MỤC LỤC

I.      TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN.. 3

1.     Thông tin về dự án và chủ dự án: 3

2.     Các đơn vị tham gia thực hiện: 3

a.      Nhà thầu quản lý hợp đồng và giám sát xây dựng: 3

b.     Nhà thầu thi công xây dựng gói thầu  

c.      Nhà thầu thi công xây dựng gói thầu 

d.     Nhà thầu thi công xây dựng gói thầu 

e.      Nhà thầu thi công xây dựng gói thầu 

II.    NHIỆM VỤ CỦA TƯ VẤN QUẢN LÝ HỢP ĐỒNG VÀ GIÁM SÁT  XÂY DỰNG (TVQL&GS) 5

1.     Tổ chức của tư vấn: 5

1.1 Sơ đồ tổ chức đội tư vấn: 5

1.2 Tiêu chuẩn phẩm chất và thành phần của đội tư vấn: 5

1.3 Vai trò và chức năng của các nhân sự trong đội tư vấn: 6

2.     Quy trình quản lý hợp đồng,  giám sát thiết kế và thi công xây dựng: 7

2.1 Lưu đồ quy trình quản lý hợp đồng,  giám sát thiết kế và thi công xây dựng: 7

2.2 Các bước thực hiện: 9

3.     Nhiệm vụ cụ thể : 14

3.1 Nhiệm vụ: 14

3.1.1 Xem xét và hướng dẫn các vấn đề về khảo sát, thiết kế kỹ thuật thi công: 14

3.1.2 Quản lý hợp đồng và giám sát thi công: 14

3.2 Cách tiếp cận tổng quát để tiến hành các dịch vụ tư vấn. 16

3.3 Đề xuất các biện pháp cụ thể để nâng cao chất lượng cho Dự án: 19

III.  QUY TRÌNH QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG.. 20

1.     Tổ chức quản lý chất lượng: 20

1.1 Tổ chức quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình. 20

1.2 Quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình của nhà thầu. 20

1.3 Quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình của tổng thầu. 21

2.     Giám sát thi công. 21

2.1 Giám sát chất lượng thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư. 21

3.     Nghiệm thu công trình xây dựng. 23

3.1 Tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng. 23

3.2 Nghiệm thu công việc xây dựng. 23

3.3 Nghiệm thu bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn  thi công xây dựng. 24

3.4 Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình xây dựng, công trình xây dựng đưa vào sử dụng  25

3.5 Bản vẽ hoàn công. 26

3.6 Kiểm tra và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng. 26

4.     Các căn cứ pháp lý, quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy phạm áp dụng. 27

4.1 Các căn cứ pháp lý: 27

4.2 Các quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy phạm áp dụng: 27

4.3 Các biểu mẫu biên bản. 33

4.4 Các kết quả giao nộp chính thức: 33

IV.  KẾT LUẬN.. 34

PHỤ LỤC 1. 35

CÁC BIỂU MẪU BIÊN BẢN.. 35

 

I.      TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN

1.      Thông tin về dự án và chủ dự án:

Tên của dự án

:

 

Tiểu dự án

:

Tiểu dự án thu gom, xử lý nước thải và thoát nước thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam.

Nguồn vốn

:

 

Chủ dự án

:

 

Địa chỉ

:

 

Điện thoại /fax

:

 

Email

:

 

Phó Ban QLDA

:

 

Giám đốc điều hành

:

 

Điều phối viên

:

 

Quy mô dự án

:

 

2.            Các đơn vị tham gia thực hiện:

a.            Nhà thầu quản lý hợp đồng và giám sát xây dựng:

Nhà thầu

:

 

Địa điểm

:

 

Gói thầu số TKWW- 07

:

 

b.            Nhà thầu thi công xây dựng gói thầu  

Nhà thầu

:

 

Địa điểm

:

 

Thành Viên liên danh

:

 

Giá trị hợp đồng

:

 

Gói thầu số

:

 

 

c.            Nhà thầu thi công xây dựng gói thầu  

Nhà thầu

:

 

Địa điểm

:

 

Thành Viên liên danh

:

 

Giá trị hợp đồng

:

 

Gói thầu số

:

 

d.            Nhà thầu thi công xây dựng gói thầu 

Nhà thầu

 

:

 

Địa điểm

:

 

Thành Viên liên danh ( nếu có)

:

 

Giá trị hợp đồng

:

 

Gói thầu số

:

 

                                                                                                 

1.2 Tiêu chuẩn phẩm chất và thành phần của đội tư vấn:

Tiêu chuẩn:

-Các Kỹ sư tư vấn giám sát có chuyên ngành đào tạo phù hợp với lĩnh vực chuyên môn giám sát (thể hiện tại CV cá nhân)

-Đã trải qua những công trình có cấp công trình tương đương hoặc cao hơn

-Đã qua đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ TVGS và có chứng chỉ tư vấn giám sát do sở Xây dựng các tỉnh cấp.

-Chưa từng có sai phạm, kỷ luật trong quá trình công tác

-Có bản lĩnh vững vàng, giám chịu trách nhiệm về các quyết định của mình trước chủ đầu tư và pháp luật.

- Có hiểu biết nhất định về tin học, sử dụng được các chương trình Word, Excel, Autocard, Microsoft Project.

Phẩm chất:

-Trung thực trong việc mô tả diễn biến mọi hoạt động của dự án/ công trình trước chủ đầu tư và pháp luật.

- Làm việc công tâm, không nhận hối lộ.

-Thái độ hợp tác thiện chí với các bên liên quan trong chức năng và nhiệm vụ được tổ chức tư vấn giao phó

-Đảm bảo có được những kỹ năng làm việc cần thiết tuỳ thuộc vào quyền hạn/ chức vụ trong tổ chức TVGS

-Đủ sức khoẻ phục vụ dự án theo yêu cầu công việc cụ thể

 Cấu trúc và thành phần của đội tư vấn giám sát:

Tổ chức và nhân sự của đội Tư vấn được thiết lập phù hợp với đề xuất kỹ thuật của chúng tôi và đáp ứng các yêu cầu của điều khoản tham chiếu trong  hồ sơ mời thầu Tư vấn.

Các tiêu chí trên đòi hỏi đội tư vấn quản lý, giám sát phải có nhân lực vừa đủ (theo yêu cầu tiến độ của dự án), mỗi nhân sự phải có năng lực đảm nhiệm nhiều vai trò trong lĩnh vực chuyên môn của tư  vấn đã được đào tạo

 

1.3 Vai trò và chức năng của các nhân sự trong đội tư vấn:

Trên sơ đồ tổ chức ta có thể thấy đội tư vấn hình thành làm 2 nhóm, với cơ cấu và chức năng hỗ trợ cho nhau trên toàn bộ khu vực dự án.Từ chức năng của tư vấn là vừa quản lý hợp đồng, vừa giám sát thi công, các nhân sự chủ chốt của tư vấn cần phải thực hiện trách nhiệm của mình xuyên suốt 12 tháng tiến hành dự án. Song, số công góp của từng vị trí lại được quy định không nhiều, vì vậy, chúng tôi áp dụng biện pháp sử dụng mỗi nhân sự cho hai  vị trí trở lên để các nhân sự chủ chốt có điều kiện và có trách nhiệm thực hiện dự án từ lúc khởi đầu tới khi kết thúc dự án.  Nhiệm vụ của từng thành viên trong đội Tư vấn giám sát có thể được tóm tắt như sau:

+ Đội trưởng tư vấn: Chịu trách nhiệm chung, đóng vai trò là người đại diện của Tư vấn quản lý hợp đồng và tư vấn giám sát  trước Chủ đầu tư và trước Nhà thầu, có trách nhiệm tổ chức đội tư vấn, phối hợp hoạt động của các thành viên trong đội, quản lý hoạt động của toàn đội, phát hành các văn bản trao đổi giữa Tư vấn với Nhà thầu, Chủ đầu tư. Chịu trách nhiệm lập ra tiến độ hoạt động của Tư vấn, điều động nhân viên trong đội Tư vấn.

Để làm tốt chức trách này, chúng tôi lựa chọn đội trưởng tư vấn là người có bằng cấp đại học và trên đại học liên quan trực tiếp đến công nghệ cấp, thoát nước, có hơn 20 năm kinh nghiệm về quản lý, tư vấn thiết kế và giám sát tư vấn ngành cấp thoát nước, có các chứng chỉ về  tư vấn giám sát, ngoài ra nhân sự này còn có khả năng lãnh đạo, có kinh nghiệm tư vấn giám sát sâu và khả năng giao tiếp, khả năng soạn thảo tốt bằng ngoại ngữ, am hiểu về các thủ tục pháp lý của Việt Nam và các quy định của IDA. đội trưởng tư vấn cũng là người kiêm nhiệm chức năng của chuyên gia văn kiện hợp đồng và dự toán

+ Chuyên gia đo đếm khối lượng, quyết toán: Tham gia kiểm tra, thẩm tra sự phù hợp của thiết kế các hạng mục xây dựng do nhà thầu đệ trình lên.

-      Hỗ trợ các kỹ sư thanh sát hiện trường giám sát toàn bộ phần khối lượng các hạng mục công trình trong quá trình thi công của Nhà thầu đáp ứng đúng như trong Hồ sơ mời thầu đã nêu.

-      Quản lý Hợp đồng, diễn dải hợp đồng và dự toán các thay đổi thiết kế của các lệnh Điều chỉnh Hạng mục khi hợp đồng được tiến hành, lập kế hoạch và tiến độ thanh toán, đo lường khối lượng thực hiện của Nhà thầu. Xác nhận khối lượng công việc đã thực hiện lập báo cáo tiến độ thanh toán.

+ Chuyên gia giám sát hiện trường:

- Kiểm tra xem xét các bản vẽ thiết kế kỹ thuật ở các bước thi công do Nhà thầu xây dựng lập và đệ trình của cả hợp đồng, trình Trưởng đoàn/Đội trưởng xem xét và ký xác nhận trước khi trình Chủ đầu tư phê duyệt.

- Đo đạc kiểm tra khối lượng hoàn thành thanh toán giữa kỳ và cuối kỳ của cả hợp đồng trình Trưởng đoàn/Đội trưởng xem xét ký xác nhận trước khi trình Chủ đầu tư.

- Tiếp nhận các đề nghị công việc thi công hàng ngày của nhà thầu xây dựng và lập kế hoạch kiểm tra chất lượng hàng ngày, yêu cầu nghiệm thu.

- Chịu trách nhiệm giám sát tất cả các hạng mục công việc nhà thầu trên hiện trường.

- Thường xuyên có mặt tại hiện trường để kiểm soát nhà thầu xây dựng giải quyết kịp thời các vướng mắc, không làm chậm tiến độ thi công của nhà thầu xây dựng.

- Hàng ngày phải báo cáo các yêu cầu kiểm tra nghiệm thu chất lượng và khối lượng cho Trưởng đoàn/Đội trưởng, để phối hợp cùng kỹ sư vật liệu, khối lượng, giám sát phòng thí nghiệm và bộ phận văn phòng Trưởng đoàn/Đội trưởng hoàn thành báo cáo gửi Chủ đầu tư.

- Giám sát các thí nghiệm  kiểm tra chất lượng tại hiện trường do nhà thầu thực hiện.

- Hàng ngày phải có trách nhiệm kiểm tra chất lượng và nghiệm thu khối lượng nhà thầu đã thực hiện, kết hợp với các kỹ sư khác, giám sát viên mà nhà thầu thực hiện.

- Ghi nhật ký giám sát thi công hàng ngày theo quy định.

- Chịu trách nhiệm trước Trưởng đoàn/Đội trưởng và cơ quan pháp luật những thiếu sót do mình gây ra.

- Lập báo cáo tiến độ, chất lượng khối lượng hàng tuần, hàng tháng và báo cáo đột xuất và báo cáo hoàn thành công trình để gửi về văn phòng Tư vấn để tập hợp, lập báo cáo tháng trình Chủ đầu tư.

- Đo đạc xác nhận khối lượng công trình hoàn thành của nhà thầu trong phạm vi theo dõi.

- Xem xét kết hợp với Kỹ sư khối lượng của văn phòng Tư vấn thanh toán hàng tháng và cuối cùng cho từng hợp đồng mình phụ trách.

+ Giám sát khảo sát và liên lạc cộng đồng: chịu sự điều hành trực tiếp từ đội trưởng, là người am hiểu về địa phương, có kiến thức về kỹ thuật và xã hội, giúp cho đội trưởng trong các quan hệ với địa phương. Chúng tôi lựa chọn một nhân sự có bằng cấp đại học, tốt nhất là kỹ sư công nghệ với kinh nghiệm 10 năm trở lên.

+ Các kỹ sư hỗ trợ (trợ lý thử nghiệm vật liệu và trợ lý thanh sát hiện trường)

Là những kỹ sư phải có mặt thường xuyên tại hiện trường hỗ trợ cho các kỹ sư giám sát hiện trường. Chúng tôi đề nghị bổ sung thêm thời gian làm việc cho vị trí này trong trường hợp các gói thầu làm việc đồng thời và mỗi gói thầu làm việc đông thời nhiều mũi..

2.      Quy trình quản lý hợp đồng,  giám sát thiết kế và thi công xây dựng:

2.1 Lưu đồ quy trình quản lý hợp đồng,  giám sát thiết kế và thi công xây dựng:

 

 

 

TT

 

Trách nhiệm

 

NỘI DUNG

 

Ghi Chú

1

Giám đốc /Giám đốc chi nhánh (GĐ)

Tổ chức đội tư vấn quản lý giám sát, thông báo tới chủ đầu tư

 

 

 

2

Chủ nhiệm dự án (CNDA)

Nghiên cứu hợp đồng, lập kế hoạch triển khai nội bộ

 

 

 

3

Chủ nhiệm, Kỹ sư dự án (KSDA)

Lập Kế hoạch thực hiện, đề cương, tổng tiến độ thực hiện dự án

 

 

 

4

Chủ đầu tư (CĐT)

Flowchart: Decision: Phê duyệt

không đạt

 

 

5

Chủ nhiệm, Kỹ sư dự án (KSDA)

không đạt, nhà thầu sửa đổi

Quản lý kế hoạch điều động nhân sự, tiến độ thực hiện của nhà thầu

 

 

6

CĐT+CNDA

Flowchart: Decision: Phê duyệt

 

7

Chủ nhiệm, Kỹ sư dự án (KSDA)

Quản lý  mua sắm vật tư thiết bị của nhà thầu

 

Quản lý Thiết kế bản vẽ thi công

 

 

8

Chủ nhiệm, Kỹ sư dự án (KSDA)

không đạt

không đạt, nhà thầu sửa đổi

Flowchart: Decision: Kiểm tra thiết kế +dự toán

Flowchart: Decision: Phê duyệt

 

 

9

Chủ nhiệm, Kỹ sư dự án (KSDA)

Flowchart: Decision: Phê duyệt

Vận chuyển và tập kết vật tư, thiết bị đến công trường

 

 

10

Chủ đầu tư, Chủ nhiệm, Kỹ sư dự án (KSDA)

 

       
  Flowchart: Decision: Nghiệm thu
 
   

Khởi công xây dựng

Thi công XD

 

 

 

 


 

11

Chủ đầu tư, Chủ nhiệm, Kỹ sư dự án (KSDA)

Quản lý  tiến độ

 

không đạt

không đạt

 

Quản lý  tài chính

 

Quản lý chất lượng

 

 

Thực hiện theo hướng dẫn + Biểu mẫu

12

Chủ đầu tư, Chủ nhiệm, Kỹ sư dự án (KSDA)

Flowchart: Decision: Kiểm tra chứng từ thanh toán

Flowchart: Decision: Nghiệm thu

Flowchart: Decision: Kiểm tra, đôn đốc tiến độ

 

13

Chủ nhiệm, Kỹ sư dự án (KSDA)

 
 

Tổng hợp số liệu thực hiện, lập  báo cáo

 

 

 

 


Thực hiện theo hướng dẫn + Biểu mẫu

14

Chủ đầu tư, Chủ nhiệm, Kỹ sư dự án (KSDA)

Flowchart: Decision: Nghiệm thu các hạng mục và toàn bộ công trình

 
 

 

 

 

 

 

 

 


15

Chủ đầu tư, Chủ nhiệm, Kỹ sư dự án (KSDA)

 

 

 
 

Bàn giao và giúp Khách hàng lưu Hồ sơ - Lập báo cáo hoàn tất

 

 

 

 

 

 

 

 


2.2 Các bước thực hiện:

BƯỚC 1: Tổ chức đội tư vấn quản lý hợp đồng và giám sát chất lượng thi công công trình

·        Người thực hiện        : Giám đốc công ty/ Giám đốc Chi nhánh / Trưởng Phó đoàn TV

·        Thời gian thực hiện  : 1 ngày kể từ ngày Hợp đồng được ký kết với Khách hàng.

·        Nội dung thực hiện  :

-     Trên cơ sở nội dung hợp đồng, Thành lập đội tư vấn quản lý hợp đồng và giám sát thi công gồm: chủ nhiệm dự án (đội trưởng tư vấn)  và các thành viên. Đối với dự án quy mô lớn liên quan đến nhiều chuyên ngành khác nhau phải lập thành các bộ phận tác nghiệp cụ thể trong cơ cấu đội tư vấn (bộ phận kế hoạch, bộ phận kinh tế -hợp đồng, bộ phận kỹ thuật, bộ phận hành chính…).

Sau khi thành lập đội tư vấn, tiến hành thông báo với chủ đầu tư bằng văn bản.

BƯỚC 2: Nghiên cứu hợp đồng và lập kế hoạch thực hiện:

·        Người thực hiện        : Chủ nhiệm dự án.

·        Thời gian thực hiện  : 2 ngày kể từ ngày có Quyết định thành lập Ban QLDA.

·        Nội dung thực hiện  :

-     Nghiên cứu kỹ hợp đồng công ty đã ký với chủ đầu tư để xác định rõ nội dung công việc phải thực hiện, thời hạn hoàn thành và phân công cụ thể quyền hạn, trách nhiệm đến từng bộ phận và  từng thành viên trong Ban QLDA.

-     Lập kế hoạch triển khai công việc.

Bao gồm các việc phải thực hiện từ khâu chuẩn bị kế hoạch thực hiện, thiết kế, mua sắm trang thiết bị,  thi công lắp đặt, cho đến khâu nghiệm thu, bàn giao công trình vào sử dụng. Kế hoạch quản lý dự án được thiết lập trên những thông tin tổng thể về năng lực của nhà thầu: năng lực tài chính, máy móc,  nhân lực, và quy định về thời gian thực hiện dự án.

ü Bản kế hoạch thực hiện có các nội dung như sau:

-     Kế hoạch kiểm tra Hồ sơ thiết kế, dự toán, tổng dự toán xây dựng công trình để Chủ đầu tư phê duyệt.

-     Kế hoạch giám sát thi công.

-     Kế hoạch quản lý hợp đồng.

-     Kế hoạch quản lý thi công: chất lượng, khối lượng, tiến độ, chi phí xây dựng, an toàn lao động và vệ sinh môi trường của dự án.

-     Kế hoạch nghiệm thu và bàn giao công trình đưa vào sử dụng.

-     Kế hoạch lập hồ sơ quyết toán, hoàn công.

Kế hoạch báo cáo, bàn giao tất cả hồ sơ liên quan đến dự án cho chủ đầu tư.

Lưu ýKế hoạch này sẽ được trình Chủ đầu tư  thống nhất trước khi thực hiện hợp đồng.

BƯỚC 3: Lập tổng tiến độ thực hiện dự án

·        Người thực hiện        : Chủ nhiệm dự án và các kỹ sư dự án.

·        Thời gian thực hiện  : 5 ngày kể từ ngày có Quyết định thành lập đội tư vấn

·        Nội dung thực hiện:

Căn cứ vào các nội dung quyết định đầu tư, lập “Tổng tiến độ chi tiết thực hiện dự án” cho phù hợp bắt đầu  từ công tác  thiết kế, mua sắm vật tư trang thiết bị, thi công, lắp đặt thiết bị, cho đến khi nghiệm thu, bàn giao công trình đưa vào sử dụng, lập hồ sơ quyết toán (có tính tới các yếu tố khách quan như dịp nghỉ lễ, thời tiết, tiến độ đền bù giải phóng mặt bằng, tiến độ thi công nguồn cấp điện...).

Lưu ý: Tổng tiến độ chi tiết thực hiện dự án sau khi lập phải được trình Chủ đầu tư phê duyệt làm căn cứ để thực hiện các bước tiếp theo.

BƯỚC 4: Quản lý kế hoạch điều động nhân sự và tiến độ của nhà thầu.

·        Người thực hiện: Chủ nhiệm dự án và các kỹ sư dự án.

·        Thời gian thực hiện  : Bắt đầu ngay sau khi đề cương Tư vấn được chủ đầu tư phê duyệt. Thời gian thực hiện theo Tiến độ thực hiện dự án  đã được phê duyệt.

·        Nội dung thực hiện  :

- Kiểm tra đề xuất nhân sự thực tế của nhà thầu, đề nghị nhà thầu thay đổi nhân sự nếu thấy cần thiết.

- Kiểm tra năng lực của các nhà thầu phụ do nhà thầu chính đề xuất.

- Kiểm tra về tiến độ thiết kế, xây lắp, mua sắm thiết bị của nhà thầu , trên cơ sở đó vạch ra các điểm dừng kỹ thuật làm cơ sở để nghiệm thu và thanh toán cho nhà thầu.

BƯỚC 5:

Gồm 3 công tác chính được thực hiện độc lập- song song nhằm rút ngắn tiến độ thực hiện dự án: Kiểm tra  thiết kế, dự toán - Tổng dự toán; Tiến hành các thủ tục bàn giao mặt bằng;  Kiểm tra danh sách vật tư, thiết bị sẽ mua sắm.

A. KIỂM TRA  THIẾT KẾ, DỰ TOÁN - TỔNG DỰ TOÁN:

·        Người thực hiện        :

-     Chủ nhiệm dự án và các kỹ sư dự án.

·        Thời gian thực hiện  : được bắt đầu ngay sau khi các Nhà thầu Tư vấn giao kết quả thực hiện (Phương án kỹ thuật; Bản vẽ thiết kế; Hồ sơ dự toán,…)

·        Nội dung thực hiện:

-     Đối với các gói thầu EPC có bao gồm công tác khảo sát địa hình, địa chất và địa chất thuỷ văn,  Nhà thầu cần lập phương án trình phê duyệt trước khi thực hiện, Tư vấn phải thực hiện các nội dung sau:

+ Giúp Chủ đầu tư đề ra nhiệm vụ khảo sát

+ Kiểm tra phương án, đề cương khảo sát do Nhà thầu lập ra, trình chủ đầu tư phê duyệt

+ Giám sát quá trình thực hiện khảo sát của nhà thầu, giám sát việc cắm mốc đo đạc

+ Kiểm tra, giúp Chủ đầu tư phê duyệt báo cáo kết quả khảo sát.

-     Đối với công tác thiết kế bản vẽ thi công của nhà thầu:

                 + Các căn cứ kỹ thuật để kiểm tra:

                    Dựa trên thiết kế cơ sở và dự án đã được phê duyêt

                    Dựa trên các yêu cầu kỹ thuật chung của hợp đồng thiết kế - thi công xây lắp

                    Dựa trên các yêu cầu kỹ thuật riêng của hợp đồng.

                    Dựa trên các tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành của Việt Nam.

                  + Đề ra phân đoạn thiết kế để Nhà thầu thực hiện và kiểm tra dứt điểm các hạng mục cần thi công trước để đẩy nhanh thời gian khởi công thi công.

                 + Chuẩn bị báo cáo thẩm  tra thiết kế, trình chủ đầu tư phê duyệt (trong trường hợp thuộc phạm vi chức trách).

                 + Kiểm tra dự toán kèm theo thiết kế để làm cơ sở hướng dẫn nhà thầu phân đợt thanh toán (lập đề xuất điểm dừng kỹ thuật).

B. TIẾN HÀNH CÁC THỦ TỤC BÀN GIAO MẶT BẰNG:

·        Người thực hiện        :  Chủ nhiệm và các kỹ sư dự án phối hợp cùng chủ đầu tư

·        Thời gian thực hiện  : được bắt đầu ngay sau khi hợp đồng Tư vấn được ký kết

·        Nội dung thực hiện:

-     Tham gia vào các buổi họp bàn giao mặt bằng, lập các biên bản bàn giao mặt bằng. Cùng các bên tiến hành kiểm tra mốc, cắm thêm mốc nếu cần thiết.

C. KIỂM TRA DANH SÁCH VẬT TƯ, THIẾT BỊ TRƯỚC KHI TẬP KẾT ĐẾN CÔNG TRƯỜNG:

·        Người thực hiện        :  Các kỹ sư dự án

·        Thời gian thực hiện  : được bắt đầu ngay sau khi hợp đồng Tư vấn được ký kết và tiến hành  trong quá trình rà soát thiết kế bản vẽ thi công của nhà thầu .

·        Nội dung thực hiện:

-     Kiểm tra, kiểm soát thống kê vật tư, thiết bị về chủng loại, số lượng, xuất xứ, catalog, chứng nhận chất lượng …

-     Xem xét các đề xuất thay đổi của nhà thầu, đưa ra các hướng giải quyết, trình chủ đầu tư quyết định

BƯỚC 6: TIẾN HÀNH KHỞI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

·        Người thực hiện        :  Giám đốc dự án, các kỹ sư dự án

·        Thời gian thực hiện  : Tiến hành bắt đầu ngay sau khi đã có giấy phép xây dựng và lựa chọn được Nhà thầu thi công.

·        Nội dung thực hiện  :

-     Xem xét, tập hợp đầy đủ tính pháp lý và các điều kiện để tổ chức khởi công. Bao gồm

1.      Quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình, từng dự án thành phần hoặc tiểu dự án của cấp có thẩm quyền.

2.      Các văn bản về cấp đất, bàn giao mặt bằng.

3.      Văn bản  chấp thuận  của các cơ quan quản lý chuyên ngành có thẩm quyền về việc cho phép sử dụng công trình kỹ thuật bên ngoài hàng rào :

-          Cấp điện;

-          Sử dụng nguồn nước;

-          Khai thác nước ngầm;

-          Khai thác khoáng sản, khai thác mỏ;

-          Thoát nước ( đấu nối vào hệ thống nước thải chung);

-          Đường giao thông bộ, thuỷ;

-          An toàn  của đê (công trình chui qua đê, gần đê, trong phạm vi bảo vệ đê …);

-          An toàn giao thông (nếu có).

3.      Hợp đồng (ghi số, ngày, tháng của hợp đồng) giữa Chủ đầu tư với Nhà thầu t­ư vấn thực hiện khảo sát xây dựng, thiết kế, nhà thầu thi công xây dựng chính, giám sát thi công xây dưng, kiểm định chất l­ượng, kiểm tra và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng và cũng như hợp đồng giữa nhà thầu chính (tư vấn, thi công xây dựng) và các nhà thầu phụ (tư vấn, thi công xây dựng).

4.      Các tài liệu chứng minh điều kiện năng lực của nhà thầu tư vấn, nhà thầu thi công xây dựng kể cả các nhà thầu nước ngoài (thiết kế xây dựng, thi công xây dựng, giám sát thi công xây dưng, kiểm tra và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng...)

5.      Kết quả thẩm định thiết kế cơ sở của cấp có thẩm quyền phê duyệt kèm theo phần thiết kế cơ sở theo qui định.

6.      Kết quả thẩm định và phê duyệt thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công của chủ đầu tư kèm theo hồ sơ thiết kế theo qui định;

Giúp Chủ đầu tư tổ chức lễ khởi công.

BƯỚC 7:

Gồm 3 công tác chính được thực hiện song song, liên quan chặt chẽ với nhau nhằm rút ngắn tiến độ và quản lý hiệu quả dự án: Quản lý tài chính; Quản lý chất lượng; Quản lý tiến độ.

A. QUẢN LÝ TÀI CHÍNH:

·        Người thực hiện        :  Giám đốc dự án và các kỹ sư dự án.

·        Thời gian thực hiện  : Bắt đầu tiến hành ngay sau khi Chủ đầu tư ký hợp đồng với các Nhà thầu. Kết thúc khi hợp đồng được thanh lý.

·        Nội dung thực hiện:

-     Trên cơ sở hợp đồng giữa Chủ đầu tư và Nhà thầu để đôn đốc, kiểm tra, giám sát khối lượng thực hiện  của Nhà thầu.

-     Lập báo cáo định kỳ với Chủ đầu tư về tình hình thực hiện hợp đồng của Nhà thầu.

-     Theo dõi thống kê, tổng hợp các vi phạm hợp đồng của Nhà thầu kèm theo những tổn hại và đề xuất biện pháp xử lý trình Chủ đầu tư quyết định.

-     Kiểm tra, thống kê các khiếu nại của Nhà thầu về hợp đồng, các phát sinh, tìm rõ nguyên nhân, đề xuất biện pháp giải quyết và trình Chủ đầu tư quyết định.

-     Thực hiện tạm ứng, nghiệm thu, thanh toán, quyết toán các hợp đồng đã ký kết: sau khi tập hợp đầy đủ hồ sơ theo quy định hiện hành, trình và yêu cầu Chủ đầu tư thanh toán cho Nhà thầu bằng văn bản.

B. QUẢN LÝ, GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG THI CÔNG:

Người thực hiện  :  Các kỹ sư giám sát.

·        Thời gian thực hiện  : Bắt đầu tiến hành ngay khi Khởi công và Nhà thầu bắt đầu thi công xây dựng-Kết thúc thực hiện sau khi bàn giao công trình đưa vào sử dụng.

·        Nội dung thực hiện  :

-     Căn cứ vào hợp đồng giữa Chủ đầu tư và Nhà thầu, bản vẽ thiết kế thi công  mà Chủ đầu tư đã phê duyệt, thực hiện công tác giám sát chất lượng,

-     Tiến hành các thủ tục kiểm tra nghiệm thu theo quy định

-     Kiểm tra và đôn đốc nhà thầu thực hiện tốt an toàn lao động và đảm bảo môi trường

C. QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ 

Người thực hiện  :  Giám đốc dự án, các kỹ sư giám sát.

·        Thời gian thực hiện  : Bắt đầu tiến hành ngay khi Khởi công và Nhà thầu bắt đầu thi công xây dựng-Kết thúc thực hiện sau khi bàn giao công trình đưa vào sử dụng.

·        Nội dung thực hiện  :

   Bao gồm các công tác: Kiểm tra việc lập tiến độ của nhà thầu, đôn đốc nhà thầu thực hiện theo đúng tiến độ, điều chỉnh lại tiến độ cho đúng thực tế

    Duy trì các cuộc họp giao ban, kiểm điểm tình hình thực hiện tiến độ.

BƯỚC 8: TỔNG HỢP SỐ LIỆU THỰC HIỆN  BÁO CÁO:

·         Người thực hiện       :  Chủ nhiệm dự án và các kỹ sư dự án.

·        Thời gian thực hiện  : Tiến hành định kỳ khi dự án bắt đầu triển khai cho đến khi kết thúc.

·        Nội dung thực hiện  :

-     Thường xuyên cập nhật, theo dõi, tổng hợp số liệu và lưu trữ các tài liệu  liên quan đến công tác giám sát chất lượng, tiến độ ., tài chính....

Chuẩn bị các báo cáo định kỳ và đột xuất trình chủ đầu tư

BƯỚC 9: NGHIỆM THU VÀ BÀN GIAO CÔNG TRÌNH ĐƯA VÀO SỬ DỤNG

·        Người thực hiện        :  Các kỹ sư dự án, kỹ sư giám sát và giám đốc dự án.

·        Thời gian thực hiện  : Bắt đầu thực hiện ngay sau khi nhà thầu thi công công trình đã hoàn thành toàn bộ xây lắp.

·        Nội dung thực hiện  :

-     Thu thập, kiểm tra toàn bộ hồ sơ pháp lý và các điều kiện để nghiệm thu công trình đưa vào sử dụng theo quy định hiện hành.

-     Cùng Chủ đầu tư chủ trì nghiệm thu, bàn giao công trình đưa vào sử dụng.

Tiến hành Bàn giao toàn bộ Hồ sơ liên quan đến quá trình bắt đầu thực hiện dự án đến khi kết thúc dự án cho chủ đầu tư .

3.      Nhiệm vụ cụ thể :

3.1 Nhiệm vụ:

3.1.1 Xem xét và hướng dẫn các vấn đề về khảo sát, thiết kế kỹ thuật thi công:

Bao gồm từ việc hướng dẫn, việc phê duyệt nhiệm vụ Khảo sát, các phương án kỹ thuật, kiểm tra, nghiệm thu báo cáo kết quả khảo sát và xem xét quyết định việc bổ xung nội dung nhiệm vụ khảo sát.

Xem xét thiết kế kỹ thuật thi công của nhà thầu trên cơ sở phù hợp với:

§  Dự án đầu tư xây dựng công trình.

§  Thiết kế cơ sở.

§  Điều kiện kỹ thuật chung và riêng của hợp đồng.

§  Các quy chuẩn tiêu chuẩn của Việt Nam và nước ngoài có liên quan.

Tổ chức việc thẩm định, phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công, xác lập tính pháp lý của sản phẩm thiết kế thông qua việc xác nhận bằng chữ ký và con dấu. Xem xét bản vẽ thiết kế kỹ thuật thi công, các đề xuất của Nhà thầu về vật liệu, vật tư thiết bị trong quá trình thiết kế chi tiết, tư vấn cho Chủ dự án các thay đổi so với tài liệu mời thầu để Chủ dự án cân nhắc và phê duyệt.

Xem xét Tổng tiến độ thi công do Nhà thầu lập và góp ý cho việc điều chỉnh tiến độ thi công cho hợp lý, đúng thực tế sẽ diễn ra tại hiện trường.

Đồng ý với nhà thầu về các hệ thống đo đạc đối với các chứng chỉ tạm thời và thực hiện các tính toán và các phép đo cần thiết.

3.1.2 Quản lý hợp đồng và giám sát thi công:

§  Kiểm tra các điều kiện cần và đủ để Nhà thầu có thể tiến hành khảo sát theo quy định tại các điều luật. Thực hiện việc giám sát công tác khảo sát xây dựng cho đến thời điểm kết thúc

§  Kiểm tra các điều kiện khởi công công trình tại điều 72 của Luật Xây dựng.

§  Kiểm tra sự phù hợp năng lực của Nhà thầu thi công với Hồ sơ dự thầu và hợp đồng Xây dựng.

§  Xem xét các đề xuất công việc của Nhà thầu, các bản vẽ triển khai thi công do nhà thâu lập cần thiết trong hợp đồng, cố vấn thay đổi nếu cần thiết và thông qua các đề xuất đặt ra.

§  Xem xét các chương trình làm việc của Nhà thầu, và khi cần thiết, đòi hỏi viết lại các công trình này để tính đến hiện trạng của công trình và đảm bảo sự gắn bó với lịch trình xây dựng.

§  Xem xét Tổng tiến độ thi công và biện pháp thi công chi tiết do Nhà thầu lập và góp ý cho việc điều chỉnh biện pháp, tiến độ thi công cho hợp lý, đúng thực tế sẽ diễn ra tại hiện trường.

§  Đồng ý với nhà thầu về các hệ thống đo đạc đối với các chứng chỉ tạm thời và thực hiện các phép đo cần thiết và tính toán.

§  Tư vấn cho Chủ Dự án đề ra hệ thống văn bản nghiệm thu và hồ sơ pháp lý của Hợp đồng theo các quy định hiện hành của Việt Nam và Ngân hàng thế giới. Thống nhất với Nhà thầu và thực hiện hoàn tất các văn bản này.

§  Dựa trên các điều kiện Hợp đồng và đệ trình chi tiết của Nhà thầu để xem xét và đề xuất với Chủ dự án các phát sinh hợp lý từ phía Nhà thầu về gia hạn thời gian, bổ sung công việc và phát sinh chi phí.

§  Trong trường hợp có điều chỉnh Hợp đồng giữa Chủ dự án và Nhà thầu (Khi có sự thay đổi lớn về Hạng mục công trình) Tư vấn sẽ chuẩn bị các văn bản cần thiết  và cùng với Chủ đầu tư đàm phán với Nhà thầu để đưa ra được các Biên bản bổ sung Hợp đồng

§  Thông qua các ứng viên giám sát tại hiện trường thường xuyên giám sát các hoạt động hàng ngày của Nhà thầu từ giai đoạn khảo sát,  để đảm bảo chất lượng công việc và tuân thủ theo Hợp đồng

§  Giải quyết và xử lý các vấn đề về kỹ thuật trên hiện trường.

§  Duy trì các nhật ký làm việc chi tiết, ảnh chụp và các tài liệu văn bản khác liên quan tới các sự kiện và hoạt động trên hiện trường.

§  Yêu cầu ghi biên bản các buổi họp định kỳ giữa các bên của Hợp đồng tại hiện trường.

§  Chỉ ra loại và tần suất yêu cầu kiểm tra tại chỗ, kiểm tra thiết bị cần được sử dụng hoặc lắp đặt trong công trình trước khi kết hợp.

§  Kiểm tra các phần đã hoàn tất của công trình xem có tuân thủ Hợp đồng hay không và nói chung, đảm bảo kết cấu và cơ sở trang thiết bị cuối cùng phù hợp với nội dung của Hợp đồng.

§  Sắp đặt và duy trì thông tin liên lạc, lưu giữ tài liệu và hệ thống phục hồi để ghi lại tất cả các trao đổi thông tin liên lạc giữa các bên liên quan của Hợp đồng, tất cả các phép đo, chi tiết kiểm soát chất lượng và các thay đổi đối với công trình khi xảy ra.

§  Giám sát việc lưu giữ hồ sơ, việc chuẩn bị các bản vẽ và tài liệu văn bản bao gồm sự thông qua các tài liệu do nhà thầu soạn, thông qua các cẩm nang vận hành và bảo dưỡng của cơ sở trang thiết bị đã hoàn thành, và tư vấn đào tạo cho nhân viên sẽ vận hành cơ sở trang thiết bị.

§  Kiểm tra các cơ sở trang thiết bị được chấp thuận theo hợp đồng.

§  Chuẩn bị và lập báo cáo tiến độ định kỳ hàng quý cho Hợp đồng dưới dạng có thể chấp nhận được đối với Ngân hàng và Chủ dự án. Các báo cáo này phải bao gồm chi tiết tối thiểu tình hình về tiến độ, chất lượng và tài chính của Hợp đồng, chi tiết trì hoãn và ảnh hưởng ngân sách của từng vấn đề cụ thể kèm theo gợi ý các giải pháp.

§  Thực hiện các công việc nghiệm thu cuối cùng công trình và kiến nghị các vấn đề về chứng chỉ hoàn thành .

§  Kiểm tra, xác nhận các tài khoản chính xác từng đợt để thanh toán cho Nhà thầu và việc quyết toán cuối cùng.

§  Chuẩn bị, lập báo cáo hoàn thành dưới dạng có thể chấp nhận được đối với Ngân hàng và Chủ dự án.

§  Tư vấn cho Chủ dự án về phương diện thủ tục kèm theo việc yêu cầu tòa án phân xử tranh chấp liên quan đến công trình.

§  Cung cấp các dịch vụ chuyên môn hóa khác khi cần thiết và khi có thỏa thuận.

§  Chịu trách nhiệm trước pháp luật khi nghiệm thu không đảm bảo chất lượng làm sai lệch kết quả nghiệm thu, nghiệm thu khối lượng không đúng, sai thiết kế và các hành vi vi phạm khác.

3.2 Cách tiếp cận tổng quát để tiến hành các dịch vụ tư vấn

Cách tiếp cận tổng quát của chúng tôi được dựa trên các kinh nghiệm về quản lý hợp đồng và giám sát thi công xây dựng đã nhiều năm nay của các chuyên gia tư vấn của công ty, dựa trên các quy định hiện hành của Việt Nam

Công tác quản lý hợp đồng và giám sát thi công là phải làm sao cho công trình bảo đảm chất lượng, tiến độ và đảm bảo chi tiêu hợp lý, theo đúng các tiêu chí của Chủ dự án. Đối với công trình cấp nước, còn phải đạt được mục tiêu phục vụ cộng đồng dân cư trong khu vực dự án.

Công việc quản lý xây dựng và giám sát đặc trưng bởi sự tham gia của nhiều chuyên gia có kinh nghiệm và có chuyên ngành khác nhau. Trong hợp đồng này, các chuyên gia cần có cả kinh nghiệm về quản lý, kinh tế, thiết kế, khảo sát, kiểm tra chất lượng vật tư vật liệu, lắp đặt thi công, hiệu chỉnh, kiểm tra chạy thử và nghiệm thu.

Một trong những yêu cầu quan trọng đối với Tư vấn giám sát là tính trung thực và khách quan với tiêu chí đảm bảo quyền lợi của Chủ đầu tư, Tư vấn sẽ luôn luôn coi trọng ý kiến từ phía Chủ đầu tư. Tham mưu cho Chủ đầu tư trong trường hợp cần có những quyết định quan trọng. Trong trường hợp cần có các quyết định kịp thời trên hiện trường, Tư vấn sẽ phải chủ động đưa ra các biện pháp sử lý và chịu trách nhiệm về các quyết định của mình, đồng thời báo cáo ngay cho Chủ đầu tư

Trong công việc quản lý Hợp đồng và giám sát thiết kế, thi công. Tư vấn sẽ quan tâm đến các nội dung chính như sau:

-         Quản lý chất lượng, bao gồm cả biện pháp thi công.

-         Quản lý tiến độ, kế hoạch.

-         Quản lý các rủi ro, an toàn lao động và phòng chống cháy nổ, vệ sinh môi trường.

-         Quản lý chi phí, khối lượng

Sau đây, chúng tôi sẽ trình bày chi tiết về các vấn đề nói trên.

 

 

 

- Quản lý chất lượng

Quản lý chất lượng, theo các thông lệ của Việt Nam (cũng tương tự như của quốc tế), bao gồm lập kế hoạch chất lượng, áp dụng các văn bản pháp quy và kiểm soát chất lượng. Tư vấn sẽ tiến hành các công việc sau đây:

Lập kế hoạch chất lượng:

Chuẩn bị thực hiện công việc giám sát, Tư vấn sẽ xác định toàn bộ các văn bản pháp quy cần tham chiếu, lập các mẫu biểu cần có và xây dựng toàn bộ quy trình giám sát.

Áp dụng các văn bản pháp quy:

Dựa trên các văn bản pháp quy hiện hành, cùng với các tiêu chuẩn về chất lượng đối với  công việc thiết kế và thi công, Tư vấn sẽ soạn thảo ra quy trình quản lý hợp đồng  và giám sát chất lượng thi công xây dựng.   Hệ thống văn bản pháp quy, tiêu chuẩn của Việt nam  liên quan đến quản lý hợp đồng và chất lượng công trình xây dựng có thể tóm lược theo sơ đồ sau đây:

 

 
 
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


                            

 

 

Hệ thống các biên bản, biểu mẫu áp dụng trong các tình huống sử lý hiện trường, nghiệm thu các bước sẽ được thiết lập trong bước này và thống nhất với chủ đầu tư, nhà thầu trước khi ban hành.

Kiểm soát chất lượng:

Đây là công việc luôn phải tiến hành thường xuyên trong các khâu:

- Thiết kế bản vẽ thi công (kiểm tra sự phù hợp với thiết kế cơ sở, tài liệu hợp đồng và các tiêu chuẩn hiện hành.)

- Mua sắm vật tư thiết bị (so sánh với các yêu cầu trong hồ sơ hợp đồng, kiểm tra chứng nhận chất lượng và chứng nhận xuất xứ).

- Thi công xây lắp (so sánh với thiết kế, đo đếm, thử mẫu, kiểm tra chạy thử không tải, có tải).

- Quản lý tiến độ:

Các dự án xây dựng dù ngắn ngày hay dài ngày cũng đều rất khó đảm bảo được tiến độ thực tế ăn khớp với tiến độ vạch ra từ đầu do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan.

Nếu dự án bị kéo dài, sẽ ảnh hưởng tới rất nhiều đối tượng và việc giải quyết giải ngân gặp nhiều trở ngại. Chính vì lẽ đó, khi lập tổng tiến độ xây lắp công trình cần phải lường trước tất cả những sự kiện có thể xảy ra để tiên liệu đủ thời gian thực hiện công việc.

Sau bước lập tổng tiến độ thi công, Tư vấn sẽ yêu cầu Nhà thầu đưa ra các tiến độ cho các công việc chi tiết, trên cơ sở đó, tư vấn giám sát sẽ  góp ý để điều chỉnh tiến độ chi tiết cho phù hợp và đảm bảo tiến độ chung, dự trên các tiến độ chi tiết hàng tuần, hàng tháng mà Tư vấn sẽ thực hiện việc đôn đốc, nhắc nhở Nhà thầu .

Ở các bước tiếp theo trong suốt quá trình thi công, Tư vấn sẽ luôn luôn giám sát so sánh tiến độ thực tế với tiến độ trên kế hoạch, nhắc nhở nhà thầu điều chỉnh biện pháp thi công, điều chỉnh trình tự tiến hành công việc để đảm bảo tiến độ vạch ra.

- Quản lý các rủi ro

Các rủi ro của dự án có thể là những vấn đề gây ra các tác động xấu đến mục tiêu của dự án. Khi dự án có quá nhiều các ước tính hoặc các giả định sẽ dẫn đến nhiều rủi ro. Có thể có một số giả định nhưng phải hợp lý và không gây ra trục rặc nếu xẩy ra. Chúng tôi nhận thấy các rủi ro có thể chia ra thành các loại:

Rủi ro bên trong:

Những rủi ro này xảy ra vì lý do chủ quan, ví dụ lập tiến độ thi công không hợp lý, kế hoạch tập trung vật tư thiết bị không khả thi, hoặc tính toán thiếu khối lượng thi công v.v...Tuy nhiên, những rủi ro này có thể kiểm soát được.

Rủi ro khách quan:

Những rủi ro này xẩy ra ngoài dự kiến, thậm chí không thể kiểm soát được, ví dụ thiên tai, thời tiết, biến động giá xăng dầu, sắt thép..và thường tác động đến rất nhiều bên liên quan.

Chính vì thấy được những loại rủi ro có thể xẩy ra cho Dự án, chúng tôi đề ra một loạt các biện pháp chuyên môn để xác định rủi ro và giảm thiểu như sau:

- Liệt kê bảng các rủi ro và biện pháp kiểm tra phát hiện và cách khắc phục,

- Đưa ra các bài học kinh nghiệm từ dự án trước,

- Dự trù các nguồn bổ sung hỗ trợ (vật tư, nhân lực, vốn...)

- Rà soát thường xuyên kế hoạch chất lượng,

- Mời các chuyên gia giỏi góp ý cho kế hoạch và biện pháp

- Đánh giá năng lực chuyên môn của cán bộ chuyên môn

Một biện pháp nữa trong việc hạn chế rủi ro là chúng tôi sẽ lập kế hoạch dự phòng. Trong bản kế hoạch này sẽ đề ra những giải pháp thay thế cho dự án, ví dụ như thay thế thiết bị thi công, biện pháp thi công, thay thế nhân lực có tay nghề cao hơn để thực hiện v.v...  Kế hoạch dự phòng cần có sự đồng ý của Chủ đầu tư trước khi thực thi.

 

- Quản lý khối lượng, chi phí

Quản lý chi phí là một khâu rất quan trọng của Dự án. Trong quá trình thực thi dự án, dễ xảy ra việc phát sinh chi phí do chậm tiến độ, tăng giá vật tư thiết bị, gia cố nền móng... vì vậy sẽ cần xác định những lý do nào được chấp thuận theo những điều kiện hợp đồng và cho phép điều chỉnh, những lý do nào không được chấp thuận và buộc Nhà thầu thi công phải tuân thủ.

Để quản lý tốt chi phí, ngay từ khi bắt đầu triển khai hợp đồng thi công, các tiên lượng chi tiết do Nhà thầu đề xuất trong Hợp đồng được rà soát và quy về Tổng chi phí dự án. Trên cơ sở khối lượng công việc, Tư vấn sẽ lập ra biểu các bước dừng kỹ thuật, làm tiêu chí để đánh giá về khối lượng công việc đã đạt được (tính theo %) , trình chủ đầu tư, trình các cơ quan kiểm soát chi phê duyệt. Việc thanh toán cho Nhà thầu căn cứ vào biểu này.

Các khối lượng do nhà thầu thực hiện sẽ được đo đạc và tính toán cẩn thận theo đúng quy định hiện hành để đảm bảo thanh toán với nhà thầu được chính xác.

Đối với các công việc phát sinh, Tư vấn sẽ căn cứ trên quyết định của chủ đầu tư và đơn giá đã quy định trong Hợp đồng để tính toán và đề xuất.

Tư vấn sẽ lập Bảng theo dõi dòng tiền và căn cứ vào Hợp đồng sẽ đề xuất kế hoạch tạm ứng – thanh toán cho nhà thầu xây dựng. Bảng theo dõi dòng tiền cho Hợp đồng luôn được cập nhật theo khối lượng nghiệm thu cụ thể mà nhà thầu đã thực hiện và được báo cáo định kỳ cho Chủ Đầu tư.

3.3 Đề xuất các biện pháp cụ thể để nâng cao chất lượng cho Dự án:

- Tư vấn sẽ yêu cầu Nhà thầu phải đệ trình kế hoạch thực hiện các công việc ngay sau ngày có hiệu lực của Hợp đồng thi công, trong đó Tư vấn sẽ lưu ý Nhà thầu các công tác: thực hiện các công trình tạm, phương án cấp điện phục vụ thi công và khai thác lâu dài, thi công các hạng mục công trình theo thứ tự ưu tiên: Khu khai thác nguồn nước thô -Khu xử lý-Mạng lưới: tiến hành lắp đường ống chuyền tải, nếu điều kiện cho phép thì thi công song song với đường ống phân phối dịch vụ để rút ngắn thời gian thi công.

- Trong thời gian chuẩn bị giám sát, Tư vấn sẽ tiến hành lập sổ tay quản lý chất lượng. Đây là tài liệu tổng hợp các quy định quản lý chất lượng theo thông tư của Bộ Xây dựng cùng với các chi tiết khác, bao gồm:

+ Về mặt thiết kế: quy định quy cách bản vẽ, khung tên, danh mục tài liệu tham chiếu và số lượng bản vẽ (tối thiểu), các tiêu chuẩn thiết kế cần áp dụng.

+ Về mặt thi công: quy định tiêu chuẩn kỹ thuật thi công xây dụng cần áp dụng, số lượng các mẫu thử, biểu mẫu nghiệm thu, v.v…

- Kiểm tra bản vẽ thiết kế kỹ thuật thi công:

 Đây là khâu quan trọng đầu tiên. Đó là xuất phát điểm cho các công đoạn tiếp theo trong quá trình thực thi dự án. Để làm tốt việc này, TVGS bám sát nội dung hồ sơ mời thầu (HSMT) và Hợp đồng kinh tế (HĐKT) giữa Chủ dự án và Nhà thầu, để kiểm tra, rà soát bản vẽ một cách thận trọng, tránh các sai sót.

Những sai sót dễ mắc phải trong Thiết kế kỹ thuật thi công là:

- Không phát hiện ra các bất hợp lý trong thiết kế cơ sở về dây chuyền công nghệ xử lý nước, dẫn đến thiết kế chi tiết bất hợp lý trong dây chuyền xử lý nước.

+ Bỏ sót các hộ đã có cam kết sử dụng nước khi thiết kế chi tiết mạng dịch vụ.

+ Bố trí mạng phân phối không an toàn về thuỷ lực (sử dụng nhiều mạng cụt, xương cá, đấu nối trưc tiếp nhiều hộ tiêu thụ vào tuyến ống chuyển tải).

- Kiểm tra chất lượng vật tư trước khi đưa vào lắp đặt tại công trình:

Bằng kinh nghiệm giám sát, Tư vấn sẽ kiểm tra kỹ xuất xứ và chứng nhận chất lượng của các loại vật tư, thiết bị máy móc khi Nhà thầu đưa tới công trình và kiên quyết đề nghị đưa ra khỏi công trường các loại vật tư, thiết bị không đạt yêu cầu.

-   Giám sát an toàn lao động trên công trường xây dựng

   + Tư vấn có trách nhiệm nhắc nhở Nhà thầu thi công xây dựng lập các biện pháp an toàn cho người và công trình trên công trường xây dựng.

  + Các biện pháp an toàn, nội quy về an toàn phải được thể hiện công khai trên công trường xây dựng để mọi người biết và chấp hành. Ở những vị trí nguy hiểm trên công trường, nhắc nhở nhà thầu  bố trí người hướng dẫn, cảnh báo đề phòng tai nạn. Khi phát hiện có vi phạm về an toàn lao động thì phải đình chỉ thi công xây dựng. 

   + Nhắc nhở nhà thầu xây dựng về trách nhiệm đào tạo, hướng dẫn, phổ biến các quy định về an toàn lao động. Đối với một số công việc yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thì người lao động phải có giấy chứng nhận đào tạo an toàn lao động.

  + Kiểm tra  các trang bị bảo hộ lao động, an toàn lao động cho người lao động của nhà thầu thi công

 -  Lập và lưu giữ các biên bản nghiệm thu, biên bản giải quyết hiện trường, các báo cáo:

Các biên bản nghiệm thu sẽ được lập trong các giai đoạn chính như sau:

   +  Nghiệm thu kết quả Khảo sát công trình .

   + Nghiệm thu Thiết kế xây dựng công trình

   +  Nghiệm thu bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn  thi công xây dựng, các biên bản nghiệm thu lắp đặt thiết bị tĩnh và động.

   + Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình xây dựng, công trình xây dựng đưa vào sử dụng.

Ngoài ra, Tư vấn giám sát sẽ phải thực hiện các yêu cầu của chủ đầu tư và Nhà Tài trợ (IDA) về việc thực hiện các báo cáo định kỳ, các báo cáo đột xuất khi có yêu cầu và báo cáo hoàn thành thực thi dự án,

3.7. Cùng với những công tác này, Tư vấn sẽ tổ chức các cuộc họp giao ban thường kỳ và đột xuất  với sự tham gia của Chủ đầu tư, Tư vấn, Nhà thầu, trong đó chủ trì bởi chủ đầu tư. Các cuộc họp này này là nơi trao đổi thông tin nhắc nhở thường kỳ công tác thi công giám sát và nghiệm thu, vấn đề chuyên môn có liên quan đến công việc, tạo sự thống nhất chung trước khi ra quyết định thực hiện.

 

III.      QUY TRÌNH QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG

1.      Tổ chức quản lý chất lượng:

1.1 Tổ chức quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình

1. Quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình bao gồm:

- Các hoạt động quản lý chất lượng của nhà thầu thi công xây dựng;

- Giám sát thi công xây dựng công trình và nghiệm thu công trình xây dựng của chủ đầu tư;

- Giám sát tác giả của nhà thầu thiết kế xây dựng công trình.

1.2 Quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình của nhà thầu

Nhà thầu thi công xây dựng công trình phải có hệ thống quản lý chất lượng để thực hiện nội dung quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình  được  quy định tại Điều 19, Điều 20 của Nghị định 209/2004/NĐ-CP.

1. Nội dung quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình của nhà thầu:

a) Lập hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với yêu cầu, tính chất, quy mô công trình xây dựng, trong đó quy định trách nhiệm của từng cá nhân, bộ phận thi công xây dựng công trình trong việc quản lý chất lượng công trình xây dựng;

b) Thực hiện các thí nghiệm kiểm tra vật liệu, cấu kiện, vật tư, thiết bị công trình, thiết bị công nghệ trước khi xây dựng và lắp đặt vào công trình xây dựng theo tiêu chuẩn và yêu cầu thiết kế;

c) Lập và kiểm tra thực hiện biện pháp thi công, tiến độ thi công;

d) Lập và ghi nhật ký thi công xây dựng công trình theo quy định;

đ) Kiểm tra an toàn lao động, vệ sinh môi trường bên trong và bên ngoài công trường;

e) Nghiệm thu nội bộ và lập bản vẽ hoàn công cho bộ phận công trình xây dựng, hạng mục công trình xây dựng và công trình xây dựng hoàn thành;

g) Báo cáo chủ đầu tư về tiến độ, chất lượng, khối lượng, an toàn lao động và vệ sinh môi trường thi công xây dựng theo yêu cầu của chủ đầu tư;

h) Chuẩn bị tài liệu làm căn cứ nghiệm thu theo quy định tại Điều 24, Điều 25, Điều 26 của NĐ 209 và lập phiếu yêu cầu chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu.

2. Nhà thầu thi công xây dựng công trình phải chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và pháp luật về chất lượng công việc do mình đảm nhận; bồi thường thiệt hại khi vi phạm hợp đồng, sử dụng vật liệu không đúng chủng loại, thi công không bảo đảm chất  lượng hoặc gây hư hỏng, gây ô nhiễm môi trường và các hành vi khác gây ra thiệt hại.

1.3 Quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình của tổng thầu

1. Tổng thầu thực hiện việc quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình theo quy định tại khoản 1 Điều 19 của NĐ 209.

2. Tổng thầu thực hiện việc giám sát chất lượng thi công xây dựng công trình theo quy định tại khoản 1 Điều 21 của NĐ 209 đối với nhà thầu phụ.

3. Tổng thầu phải chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và pháp luật về chất lượng công việc do mình đảm nhận và do các nhà thầu phụ thực hiện; bồi thường thiệt hại khi vi phạm hợp đồng, sử dụng vật liệu không đúng chủng loại, thi công không bảo đảm chất lượng hoặc gây hư hỏng, gây ô nhiễm môi trường và các hành vi vi phạm khác gây ra thiệt hại.

4. Nhà thầu phụ phải chịu trách nhiệm trước tổng thầu về chất lượng phần công việc do mình đảm nhận.    

2.      Giám sát thi công

2.1 Giám sát chất lượng thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư

Đơn vị Tư vấn giám sát phải tổ chức giám sát thi công xây dựng công trình theo nội dung quy định tại Điều 21 của NĐ 209 và tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng

1. Nội dung giám sát chất lượng thi công xây dựng công trình của TVGS:

a) Kiểm tra các điều kiện khởi công công trình xây dựng theo quy định tại Điều 72 của Luật Xây dựng;

b) Kiểm tra sự phù hợp năng lực của nhà thầu thi công xây dựng công trình với hồ sơ dự thầu và hợp đồng xây dựng, bao gồm:

- Kiểm tra về nhân lực, thiết bị thi công của nhà thầu thi công xây dựng công trình đưa vào công trường;

- Kiểm tra hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu thi công xây dựng công trình;

- Kiểm tra giấy phép sử dụng các máy móc, thiết bị, vật tư có yêu cầu an toàn phục vụ thi công xây dựng công trình;

- Kiểm tra phòng thí nghiệm và các cơ sở sản xuất vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng phục vụ thi công xây dựng của nhà thầu thi công xây dựng công trình.

c) Kiểm tra và giám sát chất lượng vật tư, vật liệu và thiết bị lắp đặt vào công trình do nhà thầu thi công xây dựng công trình cung cấp theo yêu cầu của thiết kế, bao gồm:

- Kiểm tra giấy chứng nhận chất lượng của nhà sản xuất, kết quả thí nghiệm của các phòng thí nghiệm hợp chuẩn và kết quả kiểm định chất lượng thiết bị của các tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận đối  với  vật  liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình trước khi đưa vào xây dựng công trình;

- Khi nghi ngờ các kết quả kiểm tra chất lượng vật liệu, thiết bị lắp đặt vào công trình do nhà thầu thi công xây dựng cung cấp thì TVGS thực hiện kiểm tra trực tiếp vật tư, vật liệu và thiết bị lắp đặt vào công trình xây dựng.

d) Kiểm tra và giám sát trong quá trình thi công xây dựng công trình, bao gồm:

- Kiểm tra biện pháp thi công của nhà thầu thi công xây dựng công trình;

- Kiểm tra và giám sát thường xuyên có hệ thống quá trình nhà thầu thi công xây dựng công trình triển khai các công việc tại hiện trường. Kết quả kiểm tra đều phải ghi nhật ký giám sát của chủ đầu tư  hoặc biên bản kiểm tra theo quy định;

- Xác nhận bản vẽ hoàn công;

- Tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng theo quy định tại Điều 23 của NĐ 209;

- Tập hợp, kiểm tra tài liệu phục vụ nghiệm thu công việc xây dựng, bộ phận công trình, giai đoạn thi công xây dựng, nghiệm thu thiết bị, nghiệm thu hoàn thành từng hạng mục công trình xây dựng và hoàn thành công trình xây dựng;

- Phát hiện sai sót, bất hợp lý về thiết kế để điều chỉnh hoặc yêu cầu nhà thầu thiết kế điều chỉnh;

- Tổ chức kiểm định lại chất lượng bộ phận công trình, hạng mục công trình và công trình xây dựng khi có nghi ngờ về chất lượng;

- Chủ trì, phối hợp với các bên liên quan giải quyết những vướng mắc, phát sinh trong thi công xây dựng công trình.

2. Nội dung giám sát chất lượng thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư đối với hình thức tổng thầu:

a) Trường hợp thực hiện hình thức tổng thầu thi công xây dựng và tổng thầu thiết kế, cung ứng vật tư thiết bị, thi công xây dựng công trình (EPC):

- Thực hiện các công việc quy định tại điểm a, điểm b và điểm c khoản 1 Điều này đối với tổng thầu và với các nhà thầu phụ;

- Thực hiện kiểm tra và giám sát theo điểm d khoản 1 Điều này đối với tổng thầu xây dựng;

- Tham gia cùng tổng thầu kiểm tra và giám sát thi công xây dựng của các nhà thầu phụ.

b) Trường hợp thực hiện hình thức tổng thầu chìa khóa trao tay:

- Chủ đầu tư phê duyệt tiến độ thi công xây dựng công trình và thời điểm nghiệm thu hoàn thành công trình xây dựng;

- Trước khi nghiệm thu hoàn thành công trình, chủ đầu tư tiếp nhận tài liệu và kiểm định chất lượng công trình xây dựng nếu thấy cần thiết làm căn cứ để nghiệm thu.

3. Chủ đầu tư phải thông báo quyết định về nhiệm vụ, quyền hạn của người giám sát thi công xây dựng công trình cho nhà thầu thi công xây dựng công trình và nhà thầu thiết kế xây dựng công trình biết để phối hợp thực hiện.  

4. Chủ đầu tư chịu trách nhiệm bồi thường do vi phạm hợp đồng cho nhà thầu thi công xây dựng công trình; chịu trách nhiệm trước pháp luật khi nghiệm thu không bảo đảm chất lượng làm sai lệch kết quả nghiệm thu, nghiệm thu khối lượng không đúng, sai thiết kế và các hành vi vi phạm khác. Khi phát hiện các sai phạm về chất lượng công trình xây dựng của nhà thầu thi công xây dựng công trình thì phải buộc nhà thầu dừng thi công và yêu cầu khắc phục hậu quả.

5. Nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình của  chủ  đầu tư phải  bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng; chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư khi nghiệm thu không bảo đảm chất lượng theo tiêu chuẩn và chỉ dẫn kỹ thuật được áp dụng, sai thiết kế và các hành vi khác gây ra thiệt hại.

3.      Nghiệm thu công trình xây dựng

3.1 Tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng  

1. Nhà thầu thi công xây dựng phải tự tổ chức nghiệm thu các công việc xây dựng, đặc biệt các công việc, bộ phận bị che khuất; bộ phận công trình; các hạng mục công trình và công trình, trước khi yêu cầu chủ đầu tư nghiệm thu. Đối với những công việc xây dựng đã được nghiệm thu nhưng chưa thi công ngay thì trước khi thi công xây dựng phải nghiệm thu lại. Đối với công việc, giai đoạn thi công xây dựng sau khi nghiệm thu được chuyển nhà thầu khác thực hiện tiếp thì phải được nhà thầu đó xác nhận, nghiệm thu.

2. Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng kịp thời sau khi có phiếu yêu cầu nghiệm thu của nhà thầu thi công xây dựng. Nghiệm thu công trình xây dựng được phân thành:

a) Nghiệm thu từng công việc xây dựng trong quá trình thi công xây dựng;

b) Nghiệm thu bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng;

c) Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng để đưa vào sử dụng.

3. Các hạng mục công trình xây dựng hoàn thành và công trình xây dựng hoàn thành chỉ được phép đưa vào sử dụng sau khi được chủ đầu tư nghiệm thu.

4. Khi chủ đầu tư, nhà thầu là người nước ngoài thì các biên bản nghiệm thu, bản vẽ hoàn công bộ phận công trình và công trình xây dựng được thể hiện bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài do chủ đầu tư lựa chọn.

3.2 Nghiệm thu công việc xây dựng

1. Căn cứ nghiệm thu công việc xây dựng:

a) Phiếu yêu cầu nghiệm thu của nhà thầu thi công xây dựng;

b) Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công được chủ đầu tư phê duyệt và những thay đổi thiết kế đã được chấp thuận;

c) Quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng;

d) Tài liệu chỉ dẫn kỹ thuật kèm theo hợp đồng xây dựng;

đ) Các kết quả kiểm tra, thí nghiệm chất lượng vật liệu, thiết bị được thực hiện trong quá trình xây dựng;

e) Nhật ký thi công, nhật ký giám sát của chủ đầu tư và các văn bản khác có liên quan đến đối tượng nghiệm thu;

g) Biên bản nghiệm thu nội bộ công việc xây dựng của nhà thầu thi công xây dựng.

2. Nội dung và trình tự  nghiệm thu:     

a) Kiểm tra đối tượng nghiệm thu tại hiện trường: công việc xây dựng, thiết bị lắp đặt tĩnh tại hiện trường;

b) Kiểm tra các kết quả thử nghiệm, đo lường mà nhà thầu thi công xây dựng phải thực hiện để xác định chất lượng và khối lượng của vật liệu, cấu kiện xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình;

c) Đánh giá sự phù hợp của công việc xây dựng và việc lắp đặt thiết bị so với thiết kế, tiêu chuẩn xây dựng và tài liệu chỉ dẫn kỹ thuật;

d) Nghiệm thu cho phép thực hiện công việc tiếp theo. Kết quả nghiệm thu phần xây dựng được lập thành biên bản theo mẫu quy định tại Phụ lục 4a và Phụ lục 4b của NĐ 209. Những người trực tiếp nghiệm thu phải ký tên và ghi rõ họ tên trong biên bản nghiệm thu.

3. Thành phần trực tiếp nghiệm thu:

a) Người giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư hoặc người giám sát thi công xây dựng công trình của tổng thầu đối với hình thức hợp đồng tổng thầu;

b) Người phụ trách kỹ thuật thi công trực tiếp của nhà thầu thi công xây dựng công trình.

Trong trường hợp hợp đồng tổng thầu, người giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư tham dự để kiểm tra công tác nghiệm thu công việc của tổng thầu đối với nhà thầu phụ.

4. Trường hợp công việc không được nghiệm thu do lỗi của nhà thầu thi công xây dựng thì nhà thầu phải khắc phục hậu quả và chịu mọi chi phí kể cả chi phí kiểm định phúc tra. Trường hợp công việc không được nghiệm thu do lỗi của chủ đầu tư thì chủ đầu tư phải có trách nhiệm khắc phục hậu quả và đền bù phí tổn cho nhà thầu thi công xây dựng công trình.

3.3 Nghiệm thu bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn  thi công xây dựng

1. Căn cứ nghiệm thu bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng:

a) Các tài liệu quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e khoản 1 Điều 24 của NĐ 209 và các kết quả thí nghiệm khác;

b) Biên bản nghiệm thu các công việc thuộc bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng được nghiệm thu;

c) Bản vẽ hoàn công bộ phận công trình xây dựng;

d) Biên bản nghiệm thu bộ phận công trình xây dựng và giai đoạn thi công xây dựng hoàn thành của nội bộ nhà thầu thi công xây dựng;

đ) Công tác chuẩn bị các công việc để triển khai giai đoạn thi công xây dựng tiếp theo.

2. Nội dung và trình tự nghiệm thu:

a) Kiểm tra đối tượng nghiệm thu tại hiện trường: bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng, chạy thử đơn động và liên động không tải;

b) Kiểm tra các kết quả thử nghiệm, đo lường do nhà thầu thi công xây dựng đã thực hiện;

c) Kiểm tra bản vẽ hoàn công bộ phận công trình xây dựng;

d) Kết luận về sự phù hợp với tiêu chuẩn và thiết kế xây dựng công trình được phê duyệt; cho phép chuyển giai đoạn thi công xây dựng. Kết quả nghiệm thu được lập thành biên bản theo mẫu quy định tại Phụ lục 5a, 5b và 5c của NĐ 209.

3. Thành phần trực tiếp nghiệm thu:

a) Người phụ trách bộ phận giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư hoặc người phụ trách bộ phận giám sát thi công xây dựng công trình của tổng thầu trong trường hợp nghiệm thu bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng do nhà thầu phụ thực hiện;

b) Người phụ trách thi công trực tiếp của nhà thầu thi công xây dựng công trình;

Trong trường hợp hợp đồng tổng thầu, người phụ trách bộ phận giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư tham dự để kiểm tra công tác  nghiệm thu của tổng thầu đối với các nhà thầu phụ.

3.4 Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình xây dựng, công trình xây dựng đưa vào sử dụng

1. Căn cứ nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình xây dựng và công trình xây dựng đưa vào sử dụng:

a) Các tài liệu quy định tại các điểm a, b, c, d, e khoản 1 Điều 24 của Nghị định  này;

b) Biên bản nghiệm thu bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng;

c) Kết quả thí nghiệm, hiệu chỉnh, vận hành liên động có tải hệ thống thiết bị công nghệ;

d) Bản vẽ hoàn công công trình xây dựng;

đ) Biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình xây dựng, công trình xây dựng của nội bộ nhà thầu thi công xây dựng;

e) Văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về phòng chống cháy, nổ; an toàn môi trường; an toàn vận hành theo quy định.

2. Nội dung và trình tự nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình xây dựng, công trình xây dựng:

a) Kiểm tra hiện trường;

b) Kiểm tra bản vẽ hoàn công công trình xây dựng;

c) Kiểm tra kết quả thử nghiệm, vận hành thử đồng bộ hệ thống máy móc thiết bị công nghệ;

d) Kiểm tra các văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về phòng chống cháy, nổ, an toàn môi trường, an toàn vận hành;

đ) Kiểm tra quy trình vận hành và quy trình bảo trì công trình xây dựng;       

e) Chấp thuận nghiệm thu để đưa công trình xây dựng vào khai thác sử dụng. Biên bản nghiệm thu được lập theo mẫu quy định tại Phụ lục 6 và Phụ lục 7 của NĐ 209.

3. Thành phần trực tiếp nghiệm thu gồm:

a) Phía chủ đầu tư:

- Người đại diện theo pháp luật và người phụ trách bộ phận giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư;

- Người đại diện theo pháp luật và người phụ trách bộ phận giám sát thi công xây dựng công trình của nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình.

b) Phía nhà thầu thi công xây dựng công trình:

- Người đại diện theo pháp luật;

- Người phụ trách thi công trực tiếp.

c) Phía nhà thầu thiết kế xây dựng công trình tham gia nghiệm thu theo yêu cầu của chủ đầu tư xây dựng công trình:

- Người đại diện theo pháp luật;

- Chủ nhiệm thiết kế.

3.5 Bản vẽ hoàn công

1. Bản vẽ hoàn công là bản vẽ bộ phận công trình, công trình xây dựng hoàn thành, trong đó thể hiện kích thước thực tế so với kích thước thiết kế, được lập trên cơ sở bản vẽ thiết kế thi công đã được phê duyệt. Mọi sửa đổi so với thiết kế được duyệt phải được thể hiện trên bản vẽ hoàn công.

Trong trường hợp các kích thước, thông số thực tế thi công của bộ phận công trình xây dựng, công trình xây dựng đúng với các kích thước, thông số của thiết kế bản vẽ thi công thì bản vẽ thiết kế đó là bản vẽ hoàn công.

2. Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm lập bản vẽ hoàn công bộ phận công trình xây dựng và công trình xây dựng. Trong bản vẽ hoàn công phải ghi rõ họ tên, chữ ký của người lập bản vẽ hoàn công. Người đại diện theo pháp luật của nhà thầu thi công xây dựng phải ký tên và đóng dấu. Bản vẽ hoàn công là cơ sở để thực hiện bảo hành và bảo trì.

3. Bản vẽ hoàn công được người giám sát thi công xây dựng của chủ đầu tư ký tên xác nhận.

3.6 Kiểm tra và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng

1. Đối với các công trình xây dựng khi xảy ra sự cố có thể gây thảm họa phải được kiểm tra và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng nhằm đảm bảo an toàn trước khi đưa công trình vào khai thác sử dụng, bao gồm:

a) Các công trình xây dựng công cộng tập trung đông người như nhà hát, rạp chiếu bóng, rạp xiếc, trường học, sân vận động, nhà thi đấu, siêu thị và các công trình xây dựng có chức năng tương tự;

b) Nhà chung cư, nhà làm việc, khách sạn nhiều tầng;

c) Các công trình hóa chất và hóa dầu, công trình kho chứa dầu, khí;

d) Các công trình đê, đập, cầu, hầm lớn.

2. Các công trình quan trọng theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ phải kiểm tra và chứng nhận chất lượng.

3. Khuyến khích thực hiện kiểm tra và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng đối với các công trình xây dựng không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

4. Bộ Xây dựng hướng dẫn hoạt động kiểm tra và chứng nhận sự phù hợp về  chất lượng đối với công trình xây dựng.

 

4.      Các căn cứ pháp lý, quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy phạm áp dụng.

4.1 Các căn cứ pháp lý:

Trong các hoạt động giám sát xây dựng tại dự án, TVQL&GS sẽ chịu sự điều chỉnh pháp luật của một số các văn bản pháp luật chủ yếu sau:

Luật:  Hiện có hơn 70 văn bản về luật Xây dựng.

 + Số 16/2003/QH11 về Xây dựng.

 + Số 13/2003/QH11 về Quản lý và sử dụng đất đai.

 + Số 48/2005/QH11 về Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

 + Số 68/2006/QH11 về Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật……

Nghị định (Mỗi năm trung bình có 200 Nghị định)

-Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 7/02/2005 về Quản lý dự án ĐTXD

-Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 16/2005/NĐ-CP  về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình

-Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 về Quản lý CL CTXD và Nghị định số 49/2008 sửa đổi về phân cấp, phân loại công trình cũng như thay đổi thành phần tham gia nghiệm thu và nội dung các biên bản nghiệm thu

- Nghị định số 49/2008/NĐ-CP sửa đổi, bổ xung cho nghị định 209/NĐ-CP về phân cấp, phân loại công trình và sửa đổi thành phần, nội dung trong các biên bản nghiệm thu.

-Quyết định số 09/2005/QĐ-BXD của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về “Quy chế áp dụng tiêu chuẩn XD nước ngoài trong hoạt động XD ở VN”

- Thông tư số 08/2005/TT-BXD ngày 06 tháng 5 năm 2005 hướng dẫn một số nội dung về lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình và xử lý chuyển tiếp thực hiện nghị định số 16/2005/NĐ-CP

-Thông tư số 12/2005/TT-BXD ngày 15/07/2005 về quản lý CL CTXD và điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân trong hoạt động xây dựng

-Thông tư số 02/2005/TT-BXD ngày 25/02/2005 về Hướng dẫn hợp đồng trong hoạt động xây dựng

- Thông tư số 16/2008TT-BXD hướng dẫn quản lý và kiểm tra chất lượng công trình.

4.2 Các quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy phạm áp dụng:

Công trình phải được thiết kế, thi công và giám sát thi công theo các Tiêu chuẩn và Quy phạm của Việt Nam. Những tài liệu có lien quan trực tiếp nhất nêu trong Phụ lục A. Trong trường hợp không tồn tại tiêu chuẩn Việt Nam nào thì Công trình sẽ phải đáp ứng các Tiêu chuẩn hoặc Quy phạm tương ứng của Anh, Mỹ, Úc hoặc Đức.

Nếu trong hợp đồng có quy định cụ thể về những tiêu chuẩn và quy phạm mà các chủng loại hang hóa và vật tư, vật liệu được cung cấp, công việc thực hiện và thí nghiệm phải tuân thủ thì sẽ áp dụng ăn bản hiện hành mới nhất của tiêu chuẩn và quy phạm đó. Trong trường hợp các tiêu chuẩn và quy phạm đó mang tính quốc gia , hoặc có liên quan đến một quốc gia hoặc một khu vực cụ thể, những tiêu chuẩn và quy phạm đảm bảo chất lượng ngang bằng hoặc cao hơn sẽ được chấp nhận và phải xem xét, thẩm tra trước và đồng ý bằng văn bản của Giám đốc Dự án. Những khác biệt giữa các tiêu chuẩn quy định trong Hợp đồng đã ký và những quy định được đề xuất thay thế phải được Nhà thầu trình nộp chi tiết bằng văn bản đến Giám đốc Dự án ít nhất 28 ngày trước ngày mà Nhà thầu mong muốn Giám đốc Dự án chấp thuận. Trường hợp Giám đốc Dự án xác định rằng các đề xuất thay thế là không đảm bảo chất lượng ngang bằng hoặc cao hơn , Nhà thầu sẽ phải tuân thủ theo theo các tiêu chuẩn được quy định trong hồ sơ Hợp đồng.

Danh mục các quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy phạm áp dụng:

Quy phạm.

Nhà thầu tuân thủ theo tất cả các Quy phạm hiện hành của nhà nước Việt Nam và các quy phạm tạm thời có liên quan.

Tiêu chuẩn thiết kế và thi công.

 Những qui định chung:

TCVN-5637:1991

Quản lý chất lượng xây lắp công trình xây dựng. Nguyên tắc cơ bản

TCVN-5640:1991

Bàn giao lắp công trình xây dựng. Nguyên tắc cơ bản

TCVN-5638: 1991

Đánh giá chất lượng công tác xây lắp

Về khảo sát.

TCVN 3972:1985

Công tác trắc địa trong xây dựng

TCVN 4491:1987

Khảo sát cho xây dựng. Nguyên tắc cơ bản.

Thiết kế:

TCVN 2737:1995

Tải trọng và tác động. Tiêu chuẩn thiết kế.

TCVN 4491: 1987

Kết cấu gạch đá và gạch đá cốt thép. Tiêu chuẩn thiết kế.

TCVN 356:2005 

Kết cấu bê tông cốt thép. Tiêu chuẩn thiết kế.

TCVN 5575:1991

Kết cấu thép. Tiêu chuẩn thiết kế

TCXD 205  :1998

Móng cọc, tiêu chuẩn thiết kế

TCXD 189  :1996

Tiêu chuẩn thiết kế móng cọc tiết diện nhỏ

TCVN 4054:1985

Đường quốc lộ. Tiêu chuẩn thiết kế.

TCXD     45:1978

Nền nhà và công trình. Tiêu chuẩn thiết kế.

TCVN 5573:1991

Kết cấu gạch đá cốt thép. Tiêu chuẩn thiết kế

Về thi công

Mạng lưới đường ống.

BS 534, ASTM-A53, ASTM-A126-99E1

Ống thép đúc, bên ngoài phủ bitum, bên trong quét sơn chống rỉ

TCVN 4491, 1987; ASTM-A126-99E1 ASTM-A252-98

Bích thép rỗng, côn thép, cút thép, tê thép hàn, ống thép đen

ISO 9001 BS 4360: 1979

Mối nối mềm

ISO 9001 BS 4360: 1979

Van 1 chiều cánh lật

ISO 4422:1996(TCVN 6151:2002); ISO 4452-2:2009

Ống và phụ kiện nhựa uPVC

TCVN 7305-2:2008, ISO 4427-2:2007

Ống và phụ kiện nhựa HDPE,Mối nối mềm đệm bằng cao su đàn hồi EFDM, vỏ bọc Polyme chống ăn mòn

BS 4504 phần .1 và 3.2

Bích cho ống và vật tư, phụ kiện

BS 4865 phần 1 BS 2494(W)

Gioăng cho ống nối mặt bích

BS 5163:1986, BS 1452, BS 1452, BS 2874, TC-EN1171, DIN3352

Van cổng

TC EN558-1, BS 5155

Van bướm

ISO 9001: BS 1452, BS 2789, BS 4360:1979

Van xả khí

 

BS 5159

Van bi

BS5728-1979/IEC 529; EEC 75/33

Đồng hồ đo nước cơ theo tiêu chuẩn

BS 8010

Phương pháp thực hành về các đường ống

BS 1377

Phương pháp kiểm tra cho các loại đất cho các mục đích kỹ thuật xây dựng dân dụng

Tất cả các sản phẩm trên nhà sản xuất phải có chứng chỉ ISO 9001:2000 cho hệ thống quản lý chất lượng

Công tác đất:

TCVN-4447:1987

Công tác đất, qui phạm thi công và nghiệm thu

TCXD-79: 1980

Thi công và nghiệm thu các công tác nền móng.

14-TCN-2-85

Công trình bằng đất - Qui trình thi   công bằng biện pháp đầm    nén nhẹ

QPTL. 1 .72

Qui phạm kỹ thuật đắp đê bằng phương pháp đầm nén.

QPTL.D1.74

Qui phạm qui tắc thi công và nghiệm thu các công việc tiêu nước mặt  và hạ nước ngầm bằng nhân tạo.

Bê tông

TCVNXD 356:2005                   

Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép – tiêu chuẩn thiết kế

TCVN 4453: 1995                     

Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối – Quy phạm thi công và nghiệm thu

TCVNXD 305:2004

Bê tông khối lớn  – Quy phạm thi công và nghiệm thu

TCVNXD 390:2007

Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép lắp ghép – Quy phạm thi công và nghiệm thu

TCVNXD 267:2002

Lưới thép hàn dùng trong kết cấu Bê tông cốt thép – Tiêu chuẩn thiết kế thi công lắp đặt và nghiệm thu

TCVNXD 391:2007

Bê tông nặng – Yêu cầu dưỡng ẩm tự nhiên

14-TCN 48-86

Qui phạm thi công bê tông trong mùa nóng - khô

Với những vật liệu như xi măng, sắt thép….Nhà xản xuất phải có chứng chỉ ISO 9001-2000 cho hệ thống quản lý chất lượng.

 

Xây – lát

TCVN 4085: 1985

Kết cấu gạch đá. Qui phạm thi công và nghiệm thu.

TCVN 4459: 1987

Hướng dẫn pha trộn và sử dụng vữa trong xây dựng

14-TCN12-85, QPTL.2.71

Qui phạm xây lát gạch trong các công trình thuỷ lợi.

14-TCN12-85, QPTL.2.66

Qui phạm xây lát đá trong các công trình thuỷ lợi

Vật liệu xây dựng

TCXD 65:1998

Qui định sử dụng hợp lý xi măng trong xây dựng.

14-TCN-F1-76

Tiêu chuẩn kỹ thuật bê tông thuỷ công và các vật liệu làm bê tông

TCVN 2682: 1992

Xi măng Poóclăng

TCVN 4033: 1993

Xi măng Poóclăng puzơlan. Yêu cầu kỹ thuật

TCVN 6067: 1995                   

Xi măng Poóclăng bền sun phát. Yêu cầu kỹ thuật

TCVN 6069: 1995                   

Xi măng Poóclăng ít toả nhiệt. Yêu cầu kỹ thuật

TCVN 6260, 1997                   

Xi măng Poóclăng hỗn hợp. Yêu cầu kỳ thuật.

TCVN 1770, 1986                   

Cát xây dựng. Yêu cầu kỹ thuật

TCVN 1771, 1987                   

Đá dăm, sỏi và năm dùng trong xây dựng. Yêu cầu kỹ  thuật

TCVN 4506, 1987                   

Nước cho bê tông và vữa. Yêu cầu kỹ thuật

14-TCN-66-88                         

Xi măng dùng cho bê tông thuỷ công. Yêu cầu kỹ thuật

14-TCN-70-80                       

Đá dăm và sỏi dăm dùng trong bê tông thuỷ công. Yêu cầu kỹ thuật.

14-TCN-72-88                         

Nước dùng cho bê tông thuỷ công. Yêu cầu kỹ thuật.

14-TCN-68-88 

Cát dùng cho bê tông thuỷ công. Yêu cầu kỹ thuật.

TCXD 173, 1989                     

Phụ gia dẻo KDT2 cho vữa bê tông xây dựng

14-TCN-114-2001

Xi măng và phụ gia trong xây dựng thuỷ lợi. Hướng dẫn sử dụng

14-TCN-103, 1999                  

Phụ gia cho bê tông và vữa. Định nghĩa và phân loại.

14-TCN-104, 1999                  

Phụ gia hoá học cho bê tông và vữa. Phân loại và yêu cầu kỹ thuật

14-TCN-105, 1999                  

Phụ gia khoáng hoạt tính nghiền mịn cho bê tông và vữa. Phân loại và yêu cầu kỹ thuật.

14-TCN- 106, 1999                 

Phụ gia chống thấm cho bê tông và vữa. Phân loại và yêu cầu kỹ thuật.

TCXDVN 327 : 2004

Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép - Yêu cầu bảo vệ chống ăn mòn trong môi trường biển.

 

Thép:

TCVN 1651, 1985

Thép cốt bê tông cán nóng.

TCVN 5709, 1993                      

Thép cốt bê tông cán nóng. Yêu cầu kỹ thuật

TCVN 6285, 1997                       

Thép cốt bê tông. Thép thanh vằn

TCXD 227,   1999                      

Cốt thép trong bê tông. Hàn hồ quang

Tất cả các sản phẩm trên Nhà xản xuất phải có chứng chỉ ISO 9001-2000 cho hệ thống quản lý chất lượng.

Vải địa kỹ thuật

14-TCN-90, 1995                        

Công trình thuỷ lợi. Qui trình thi công và nghiệm thu khớp nối          biến dạng.

14-TCN- 110, 1996 

Chỉ dẫn thiết kế và sử dụng vải địa kỹ thuật để lọc trong công trình thuỷ lợi."Qui định về dịch vụ và sản phẩm Maccaferri, Việt Nam, tháng 8 năm 1996.

14-TCN-91, 1996  

Vải địa kỹ thuật. Yêu cầu chung về lấy mẫu, thử mẫu và xử lý thống kê

14-TCN-92, 1 996

Vải địa kỹ thuật. Phương pháp xác định độ dày tiêu chuẩn

Thi công cọc bê tông cốt thép

QPXD-26-65

Quy phạm thi công nghiệm thu công tác đóng cọc

TCXDVN 190,1996

Móng cọc tiết diện nhỏ. Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu

TCXD 88,1992 

Cọc. Phương pháp thí nghiệm hiện trường.

Cơ khí - kết cấu thép

QPTL-E-3-80

Qui phạm chế tạo và lắp ráp thiết bị cơ khí, kết cấu thép của công trình thuỷ lợi.

TCVN 5575,1991

Kết cấu thép, tiêu chuẩn thiết kế

32-TCN-F.6.74

Cửa van phẳng. Yêu cầu kỹ thuật

32-TCN-P.7.74

Hèm van và các bộ phận đặt sẵn của các cửa van phẳng trong                          công trình thuỷ công.

14-TCN-30-85 và 32-TCN.F.4.74

Công trình thuỷ công. Dung sai cho phép khi lắp ráp dầm thép và đường ray cầu trục lăn của  nhà máy thuỷ điện, trạm bơm

QPTL.E. 1 .74

Qui phạm quản lý công nghệ gia công và công nghệ tháo lắp cơ   khí.

14-TCN-79-89

Sơn bảo vệ kết cấu cơ khí và thiết bị của công trình thuỷ công

Thiết bị

TCVN 5639, 1991

Nghiệm thu thiết bị đã lắp đặt xong. Nguyên tắc cơ bản.

BS 5750;JIS 

Máy bơm (máy bơm nước sạch, máy bơm rửa lọc, máy bơm định  lượng và máy bơm bùn)

IEC/EN61800-5-1; IEC/EN61800-3

Biến tần

Tất cả các sản phẩm trên Nhà sản suất phải có chứng chỉ ISO 9001:2000 cho hệ thống quản lý chất lượng.

Điện.

11TCN 18,19,20,21:2006

Quy phạm trang bị điện.

TCXD 46:2007

Chống sét cho các công trình xây dựng

TCXDVN 263-2002

Lắp đặt cáp điện cho các công trình công nghiệp

IEC-529

Tiêu chuẩn quốc tế về cấp độ bảo vệ cho các tủ điện(IEC)

TCVN 5935-1995/IEC 60502

Cáp điện lực hạ thế

TCVN 5928-1995/IEC 502

Cáp điện trung thế

TCVN 5928-1995/IEC 185

Biến dòng điện hạ thế

Tất cả các sản phẩm trên Nhà sản suất phải có chứng chỉ ISO 9001:2000 cho hệ thống quản lý chất lượng

Cấp nước.

TCVN 5295,1995

Chất lượng nước. Yêu cầu chung về bảo vệ mặt nước khỏi bị nhiễm bẩn do dầu vẩn phẩm phụ của dầu.

TCVN 5524,1995

Chất lượng nước. Yêu cầu chung về bảo vệ mặt nước

TCVN 33,2006

Cấp nước–mạng lưới đường ống công trình-Tiêu chuẩn thiết kế

Nghiệm thu các công tác thi công.

NĐ 209/2004 các điều từ 23 tới 27

Tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng

TCVNXD 371:2006

Nghiệm thu chất lượng thi công công trình xây dựng

Môi trường, an toàn, hoàn thiện

TCVN 2289, 1978

Quá trình sản xuất. Yêu cầu chung về an toàn

TCVN 2290, 1978

Thiết bị sản xuất. Yêu cầu chung về an toàn

TCVN 2292, 1978

Công việc sơn. Yêu cầu chung về an toàn

TCVN 2293, 1978

Gia công gỗ. Yêu cầu chung về an toàn

TCVN 4068, 1985

An toàn điện trong xây dựng. Yêu eầụ chung

TCVN 3146, 1986

Công việc hàn điện. Yêu cầu chung về an toàn

TCVN 3255, 1986

An toàn nổ. Yêu cầu chung

TCVN 4424, 1986 

Qui phạm kỹ thuật an toàn thiết bị nâng

TCVN 443 1,1987                            

Lan can an toàn. Điều kiện kỹ thuật

TCVN 3254, 1989

An toàn cháy. Yêu cầu chung.

TCVN 5308, 1991

Qui phạm kỹ thuật an toàn trong xây dựng

TCVN 5863, 1995

Thiết bị nâng. Yêu cầu an toàn trong lắp đặt và sử dụng

TCVN 5295, 1995

Chất lượng nước. Yêu cầu chung vệ bảo vệ nước mặt khỏi bị nhiễm bẩn do dầu và sản phẩm dầu

TCVN 5524, 1995       

Chất lượng nước. Yêu cầu chung về bảo vệ nước mặt.

QPTL-1 -71 

Qui phạm bảo quản và sử dụng máy móc và dụng cụ đo đạc

Các thiết bị vệ sinh

Tất cả các sản phẩm vệ sinh Nhà sản xuất phải có chứng chỉ ISO 9001;2000 cho hệ thống quản lý chất lượng

4.3 Các biểu mẫu biên bản

Các biểu mẫu biên bản được lập theo Nghị định 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 về Quản lý CL CTXD và Nghị định số 49/2008 sửa đổi về phân cấp, phân loại công trình cũng như thay đổi thành phần tham gia nghiệm thu và nội dung các biên bản nghiệm thu; Tiêu chuẩn 371:2006 về nghiệm thu chất lượng công trình xây dựng.

Các biểu mẫu biên bản này được kê trong phụ lục 1 “Mẫu biên bản nghiệm thu”

4.4 Các kết quả giao nộp chính thức:

(1) Nhật ký công trình, các biên bản nghiệm thu, biên bản xử lý hiện trường, biên bản họp kỹ thuật, bản vẽ hoàn công.

(2) Các chứng từ thanh toán, quyết toán tài chính

(3) Các báo cáo định kỳ lên Chủ dự án và Ngân hàng.

Tóm tắt các báo cáo, văn bản cần thực hiện và đệ trình.

 

Báo cáo, văn bản

Thời hạn đệ trình

Đối tượng đệ trình

Các biểu mẫu về biên bản họp, biên bản nghiệm thu, nhật ký công trình

Ngay sau khi hợp đồng tư vấn có hiệu lực

Chủ Dự án

Tiến độ công việc

Ngay sau khi hợp đồng tư vấn có hiệu lực

Chủ Dự án

Danh sách tư vấn Quản lý và giám sát

Ngay sau khi hợp đồng tư vấn có hiệu lực

Chủ Dự án

Đề cương giám sát chất lượng

Ngay sau khi hợp đồng tư vấn có hiệu lực

Chủ Dự án

Đề xuất điểm dừng kỹ thuật và tiến độ giải ngân

 

 

Báo cáo hàng tháng

Hàng tháng

Chủ Dự án

Báo cáo xem xét thiết kế của nhà thầu

Trong vòng 7 ngày sau khi nhận được hồ sơ thiết kế của nhà thầu

Chủ Dự án

 

Báo cáo 3 tháng

Định kỳ 3 tháng

Chủ Dự án

IDA

Báo cáo hoàn thành thực thi dự án

Sau khi công tác thực hiện dự án hoàn thành

Chủ Dự án

IDA

Báo cáo đột xuất, các báo cáo nhanh sự cố công trình

Khi có yêu cầu của chủ đầu tư hoặc IDA, khi xảy ra các yếu tố bât thường

Chủ Dự án

IDA

Các chứng từ thanh toán theo đợt và quyết toán công trình

 

Chủ Dự án

 

Báo cáo, văn bản

Thời hạn đệ trình

Đối tượng đệ trình

Biên bản nghiệm thu công việc xây dựng

Sau mỗi công việc xây dựng hoàn thành

Chủ Dự án

Biên bản nghiệm thu hoàn thành giai đoạn thi công xây dựng

Sau mỗi giai đoạn xây dựng hoàn thành

Chủ Dự án

 

Biên bản nghiệm thu công tác lắp đặt tĩnh thiết bị

Sau mỗi công tác lắp đặt thiết bị hoàn thành

Chủ Dự án

Biên bản nghiệm thu công tác chạy thử đơn động không tải

Sau mỗi công tác lắp đặt thiết bị hoàn thành

Chủ Dự án

Biên bản nghiệm thu công tác chạy thử liên động có tải

Sau khi toàn bộ công tác lắp đặt thiết bị hoàn thành

Chủ Dự án

 

Biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình hoặc công trình để đưa vào sử dụng

Sau khi toàn bộ công tác xây lắp và lắp đặt thiết bị hoàn thành

Chủ Dự án

 

 

IV.      KẾT LUẬN

Căn cứ trên hợp đồng giữa Chủ đầu tư với Nhà thầu, Chủ đầu tư với Tư vấn Quản lý hợp đồng và giám sát. Đề cương Tư vấn Quản lý hợp đồng - giám sát và Quy trình quản lý chất lượng được lập ra với mục tiêu kiểm soát được chất lượng, khối lượng, tiến độ với tính chính xác cao nhất. Đề cương sẽ là căn cứ để bất cứ bên nào của hợp đồng cũng có thể xem xét, tiên liệu/ dự trù trước các bước phối hợp với Tư vấn QLHĐ&GS. Trong quá trình thực thi, nếu bất cứ bên nào có ý kiến gì thay đổi sẽ phải trao đổi với các bên còn lại bằng văn bản, văn bản đó cũng được coi là một phần của Để cương giám sát. Đề cương Tư vấn giám sát có hiệu lực kể từ khi Chủ đầu tư chấp thuận

 

 

 

 

Công ty SAMAN – TIDENCO - IDC

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC 1

 

CÁC BIỂU MẪU BIÊN BẢN

 

 

 

PHỤ LỤC 2

 

BIỂU MẪU GHI NHẬT KÝ THI CÔNG CÔNG TRÌNH