày bê tông khi phun (chiều dài nhô ra bằng chiều dày bê tông). Nếu trong trường hợp sử dụng lưới B40 có mặt lưới 5x5 cm thì thanh ngang chữ T sẽ dài khoảng 7 cm.
Đối với đoạn nào lưới thép cách mặt đá một khoảng lớn hơn 5 cm thì phải dùng kìm cộng lực để cắt lưới thép và áp lại cho đến khi áp sát mặt đá. Các thanh ghim được bố trí sao cho tốn ít nhất mà áp được lưới thép vào mặt đá nhiều nhất.
2.4.2.6. Phun bê tông M30
thiết bị bao gồm trạm trộn bê tông công suất, máy phun bê tông, xe có sàn công tác (máy khoan)
Tùy thuộc vào địa chất, cường độ đá thực tế trong gương hầm mà công tác phun gia cố có thể tiến hành ngay sau khi chu kỳ khoan nổ bốc xúc kết thúc hoặc có thể sau một vài chu kỳ khoan nổ mới tiến hành chu kỳ gia cố.
Trước khi tiến hành công tác phun bê tông thì phải kiểm tra lại công tác gia cố đã thực hiện trước đó là neo anke và rải lưới thép.
Trong công tác phun bê tông thì việc vừa đảm bảo chiều dày phun vừa đảm bảo hiệu quả phun đồng nghĩa với tỷ lệ rơi thấp nhất là rất quan trọng. Để đảm bảo được điều đó thì công tác chuẩn bị bề mặt phun và kỹ thuật phun chiếm vai trò vô cùng quan trọng.
Công tác chuẩn bị bề mặt phun được tiến hành với các trường hợp sau:
+ Với bề mặt đá hầm: Các hòn đá ở trạng thái mỏi sắp long rời sẽ được cậy bỏ, phun nước rửa sạch bùn (do quá trình nổ gương bắn lên), bụi bẩn, đá mạt, dầu mỡ và các vật liệu khác làm cản trở sự liên kết giữa bê tông và bề mặt đá. Trong trường hợp đã được làm sạch trước đó thì sẽ được tưới ẩm lại trước khi phun bê tông.
+ Với bề mặt bê tông hiện có: Toàn bộ vật liệu xốp và nứt sẽ được loại bỏ bằng cách phun cát, mài hoặc tia nước áp lực cao. Bất kỳ khu vực nào được sửa chữa sẽ phải được tạo nhám bề mặt (đẽo gọt hoặc khía rãnh).
+ Với bề mặt lớp bê tông đã phun trước đó: Toàn bộ vật liệu long rời trên bề mặt sẽ được loại bỏ bằng khí nén, cạy rửa hay vòi nước áp lực cao. Toàn bộ vùng phun sẽ được làm ẩm trước khi phun làm tăng khả năng liên kết giữa lớp cũ và lớp mới.
Khi phun thì tiến hành phun từng lớp dày 3-5 cm và phun 3-4 lượt để đạt được độ dày theo thiết kế. Việc điều chỉnh áp lực khí nén trong quá trình phun là rất quan trọng và phải quan sát liên tục trong quá trình phun. Hàm lượng phụ gia đầu vòi phải điều chỉnh tùy thuộc vào vị trí phun thành phần cấp phối. Trong trường hợp phụ gia đầu vòi nhiều thì khi phun sẽ ít rơi và cường độ phát triển nhanh trong vòng 8 giờ đầu nhưng sau đó sẽ giảm cường độ bê tông 28 ngày tuổi.
Khoảng cách từ đầu vòi phun đến mặt đá cần phun khoảng từ 1,5 đến 2 m. Khoảng cách này sẽ được rút ngắn khi phun vào các hang hốc, phía sau vì thép. Hướng đi của bê tông phun lên tốt nhất là đi vuông góc với bề mặt phun, trong trường hợp phun các hang hốc, phía sau các khung chống thì hướng phun cũng phải đạt xấp xỉ 60 -700.
Khi phun thì để hạn chế bê tông rơi từng mảng thì chiều dày bê tông phun cho một lượt phun khoảng 3-4 cm. Đầu vòi phun phải di chuyển liên tục và nhanh chóng trong quá trình phun để bề mặt bê tông phun được giàn trải đều, không tụ thành từng đống. Đối với các máy phun bê tông hiện đại, tốc độ bê tông phun lớn thì việc di chuyển nhanh và liên tục đầu vòi phun lại càng quan trọng.
sửa chữa các khiếm khuyết: Khi có các khiếm khuyết như rỗ tổ ong, sực tách lớp, các lỗ hổng,...thì phải tiến hành sửa chữa các khiếm khuyết này trong vòng một tuần kể từ khi được phát hiện. Các khiếm khuyết lớn hay các lỗ hổng lớn hơn 5cm thì phải tiến hành phá bỏ và phun lại bằng bê tông phun mới. Đối với sự tách lớp mà khi kiểm tra bằng tiếng gõ hay khoan kiểm tra phát hiện được thì cũng phải được phá bỏ cho đến khi hết vùng tách lớp và vệ sinh sạch sẽ bề mặt như đã nói ở trên và tiến hành phun lấp trả.
Bảo dưỡng kết cấu gia cố bê tông phun: Ngay sau khi phun bê tông hoàn thiện bề mặt, công tác bảo dưỡng bê tông phun phải được tiến hành bằng cách tưới phun nước giữ ẩm liên tục 3 lần/ngày trong vòng 3 ngày đầu và 1 lần/ngày trong vòng 7 ngày tiếp theo
biện pháp kỹ thuật an toàn trong thi công phun bê tông:
Không cho người không có nhiệm vụ vào trong khu vực phun bê tông.
Khu vực phun vẩy phải được chiếu sáng tốt, các sàn công tác phải chắc chắn (nếu sử dụng máy phun vận hành đầu vòi phun bằng tay), được kiểm tra kỹ trước khi đưa vào sử dụng.
Nếu như hệ thống cáp điện, ống nước, ống thông gió đã lắp đặt qua vùng phun bê tông gia cố thì phải có biện pháp che đậy hoặc tháo dỡ các hệ thống này nhằm tránh gây hư hỏng các cáp điện, ống nước và ống thông gió.
Kỹ thuật viên (nhân viên vận hành máy, kỹ sư máy...) và những người làm việc trong khu vực phun bê tông bắt buộc phải được trang bị bảo hộ lao động chuyên dùng, kính chống bụi và quần áo chống thấm.
Trong khi phun phải đảm bảo khoảng cách hiệu quả giữa đầu vòi phun và bề mặt vòi phun, góc phun tránh luồng khí bê tông phun hướng vào người và thiết bị máy móc.
Phải có sự thống nhất, phối hợp nhịp nhàng giữa những người tham gia trong quá trình phun.
2.5. Phương án thi công tại vùng có địa chất xấu
Trong thực tế thi công hầm, các biện pháp gia cố trước khi đào được coi là một hình thức gia cố điển hình giúp vượt qua được các vùng địa chất xấu. Các hình thức gia cố trước khi đào có rất nhiều hình thức và đều nhằm cố kết vùng địa chất xung quanh biên đào thành một khối thống nhất nhằm tránh hoặc hạn chế phần lớn các sụt sạt cục bộ có thể xảy ra trong khi mở tải gương hầm.
Nếu như không có biện pháp gia cố trước khi đào, tại những vùng địa chất được đánh giá là không ổn định thì sau khi mở tải có thể xảy ra hiện tượng sụt sạt cục bộ, và trong phần lớn các trường hợp, sự sụt sạt cục bộ này sẽ gây mất ổn định vòm hầm (do biên đào rộng hơn ra so với thiết kế) và hình thức gia cố sau khi sụt sạt cục bộ thường là dựng vòm chống. Như vậy sẽ dẫn đến sự tăng chi phí công trình, vì nếu như chúng ta có thể tiến hành gia cố trước khi đào thì có thể hạn chế hoàn toàn hoặc một phần sự sụt sạt cục bộ, như thế sẽ có thể không dẫn đến mất ổn định toàn khối. Và trong nhiều trường hợp sau khi gia cố trước khi đào thì chúng ta chỉ có thể tăng số lượng, chiều dài anke hoặc chiều dài bê tông phun để đảm bảo ổn định của vòm hầm mà không cần dựng vòm. Các hình thức tăng cường gia cố này sẽ được thỏa thuận với TVGS trước khi tiến hành thi công.
Các hình thức gia cố trước khi đào có rất nhiều dạng, phụ thuộc vào thiết bị thi công, chi phí công trình cũng như vật tư đặc chủng. Chính vì thế mà trong phạm vi công trình này nhà thầu chỉ xin trình bày ra đây các hình thức gia cố trước khi đào thông dụng nhất phù hợp với năng lực thiết bị, vật tư hiện có trên công trường. Đó là hình thức khoan cắm neo vượt trước bằng thanh thép F32, khoan cắm neo vượt trước bằng ống neo F50 có đục lỗ.
2.5.1. Các yêu cầu chung về vật liệu.
a. Thanh thép cắm viền
Được gia công từ thép có gờ, loại thép CIII. Các đường kính thép phải bằng hoặc vượt các đường kính chỉ định, phù hợp với yêu cầu bản vẽ. Đầu cắm vào của cọc thép được định vị để cho dễ chèn vào trong lỗ khoan đã được lấp đầy vữa.
Nhà thầu sẽ trình các thông số kỹ thuật hoặc báo cáo các kết quả thí nghiệm thép đã được chứng nhận về các đặc tính của vật liệu thép để kỹ sư tư vấn xem xét và phê duyệt.
b. Ống thép cắm viền (có đục lỗ).
Là ống tròn không có mối hàn phù hợp với tiêu chuẩn Việt Nam tương ứng. Đường kính ngoài 50 mm. Chiều dài ống thép là 6 m.
Nhà thầu sẽ trình các thông số chế tạo hoặc các báo cáo thí nghiệm thép nêu các đặc tính của ống cắm néo để kỹ sư tư vấn xem xét và phê duyệt.
c. Vữa xi măng
Tuân thủ theo thành phần cấp phối vữa neo đã được thoả thuận giữa CHP và Nhà thầu.
2.5.2. Các yêu cầu xây dựng
Công tác cắm neo vượt trước áp dụng theo loại đá mà kỹ sư mô tả địa chất cho là yếu và cần phải gia cố khoan neo vượt trước theo yêu cầu của kỹ sư tư vấn. Loại cọc cắm (cọc thép, ống thép) sẽ được sử dụng phù hợp với các yêu cầu của bản vẽ hoặc do hướng dẫn của kỹ sư tư vấn.
2.5.3. Công tác gia cố trước khi đào
biện pháp gia cố trước khi đào bao gồm các hình thức sau:
Khoan tạo lỗ, bơm vữa xi măng cắm thanh thép (thép dùng chế tạo anke). Hình thức gia cố này áp dụng cho địa chất yếu, liên kết kém, cường độ thấp, nứt nẻ ít và và lưu lượng nước ngầm ít.
Khoan tạo lỗ, cắm ống thép (dài 6 m, đường kính ngoài là 50 mm), có đục lỗ xung quanh ống, sau đó bơm vữa xi măng vào trong ống. Hình thức gia cố này áp dụng cho địa chất yếu, liên kết rất kém, cường độ thấp, nứt nẻ nhiều.
Tùy theo tình hình địa chất thực tế và đánh giá của kỹ sư mô tả địa chất mà TVGS, GSTG cùng Nhà thầu thỏa thuận hình thức gia cố hợp lý. Sau đây là các bước triển khai cũng như yêu cầu đối với mỗi hình thức gia cố.
Hình thức gia cố thứ nhất: Khoan tạo lỗ bơm vữa xi măng, cắm thanh thép
Bước 1: Sử dụng máy khoan, khoan lỗ F56 chuẩn bị cho công tác gia cố đỉnh hầm. Góc mở của lỗ khoan là 100 - 150 mở tròn đều theo đường trục tim hầm và hướng ra phía ngoài chu vi biên thiết kế. Chiều dài các lỗ khoan 6,05 m, bước các lỗ khoan là 30 cm (chiều sâu lỗ khoan phù hợp với chiều dài các thanh thép được chỉ định).
Bước 2: Bơm vữa xi măng vào đầy lỗ khoan.
Sau khi lỗ khoan đã đầy vữa thì đưa thanh thép F32 mm vào lỗ khoan (yêu cầu vật liệu đối với các thanh thép này cũng giống như đối với thép neo anke).
Tiến hành liên tiếp cho đến khi hoàn thành xong tất cả các lỗ đã khoan.
Bước 3 : Tiến hành khoan nổ. Công tác khoan nổ giai đoạn này phải tùy thuộc vào địa chất để quyết định. Có thể nổ phần đỉnh vòm trước và hạ nền sau hoặc nổ toàn gương (thi công theo hình thức nào là do TVGS quyết định sau khi nhà thầu đã trình TVGS bản thiết kế hộ chiếu cụ thể). Nói chung công tác thiết kế hộ chiếu phải chú ý đến việc giảm chấn, cắt viền. Hệ số thuốc nổ trong giai đoạn này có thể giảm xuống từ 0,7 đến 1,0 kg/m3 đất đá đào. Khoảng cách khoan viền có thể giảm xuống 0,3m và nạp thuốc một lỗ và bỏ cách một lỗ. Đường kính thuốc nổ áp dụng cho hàng biên (hàng cắt viền) là 25 mm (thậm chí là 19 mm). Sau khi khoan nổ sẽ tiến hành các công tác gia cố ngay.
Bước 4: Lắp đặt các loại gia cố. Tùy theo tình hình địa chất mà TVGS, GSTG và Nhà thầu quyết định hình thức gia cố. Sau khi gia cố cần phải quan sát biến dạng để từ đó có quyết định hình thức gia cố bổ sung hay không để đảm bảo an toàn cho khối đào về sau.
Bước 5: Lặp lại các bước 3 và 4 để đào và gia cố cho đến khi cách vị trí cuối cùng khoan neo vượt trước 1-1,5 m.
Bước 6: Lặp lại bước 3, 4 và 5 cho đến khi địa chất ổn định không cần gia cố trước khi đào.
Hình thức tổ chức gia cố thứ hai: Khoan tạo lỗ, cắm ống thép có đục lỗ
Bước 1: Sử dụng máy khoan khoan lỗ Φ56 chuẩn bị cho công tác gia cố đỉnh hầm. Góc mở của mỗi lỗ khoan là 100 - 150 mở tròn đều theo đường trục tim hầm và hướng ra phía ngoài chu vi biên thiết kế. Chiều dài các lỗ khoan 6m, bước các lỗ khoan là 30 cm (chiều sâu lỗ khoan phù hợp với chiều dài các thanh thép được chỉ định).
Bước 2: Đưa tất cả các ống thép F50 vào các lỗ khoan.
Bước 3: Tiến hành khoan nổ. Công tác khoan nổ giai đoạn này phải tuỳ thuộc vào địa chất để quyết định. Các bản vẽ thiết kế hộ chiếu sẽ được trình TVGS trước khi thi công.
Bước 4: Tiến hành gia cố sau khi khoan nổ. Hình thức gia cố tuỳ thuộc vào địa chất và quyết định của TVGS cùng nhà thầu.
Bước 5: Lặp lại các bước 3 và 4 để đào và gia cố tiếp theo cho đến khi cách vị trí cuối cùng khoan neo vượt trước 1 - 1,5 m.
Bước 6: Lặp lại các bước 3, 4 và 5 cho đến khi địa chất ổn định không cần gia cố trước khi đào.
Trong cả hai hình thức gia cố này thì điều quan trọng nhất là yếu tố chịu lực của các thanh neo vượt trước. Vì lý do này mà trong mọi trường hợp thì các thanh neo vượt trước phải thoả mãn các điều kiện sau:
+ Nếu gia cố sau khi đào bằng hình thức dựng vòm thì đầu các thanh neo vượt trước phải được tựa trên các dầm I của vòm chống.
+ Nếu gia cố sau khi đào sử dụng hình thức khoan anke và phun bê tông thì mặt gương đào hiện tại phải đào cách vị trí cuối cùng của thanh neo từ 1 - 2 m sau đó khoan neo tiếp theo mới được đào. Điều này có nghĩa là các thanh neo vượt trước phải gối lên nhau một đoạn từ 1 - 2 m.
Trên đây là các bước và trình tự thực hiện các hình thức gia cố trước khi đào. Như vậy, cả hai hình thức gia cố này chỉ khác nhau về cấu tạo các vật liêu gia cố (thanh thép hay ống thép) và cách thức bơm vữa. Nói chung thì hai hình thức gia cố này (theo thứ tự trình bày ở trên) được áp dụng cho điều kiện địa chất yếu dần. Các hình thức gia cố này cần phải được Giám sát tác giả kiểm tra lại điều kiện chịu lực trước khi chấp thuận cho nhà thầu triển khai thi công.
Các bước triển khai chi tiết các hình thức gia cố trên sẽ được trình TVGS trước khi tiến hành thi công khi mà có sự thoả thuận về phương án thi công giữa TVGS, GSTG và nhà thầu.
2.6. Phương án thi công mặt cắt gia cố dựng vòm
2.6.1. Các bước thi công
Các bước thi công cơ bản đối với mặt cắt gia cố dựng vòm có địa chất đứt gãy bậc III và bậc IV (dựng vòm I200, đổ và phun bê tông chèn vì) được tóm tắt theo sơ đồ như đã trình bày ở phần trên.
Chu trình thi công một gương hầm có thể tóm tắt theo trình tự sau:
1. Máy khoan hầm tiến vào vị trí đã được đo đạc chính và tiến hành khoan tạo lỗ theo hộ chiếu nổ đã được đánh dấu trên gương hầm.
2. Kỹ sư nổ mìn cùng thợ nổ mìn chuyên nghiệp (có chứng chỉ hành nghề) tiến hành nhồi mìn dây dẫn, lấp bua, đấu mạng…và tiến hành nổ phá. Hộ chiếu cơ bản được trình tư vấn chấp thuận trước khi thi công.
3. Sau khi nổ mìn, hệ thống thông gió hầm sẽ tiến hành thổi hết khí thải, khói ra khỏi hầm.
4. Tiến hành chọc om gương hầm để đảm bảo an toàn cho người và thíêt bị trong quá trình làm việc.
5. Tiến hành bốc xúc, tổ hợp các thiết bị gồm: xúc lật, xe hầm, máy xúc…sẽ vận chuyển đất đá ra khỏi hầm.
6. Kỹ sư mô tả địa chất mô tả địa chất gương hầm. Trên cơ sở đó Giám sát tác giả, TVGS đưa ra biện pháp gia cố thích hợp cho gương hiện tại và đề ra phương án thi công gương tiếp.
7. Trên cơ sở đánh giá địa chất và biện pháp gia cố được Giám sát tác giả, TVGS đề ra, Nhà thầu tiến hành thi công theo đúng biện pháp gia cố (tuỳ theo điều kiện địa chất của từng gương) và tiến hành gia cố cho gương đào kế tiếp
8. Lặp lại chu trình trên (các bước từ 1 - 6 nếu địa chất ổn định và các bước từ 1 - 7 nếu địa chất không ổn định).
2.6.2. Các bước thi công chi tiết
Đối với công tác từ 1 - 5 được tiến hành như đối với mặt cắt gia cố thông thường, tuy nhiên trong quá trình thi công do địa chất yếu thì phải chú trọng công tác an toàn, nhất là phần thiết kế hộ chiếu phải đảm bảo giảm chấn, không gây phá vỡ thêm kết cấu địa chất.
Trong quá trình xúc bốc và công tác gia cố phải luôn luôn có kỹ sư địa chất hoặc cán bộ kỹ thuật thường xuyên tại vị trí thi công.
Trong phần này nhà thầu chỉ trình bày đến công tác dựng vòm và lắp đặt cốp pha để đổ và phun BT chèn vỉ.
Bước 1: Xác định cao độ chân vòm, vị trí chân vòm (yêu cầu trắc đạc phải đo và kiểm tra hai lần).
Bước 2: Khoan các thanh neo F25 dài 1.5 -:- 2.0 m vào vách hầm để định vị các vòm. Góc khoan các thanh neo F25 là 30÷450 so với phương ngang để chống lại lực nhổ ngang của chân vòm (Các thanh neo không cần phụt vữa mà chỉ cần chêm chèn).
Bước 3: Dùng xúc lật dựng toàn bộ vòm và hàn đính vào các thanh neo ở trên đồng thời dùng các thanh giằng để liên kết với vòm trước đó. Các bu lông mặt bích được xiết chặt sao cho hai mặt bích ép sát vào nhau không bị cong vênh. Bu lông trong một mặt bích phải bắt chúi xuống tức là đầu bu lông ở trên còn êcu ở dưới. Khi làm như thế để tránh trường hợp ê-cu bị rơi thì thanh bu lông vẫn còn đảm bảo không cho 2 mặt bích vòm bị xê dịch.
Bước 4: Để đưa vòm vào chịu lực ngay thì tiến hành dùng các thanh gỗ dài 1,5 ÷ 2 m mặt cắt 10x10 và 5x5 hoặc thép hình để chêm chèn vào khoảng hở giữa vòm và mặt đá. Các thanh gỗ này được dỡ bỏ khi đổ bê tông hoặc phun bê tông.
Bước 5: Hàn các thanh thép giằng F25 dọc theo các vòm. Vị trí hàn là ở phần chân cách nền khoảng 0,65 - 1,5 m và phần trên mặt bích giữa chân và vòm cong.
Bước 6: Hàn lưới thép F18 CIII (250x250) mm và lưới thép a=4x1.2 mm làm cốp pha.
Bước 7: Vệ sinh, bơm nước hoặc dẫn nước ra ngoài khối đổ. Khu vực chân vòm cần được xúc dọn hết tất cả các mạt đá, bùn vì chân vòm thường là nơi lắng đọng nhiều nhất các cặn bẩn. Trên vách hầm thì cần phải cậy dọn đá long rời và phun nước toàn bộ khối đổ vệ sinh lần cuối. Nếu như khu vực đổ có nước ngầm nhiều thì cần phải khoan lỗ và đặt ống dẫn thoát nước ra ngoài khối đổ. Sau khi vệ sinh khối đổ xong mời Tư vấn giám sát nhiệm thu trước khi phun hoặc đổ bê tông.
Bước 8: Đổ hoặc phun bê tông vòm. Trước khi đổ hoặc phun bê tông thì phải tháo dỡ các thanh gỗ chêm chèn ở trên (nếu chêm chèn bằng thép thì được phép để lại trong quá trình phun hoặc đổ bê tông và coi đó như một phần trong kết cấu). Trong quá trình đổ thì phải thường xuyên sử dụng đầm dùi để đầm cho bê tông không còn bọt khí và giảm độ rỗng của bê tông nếu không sẽ làm giảm cường độ của bê tông. Trong quá trình đổ để tránh áp lực của bê tông tác dụng không đều lên vòm thì bê tông phải được đổ lên cùng cao độ như nhau từ dưới chân lên ở cả hai bên thành vòm. Nếu phun bê tông để lấp đầy vòm thì công tác phun tiến hành như các bước như phun gia cố mặt cắt thông thường đã trình bày ở phần trên.
Bước 9: Bảo dưỡng bê tông vỏ hầm: Do trong hầm không chịu ảnh hưởng trực tiếp của nhiệt độ và nắng ngoài trời nên việc bảo dưỡng bê tông được tiến hành ngày một lần liên tục trong bảy ngày đầu sau khi đổ bằng cách dùng vòi nước để phun lên toàn bộ bề mặt bê tông vỏ hầm.
Bước 10: Các vị trí khoan thoát nước được đánh dấu trước khi đổ hoặc phun bê tông nếu đã biết chắc chắn vị trí nước ngầm, còn trong trường hợp ngược lại thì tiến hành khoan theo bản vẽ thiết kế.
(Các bước thi công từ bước 5 đến bước 10 sẽ được thay đổi tuỳ theo bản vẽ thi công đã được phê duyệt như thép giằng vòm, lưới thép…)
2.6.3. Các bước thi công gia cố mở cửa hầm cửa nhận nước
2.6.3.1. Công tác gia cố đỉnh hầm
Bước 1: Dùng máy đào, xe vận chuyển kết hợp thợ thủ công đào đất ở khu vực cửa hầm đến cao độ thiết kế.
Bước 2: Đánh dấu các vị trí lỗ khoan bằng sơn sáng màu, mau khô.
Tiến hành khoan tạo lỗ bằng máy khoan boomer.
Bước 3: Vệ sinh sạch lỗ khoan bằng nước hơi ép.
Sử dụng sàn công tác của máy khoan để nâng người đến vị trí cần đóng neo.
Dùng búa đóng neo vào vị trí.
Bước 4: Tiến hành bơm vữa xi măng lấp lỗ khoan bằng máy bơm bê tông chuyên dụng.
Bước 5: Tiến hành lắp lưới thép gia cố và cốt thép phần đổ bê tông cửa hầm vào các vị trí thiết kế.
Lắp ghép cốp pha phần mái đổ bê tông và dùng đinh ghim lưới gia cố sát vào mặt đá phần phun bê tông, đặt ống thoát nước.
Bước 6: Vệ sinh sạch mặt đá.
Đổ bê tông phần mái cửa hầm
Tiến hành phun bê tông dày 12cm phạm vi rải lưới thép theo đúng độ dày thiết kế.
Bê tông được vận chuyển bằng xe vận chuyển chuyên dùng, đổ bê tông bằng cần trục, phun bê tông bằng máy chuyên dụng.
|
2.6.3.2. Công tác dựng vòm cửa hầm
Bước 1: Đo đạc định vị cửa hầm, tim hầm, chân các vòm thép bằng máy toàn đạc điện tử.
Sử dụng máy khoan Boomer khoan 13 lỗ D105 chuẩn bị cho công tác cắm neo AJG gia cố đỉnh vòm hầm. Góc mở của mỗi lỗ là 50 mở tròn đều theo đường trục tim hầm. Chiều dài các lỗ khoan 11,5m, các lỗ khoan được khoan hướng lên phía trên một góc 50.
Bước 2: Tiến hành đưa các neo AJG vào lỗ khoan f105, đi kèm với neo là ống thép tráng kẽm f25 để đưa vữa xi măng chèn vào sau này. Đầu ống thép tráng kẽm có lắp đặt van (lỗ thăm) để kiểm tra lượng vữa.
Trộn vữa xi măng M300 theo tỷ lệ thiết kế, bơm lần lượt vào các ống thép f25 đến khi lỗ thăm ra vữa. Sau đó tiến hành bịt kín lỗ thăm và bơm tăng áp đến 12 atm để vữa chèn vào các khe nứt nẻ trong đá.
Bước 3: Vòm chống làm bằng thép hình I200, được lắp dựng cho toàn tiết diện, khoảng cách giữa các vòm là 1m. Lắp dựng cho 2 vòm đầu tiên. Các vòm thép được liên kết với nhau bằng thép f25 hàn liên kết các vòm thép với nhau.
Bước 4: Sử dụng 2 thanh thép hình I200 hàn chống vào bộ vòm thép N01 đầu hai dầm thép này hàn gối vào đỉnh vòm, chân hai dầm thép tạm thời đặt lên nền đá, đổ bê tông M200 phủ kín hai chân dầm. Tiến hành cắt các thanh thép D22 giằng treo vòm.
Bước 5: Tiến hành đắp đất lại (back fill) đến vị trí tiếp giáp chân vòm bên trong miệng hầm. Cao độ lấp đầy bằng cao độ tại vị trí nối giữa đỉnh tường và chân vòm.
Bước 6: Lắp dựng cốp pha
Phía trong vòm thép:
- Lắp đặt thép f18, a=25x25cm: Cốt thép được uốn theo chu vi của vòm I200 và hàn điểm vào vòm I200 theo bước a = 25x25cm. Theo thực tế thi công sẽ bố trí các cửa chờ kích thước 40x40cm để đổ bê tông. Khoảng cách giữa các cửa chờ theo phương thẳng đứng tối đa là 1,5m để trong quá trình đổ, bê tông không bị phân tầng. Theo phương ngang 1,5 - 2 m để đảm bảo bán kính hoạt động của đầm rung hoạt động.
(Từ vòm số 6 đến vòm số 11, thép f18, a=25x25cm hàn làm coppha được thay bằng thép f32, a=20x20cm. Các bước thi công tiếp theo làm tương tự)
- Lắp đặt lưới thép 4x1,2: Lưới thép này được áp chặt vào phía trong của thép f18 và được buộc với các thanh thép f16 bằng các sợi thép buộc f1, mép lưới phải đảm bảo điều kiện tiếp xúc với cánh vòm I200 một đoạn 7 - 5cm .
Phía ngoài vòm thép:
Cốp pha sử dụng tôn có gân gia cường bằng các thanh thép V được lắp dựng theo đúng thiết kế. Đoạn tiếp giáp với mái ta luy được bịt cẩn thận để không cho bê tông trào ra ngoài khi bơm bê tông.
Mặt cắt dọc
Mặt cắt ngang
Bước 7: Chuẩn bị lắp phần đỉnh vòm số 4 (N04).
- Khoan 4 lỗ doa D105.
- Khoan 4 lỗ biên, tạo khu đột phá.
- Vật liệu nổ: Thuốc nổ hầm
Kíp nổ : Kíp vi sai phi điện
Dây nổ : 10 g/m
(Có hộ chiếu khoan nổ kèm theo)
- Tiến hành nổ om, kết hợp chọc tẩy bằng máy khoan Boomer.
- Theo thực tế địa chất, hoặc quyết định nổ om lần thứ 2, lần thứ 3 (Việc nổ om có ý nghĩa hết sức quan trọng nó cho biến điều kiện địa chất của đá khi vào sâu hơn nữa đồng thời nổ om nhỏ tạo điều kiện ổn định hơn cho khu vực mở cửa hầm trong điều kiện địa chất xấu, kém ổn định như thế này) và gia cố đỉnh vòm hầm bằng các tấm tôn lượn sóng dày 3mm để chống đá rơi. Sử dụng búa Breaker đục tẩy kết hợp thủ công hoàn thiện biên đào tại vị trí dựng phần vòm N04.
- Tiến hành dựng phần vòm N04 hoàn thiện cốp pha và bơm bê tông chèn ổn định kết cấu.
Bước 8: Sử dụng máy khoan Boomer khoan lỗ D45 từ vòm số 4 để tạo neo vượt trước. Góc mở của mỗi lỗ là 150 mở tròn đều theo đường trục tim hầm. Chiều dài các lỗ khoan 6m, bước các lỗ khoan là 2 m. Các lỗ khoan được khoan hướng lên phía trên một góc 150. Tiến hành bơm vữa xi măng theo cấp phối thiết kế, cắm neo vượt trước thép f32CIII, Lneo = 6m.
CHƯƠNG 3: QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH
Công việc đảm bảo chất lượng của Nhà thầu đòi hỏi phải thiết lập một bộ máy về nhân sự và có một kế hoạch kiểm tra chất lượng để kiểm soát mọi công việc tại công trường, phù hợp với tiến độ thi công, đảm bảo tốt chất lượng các hạng mục theo yêu cầu kỹ thuật.
Song song với quá trình đó, Nhà thầu cũng kết hợp chặt chẽ với một chương trình thí nghiệm bao gồm các phòng thí nghiệm hiện trường.
Các công việc tiến hành theo một quy trình chặt chẽ theo các biểu mẫu thống nhất giữa Nhà thầu và Chủ đầu tư.
Công tác khảo sát đo đạc và thí nghiệm kiểm tra được đặc biệt chú ý và quan tâm vì ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng công trình và tiến độ thi công.
Toàn bộ các công việc này phải tuân thủ chặt chẽ các quy định về độ chính xác và sai số phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật thiết kế và tiêu chuẩn hiện hành cho công tác này.
Toàn bộ các hạng mục thi công đều phải có tổ chức khảo sát và thí nghiệm đi theo.
Nhân viên thí nghiệm, máy móc, dụng cụ thí nghiệm phải được TVGS chấp nhận. Phải cung cấp kịp thời và chịu trách nhiệm về kết quả thí nghiệm.
Việc đo đạc kiểm tra từng bộ phận của công trình phải có sự giám sát kiểm tra của TVGS. Công tác khảo sát, đo đạc và thí nghiệm kiểm tra phải làm tốt từ khi chuẩn bị vật liệu đến khi hoàn thành sản phẩm.
Toàn bộ các loại vật liệu sử dụng cho công trình phải trải qua thí nghiệm chặt chẽ nhằm đảm bảo chất lượng công trình và các yếu tố kỹ thuật của thiết kế. Có chứng chỉ thí nghiệm kèm theo.
Thiết bị khảo sát và đo đạc thí nghiệm kiểm tra
Sử dụng máy toàn đạc điện tử, máy thuỷ bình trong quá trình đo đạc, kiểm tra.
Kiểm tra độ dốc ngang bằng thước mẫu.
Ghi chép nhật ký công trình, các báo cáo ca, ngày, tuần và tháng đầy đủ theo quy định cùng với các văn bản nghiệm thu chuyển bước được Tư vấn giám sát và Chủ đầu tư xác nhận mới thi công phần tiếp theo.
CHƯƠNG 4. AN TOÀN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
4.1. Yêu cầu chung
Công tác an toàn lao động đảm bảo an toàn cho người, máy thiết bị và na toàn cho kết cấu công trình là điều đặc biệt quan tâm đây là khâu chủ yếu mang lại thành công cho dự án.
Công tác kiểm soát đảm bảo an toàn lao động thực hiện trong suốt quá trình thi công và khai thác công trình.
4.1.1. Phương pháp tổ chức thi công
Phổ biến hướng dẫn cho cán bộ công nhân viên nhận rõ trách nhiệm về an toàn lao động là quyền lợi và trách nhiệm của mỗi thành viên.
Thành lập ban an toàn lao động.
Tổ chức các lớp học về an toàn lao động, thường xuyên kiểm tra và cấp chứng chỉ theo quy định.
Bố trí đầy đủ biển báo giao thông, biển báo phương án tổ chức giao thông trong và ngoài hầm.
4.1.2. Phương án kiểm soát
Hàng ngày thực hiện kiểm tra an toàn lao động trên công trường nếu phát hiện các vấn đề về khả năng không an toàn lao động, phải có biện pháp khắc phục.
Tuyệt đối không thi công các hạng mục công trình mà thấy có khả năng sập đổ, đặc biệt là khi thi công đào hầm.
4.2. Công tác cho người an toàn lao động
Mọi cán bộ và công nhân tham gia trên công trường xây dựng hầm dẫn nước đều được học về an toàn lao động.
Cán bộ kỹ sư và công nhân khi ra vào công trường lao động yêu cầu phải có trạng bị bảo hộ lao động như: Mũ, ủng cao su cách điện, quần áo lao động, áo phản quang, thiết bị phòng độc (khi vào hầm).
Công nhân chuyên ngành như thợ khoan, thợ vận hành phun bê tông, thợ thực hiện các công việc nhồi nổ, lắp đặt khung chống thép hình, đặt neo, bơm vữa xi măng áp lực cao đều phải được đào tạo chuyên nghành và được cấp chứng chỉ.
Cấm người không có nhiệm vụ không được vào khu vực thi công hầm, khi ra vào hầm phải xuất trình thẻ cho bảo vệ kiểm tra.
Trong mọi trường hợp khi phun bê tông không được hướng vòi phun về khu vực đang đứng hoặc làm việc trong khu kế cận.
Cán bộ phụ trách ATLĐ phải được trang bị đồng hồ đo nồng độ khí độc và khói độc trong hầm.
Đặc biệt chú ý quan sát đến vách đá nếu phát hiện khả năng mất an toàn, phải kịp thời báo kỹ sư giải quyết tăng cường kết cấu chống đỡ.
Khi làm việc trên cao phải thắt dây an toàn.
Tuyệt đối cấm hàn điện hàn hơi kể từ khi vận chuyển thuốc nổ vào gương hầm để nạp theo hộ chiếu.
Không được hút thuốc lá khi đang tiến hành nạp thuốc và nạp kíp.
4.3. Công tác an toàn cho máy và thiết bị
Người điều khiển máy thi công phải là người chuyên nghiệp có kỹ thuật và làm chủ máy, phương tiện thi công.
máy móc thiết bị phải đảm bảo tốt nếu hư hại phải được sửa chữa kịp thời.
Máy thi công phải có đầy đủ còi, đèn tín hiệu làm việc và di chuyển trong khi thi công.
Hệ thống cốp pha di chuyển thi công vỏ hầm là thiết bị có trọng lượng rất lớn cần đặc biệt chú ý khi thao tác.
Do đặc thù của công việc thi công ngầm có tính nguy hiểm độc hại nên phải thành lập đội cứu hộ trang bị đầy đủ các phương tiện cần thiết để kịp thời ứng phó với các sự cố, rủi ro xảy ra trong khi thi công.
4.4. Công tác phòng chống cháy nổ
Phải có biện pháp phòng chống cháy nổ trong khu vực công trường, các kho nhiên liệu như: xăng, dầu…được bố trí nơi ít người qua lại, có các biển báo cấm lửa, có sẵn bình bọt và bơm nước cứu hoả.
Các máy móc trang bị thi công phải được trang bị hệ thống phòng cháy chữa cháy, phải có bình cứu hoả trên các máy thi công.
4.5. Biện pháp an toàn giao thông
Mục đích của công việc này là điều hành và đảm bảo giao thông thông suốt, liên tục an toàn trên phạm vi các tuyến đường do đơn vị sử dụng để phục vụ thi công.
Tại những ngã ba, ngã tư cắt các đường trong khu vực thi công, đơn vị sẽ bố trí lực lượng điều khiển giao thông sao cho không ảnh hưởng đến giao thông ở các tuyến đường.
Có các biển báo chỉ dẫn về an toàn giao thông, lối đi lại, báo hiệu khu vực nguy hiểm, barie, các bảng nội quy và các khẩu hiệu an toàn lao động. Tại các vị trí cần thiết phải bố trí các đèn đỏ (hoặc vàng khi có sương mù) báo hiệu nguy hiểm vào ban đêm.
4.6. Y tế công trường
Y tế công trường là một bộ phận không thể thiếu trong việc đảm bảo sức khoẻ và an toàn sức khoẻ cho người lao động trong khu vực thi công.
Đơn vị thi công sẽ xây dựng và duy trì trang bị dầy đủ cho việc sơ cứu tại hiện trường để cấp cứu kịp thời cho những trường hợp bị tai nạn và những căn bệnh đột xuất, chuyển những bệnh nhân này lên bệnh viện của tỉnh để điều trị. Cấp phát thuốc cho những bệnh nhân thông thường tại công trường.
4.7. Công tác bảo vệ môi trường
Phổ biến hướng dẫn cho cán bộ và công nhân nhận rõ trách nhiệm về bảo vệ môi trường khu vực và nguồn nước.
Xây dựng khu văn phòng, khu nhà ở cho công nhân tập chung cũng như trên công trường xây dựng khu vệ sinh đầy đủ và đảm bảo vệ sinh không để phóng uế bừa bãi gây ô nhiễm môi trường.
Xây dựng hệ thống thoát nước thi công, kết cấu rãnh nước đảm bảo không bị thấm nước.
Nước thải trong mọi trường hợp phải được dẫn thoát về phía hạ lưu và trước khi thải ra tự nhiên phải qua hệ thống bể lắng.
Tổ chức thông gió trong thi công hầm đầy đủ và đảm bảo yêu cầu thi công và kiểm soát môi trường.
Hàng tuần, thực hiện đo kiểm tra nồng độ bụi trong không khí nếu các chỉ tiêu vượt quá giới hạn cho phép phải có biện pháp khắc phục.
Không để xe máy rú còi ầm ĩ trong khu vực thi công cũng như khi lưu thông trên đường khi qua khu dân cư và khu ở của cán bộ công nhân viên.
4.8. Tiến độ thi công
Tuân thủ tiến độ thi công đã được hai bên thoả thuận. Trong trường hợp chậm tiến độ, Nhà thầu cùng Chủ đầu tư bàn bạc, đưa ra phương án khắc phục để đảm bảo tiến độ chung của dự án.
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN
Trên đây là toàn bộ phần thuyết minh “Biện pháp thi công hầm chính ” thuộc Dự án thuỷ điện A Lưới tỉnh Thừa Thiên Huế mà Nhà thầu - Công ty TNHH Cavico Việt Nam đề ra. Với năng lực về con người, tài chính cùng với những kinh nghiệm quý báu đã trải qua ở các Dự án trên cả nước, Cavico Việt Nam tin tưởng sẽ đạt được kết quả tốt đẹp trong suất quá trình thực hiện dự án.
CÔNG TY TNHH CAVICO VIỆT NAM
ThuyÕt minh
BiÖn ph¸p tæ chøc thi c«ng
®µo hÇm
(CÔNG TRÌNH THỦY ĐIỆN ALƯỚI)
A Lưới, tháng 10 năm 2009
|